Bất Hủ Đế Hoàng

Chương 169: Thiện Quốc Đại Điển

Chương 169: Thiện Quốc Đại Điển

=== oOo ===


Đem một đống thương nhân này ném cho Bộ Công thương, đúng là ý chỉ của Dương Mộc.

Bởi vì, hắn không có thời gian.

Đúng vậy, tính thời gian thì đại điển nhường ngôi đã tới gần.

Khoảng thời gian này, tin tức và tấu chương từ quan phủ các nơi giống như hoa tuyết bay về trên bàn hắn. Hiện giờ triều chính ổn định, chính lệnh phổ biến có thứ tự, đã đến thời điểm nhường ngôi.

Càng thêm tinh chuẩn mà nói, hẳn là thiện quốc đại điển.

Dương Mộc không xác định, thời gian cuối năm ở thế giới này có phải giống như trên trái đất hay không. Thế nhưng xem khí trời thì đều là thời tiết đầu xuân, còn cuối năm và đầu năm thì ở trong dân gian đều là ngày lễ, đồng thời cũng có các hoạt động chúc mừng tương ứng. Có điều tập tục các nơi sẽ có sự khác biệt, nói chung đều nghiêng về một loại hoạt động đó là tế tự.

Kỳ thực, bất kể là thế giới nào cũng đều có một điểm tương đồng, đó là nhân tính.

Sinh hoạt càng khốn khổ lại càng coi trọng việc tế tự, ký thác tinh thần vào nó, ước ao một cuộc sống tốt đẹp.

Năm nay không khí ngày lễ rất nồng đậm, cách cuối năm còn có mấy ngày mà các nơi đã bắt đầu náo nhiệt hẳn lên.

Bởi vì bắt đầu từ năm nay, cuối năm sẽ được gọi là "Đại niên", đầu năm gọi là "Tết nguyên đán", còn có cả một bộ tập tục đầy đủ trong ngày tết, tất cả đều được triều đình và quan phủ tuyên truyền thâm nhập vào lòng người.

Vì thế Công báo đặc biệt ấn chế ra một chuyên mục, miễn phí phân phát cho tất cả bách tính.

Tương truyền, ở thời kỳ thượng cổ Hoa Hạ, thủ lĩnh chư tộc Đại Thuấn đã dẫn dắt quần thần bách quan tế tự thiên địa trong ngày đăng cơ, vì thế đã coi ngày đó là đầu năm, cũng chính là tết nguyên đán.

Đây đương nhiên là do Dương Mộc cố ý tuyên truyền. Kỳ thực cũng chỉ là một ý nghĩa tượng trưng, lịch pháp cổ đại chân chính đã biến động nhiều lần, đầu năm cũng thay đổi liên tục, thế nhưng liên quan tới ngọn nguồn văn hóa đều là chân thực.

Xây dựng một nền văn hóa, biện pháp đơn giản nhất chính là hòa vào cuộc sống dân chúng trong các ngày lễ. Tết nguyên đán chỉ là bước thứ nhất, cũng là bước chuẩn bị cho lễ nhường ngôi. Bối cảnh văn hóa như vậy càng dễ dàng khiến cho người ta tiếp thu, cũng chứa một loại sắc thái thần bí, dân chúng bình thường sẽ cho rằng hai nước nhường ngôi đều là thiên ý.

Văn hóa cần được xây dựng, dân chúng cũng cần giáo hóa.

Tư tưởng của dân chúng như giấy trắng vậy, vì thế hầu như không có bất luận sự chống cự nào với việc tiếp thu loại văn hóa này. Cũng bởi nó là chỉ thị của Hoàng Đế vĩ đại, vì thế không chỉ có hoàn toàn tiếp thu, mà còn chủ động tìm tòi nghiên cứu thêm.

Xem cuối năm là đại niên, đầu năm là tết nguyên đán đã thành trào lưu.

Đương nhiên, văn hóa cũng không phải một sớm một chiều là có thể hình thành. Văn hóa mừng năm mới thâm thúy quảng đại, không thể trong thời gian ngắn đã ra dáng. Thế nhưng cũng coi như đã hơi có mô hình, trước mắt cơ sở để nhường ngôi đã đầy đủ...

...

Thái đỉnh hai năm, mùng 1 tháng giêng, đại điển nhường ngôi đúng hạn mà tới.

Đường phố hai bên Thương thành biển người tấp nập, cách ba trượng đều có hai tên binh sĩ canh gác.

Thanh Long quân phụng chiếu vào thành, từ cửa thành đến cửa cung đều có cấm vệ nghiêm ngặt.

Hoàng Đế Trịnh Quốc Trịnh Khang và Hoàng Đế Thân Quốc Thân Tử Phu người mặc long bào ngồi trên liễn xa, suất lĩnh quần thần bách quan, dưới sự hộ tống của văn võ bá quan tiến vào Thương Thành.

Đội ngũ hai nước hợp lại cùng nhau, có vô số thành viên Hoàng tộc cùng với từng xe từng xe lễ vật xếp thành hàng dài như một đầu trường long, làm cho bách tính Thương Thành đều tranh nhau quan sát và nghị luận.

Từ lúc bắt đầu vào thành, Hoàng Đế hai nước cùng rất nhiều đại thần và con cháu Hoàng tộc đều đi bộ, thái giám hai bên trái phải nâng từng cái mâm che kín vải lụa, bên trong là từng cái ấn tỷ.

Cửa cung mở ra, bách quan Thương Quốc vào triều.

Một tên thái giám tay nâng thánh chỉ, đứng thẳng ở trên cổng thành tuyên chiếu thư.

Tiếp đó, các thần tử còn lại và tùy tùng tất cả đều quỳ gối ở ngoài cung, Hoàng đế hai nước dẫn theo thái giám đi vào hoàng cung.

Dưới sự sắp xếp của Lễ bộ, toàn bộ bầu không khí đều hết sức trang nghiêm nghiêm túc, tất cả văn võ đại thần đang làm lễ ở trong Hướng điện.

Giây lát, lễ nhạc tấu vang, trên lầu truyền đến một tiếng chuông lớn.

Một lão giả mặc quan phục màu đen, nâng một tấm vải lụa, hát vang:

- Cát!

- Cát — —

Quần thần đáp lời.

Dương Mộc ngồi trên long ỷ, mở miệng nói:

- Tuyên quân chủ của hai nước.

- Tuyên, Hoàng Đế Trịnh Quốc Trịnh Khang, Hoàng Đế Thân Quốc Thân Tử Phu vào điện yết kiến ——

- Tuyên, Hoàng Đế Trịnh Quốc Trịnh Khang, Hoàng Đế Thân Quốc Thân Tử Phu vào điện yết kiến ——

- Tuyên, Hoàng Đế Trịnh Quốc Trịnh Khang, Hoàng Đế Thân Quốc Thân Tử Phu vào điện yết kiến ——

...

Tổng cộng là chín tiếng truyền tới ngoài điện, Hoàng Đế hai nước được thái giám dẫn vào Hướng điện.

- Trịnh Khang (Thân Tử Phu) bái kiến Hoàng Đế Thương Quốc. Nguyện bệ hạ xã tắc vĩnh cố, phúc thọ vạn năm — —

Hoàng Đế hai nước đều chắp tay.

Dương Mộc lộ ra nụ cười, giơ tay lên nói:

- Hai vị quân vương, mời đứng lên.

- Bệ hạ thứ tội, ngoại thần không dậy nổi.

- Chuyện gì?

- Khẩn cầu bệ hạ tiếp nhận cương thổ nước ta, bảo hộ vạn dân.

- Hai nước các ngươi, tổ tiên đời đời là quân vương, sao có thể là trò đùa? Trẫm không thể...

- Thiên có thọ, lộc có cuối, hợp thời thuận lòng trời, vừa lúc sát nhập.

- Nhưng, quốc chính là quốc gia của quân thần vạn dân, trẫm không dám nhận.

- Bệ hạ nhân đức, thiên địa phù trợ, thần dân y thuận, xứng nhận quốc này.

- Trời không có điềm báo trước, người dân không mời, trẫm không thể được.

- Thượng cổ thánh hiền có lời, thiên địa rộng lớn, có đức mà ở. Ngoại thần hổ thẹn, người oan không thể nói lý, không thể cấm quan lại xảo quyệt, tuỳ tiện dùng người, tu sửa cung vũ, hỉ nộ quá kém… Nay thuận theo thiên thời, quy phụ Thương Quốc, bách tính an vui, thiên mệnh sở kỳ.

- Cổ nhân nói, thiên cho không lấy, trái chịu tội lỗi. Nếu thiên mệnh ở trẫm, trẫm sao dám chối từ, ổn thỏa lo lắng hết lòng, trên không thẹn trời, dưới không tộ vu dân, thuận trời hợp thời, tư ngươi vâng mệnh.

- Thiện, từ đây quốc sự giao cho bệ hạ, chúng ta khấu tạ.

Hoàng Đế hai nước đứng thẳng, thái giám hai bên nâng lên một quyển chiếu thư, đi ra ngoài điện tuyên.

- Thuận trời hợp thời, Trịnh Hoàng Thiện Quốc chiếu viết: Tổ tông chín đời Trịnh thị từ khi lập quốc tới nay, xã tắc đãng phúc, được tổ tông phù hộ, nguy mà phục tồn. Nhưng ngẩng xem thiên văn, lại nhìn xuống dân tâm, vận số Trịnh Quốc đã hết. Thiên hạ là công, tuyển hiền chọn tài, cổ có hiền quân nhường ngôi, danh truyền thiên cổ. Trẫm ao ước hâm mộ, kim kỳ truy kì điển, thiện quốc ở Thương, y theo ý chỉ.

- Khâm thuận thiên mệnh, Thân Hoàng Thiện Quốc chiếu viết: Thân thị lập quốc đã gần trăm năm, vạn dân cực khổ, là tội của hoàng tộc. Thiên đã tính trước, giúp đỡ tân hoàng, ban cho một người, chi thừa thiên tự, mang theo huấn điển. Hoàng Đế Thương Quốc, công lao mậu ở bách hoàng, đạo chiêu hồ muôn đời, lấy minh phối thượng thiên, ánh sáng như nhật nguyệt. Trẫm tuy bình thường, ám theo đại đạo, ngu muội cũng lấy đó làm gương, không dám quên tiên hiền cao thượng, nay liền Thiện quốc với Thương, thuận theo ý trời.

Tuyên trong hướng điện xong, thái giám lại nâng thánh chỉ đi tới tuyên ở tường thành.

Bốn thỉnh ba từ, lần thứ tư tiếp nhận nhường ngôi, tiếp đó chính là chiếu thư thiện quốc, ngay ở trước mặt văn võ bá quan và bách tính vạn dân chính thức chiếu cáo thiện quốc.

Trong nháy mắt, toàn bộ quy trình đã qua hơn một nửa, tiến vào phân đoạn cuối cùng…


Bạn cần đăng nhập để bình luận