Bất Hủ Đế Hoàng

Chương 471: Suy Tính Về Đại Vận Hà

Chương 471: Suy Tính Về Đại Vận Hà

=== oOo ===


Đào bới hệ thống Đại Vận Hà, là tâm nguyện mà Dương Mộc ngày nhớ đêm mong suốt mấy năm qua.

Trên thực tế, từ sau khi dời đô, hệ thống kênh mương ở Thương Quốc vẫn tiến hành đào bới đâu vào đấy.

Trong những năm gần đây, khắp nơi trên toàn quốc có rất nhiều các con sông bị đào bới chia cắt, đều vì kế hoạch đào bới kênh đào mà được liên kết lại với nhau.

Thế nhưng, công trình tiến triển vẫn khá chậm chạm.

Chủ yếu là bởi vì, công cuộc đào bới kênh đào là một hạng nhiệm vụ vô cùng gian khổ. Ví dụ như thiết kế và đào bới, cộng thêm các hạng thiết bị cần thiết, những thứ này đều cần rất nhiều nhân tài góp sức.

Bồi dưỡng nhân tài cần thời gian, Bộ Giáo dục bỏ ra bốn năm mới bồi dưỡng ra hơn một nghìn nhân viên chuyên nghiệp.

Vì thế, những năm gần đây, thực chất toàn bộ Thương Quốc chỉ xây dựng được một chặng đường kênh đào khá ngắn, chỉ đạt được khoảng một phần tư kế hoạch.

Đương nhiên, so với các quốc gia còn lại, Thương Quốc là nước đi tiên phong phía trước.

Thúc đẩy các nước xây dựng kênh đào, là một kế hoạch hùng vĩ của hắn.

Mọi người đều biết, trong thiên hạ này quốc gia phát triển đường thủy mạnh nhất, chính là Tấn Quốc.

Có thể nói, trong thời kỳ Tấn Quốc mở mang bờ cõi, nhảy lên làm bá chủ, đã tốn nhiều công sức phát triển hệ thống đường thủy.

Nếu như không phải vì Thương Quốc có đường ximăng và mạng lưới giao thông hỗ trợ, chắc chắn sẽ không cách nào hạ thấp vai trò của Tấn Quốc.

Ở thời kỳ cổ đại, có hai loại giao thông đường thủy là đường sông tự nhiên và kênh mương nhân tạo.

Giao thông đường sông tự nhiên giúp nhân loại chuyên chở hàng hóa thuận tiện, vừa tiết kiệm sức lực, lại có hiệu quả kinh tế. Vận chuyển một lượng hàng hóa lớn chỉ cần sức nước là có thể đảm nhiệm được, dựa theo dòng nước chảy về vận tải đến các nơi ven bờ.

Tuy vận tải trên đất bằng không bị hạn chế bởi những dòng sông, có thể tự do di chuyển, nhưng ngoại trừ những mảnh đất bằng phẳng ra, thì vùng núi non gập ghềnh, khắp nơi đều tồn tại khó khăn cho công tác vận tải. Hơn nữa, xét từ trọng lượng vận tải mà nói, xe cộ và thuyền có sự chênh lệch rất lớn, sức lực bỏ ra cũng khác xa nhau. Để so sánh giữa hai loại, thì tất nhiên vận tải đường sông chiếm ưu điểm lớn.

Đương nhiên, giao thông vận tải bằng đường sông tự nhiên cũng có khuyết điểm và chỗ thiếu sót của nó, đó chính là đường sông phải dựa vào nơi địa thế cao để định. Hơn nữa, đường sông còn có vấn đề về dòng chảy cố định, đối với những khu vực cách xa dòng sông thì không được thuận tiện.

Như vậy, hình thành biện pháp dùng nhân công đào bới kênh mương, để bổ sung chỗ không đủ cho những tuyến đường sông tự nhiên.

Căn cứ vào sự hiểu biết của bản thân Dương Mộc, từ thời kỳ Xuân Thu ở Trung Quốc cổ đại, trong thời đại Ngô Vương Phù Sai, vì tiến về tranh bá ở phía bắc Trung Nguyên, đã bắt đầu cho đào bới kênh mương. Trên thực tế, rất nhiều đường sông đời sau đều không phải tự nhiên hình thành, mà là do nhân lực đào bới ra.

Ở Thương Quốc, đào bới kênh mương có thể chia làm ba phương diện để suy tính.

Ở trong chính trị, sau khi kênh mương trở thành tuyến đường giao thông đường thủy chủ đạo, vận tải đường thuỷ mượn Đại Vận Hà để lưu thông nhanh và tiện lợi, vận chuyển lương thực và các loại hàng hóa, trao đổi vận chuyển đến khắp các khu vực trên toàn quốc, trở thành thủ đoạn để điều hoà vật tư và cân bằng xã hội.

Vận tải đường thủy là loại hình cơ sở vật chất gắn bó và không thể thiếu của chính quyền trung ương. Những nơi đóng quân phân bố khắp các nơi, việc phòng ngự và tiến công trên đường biên giới dài, các loại chiến sự chinh phạt bốn phương, cũng có thể dựa vào vận tải đường thuỷ để làm hậu cần vật chất mạnh mẽ.

Về phương diện kinh tế, các khu vực trọng điểm về lương thực ngũ cốc, đa số là những khu vực sản xuất nông nghiệp phát triển, mà dựa vào vận tải đường thủy tiến hành khai phá, ở một ít khu vực cũng có tác dụng xúc tiến phát triển thủy lợi nông nghiệp ở mức độ nhất định. Ngoài ra, vận tải đường thuỷ còn xúc tiến lưu thông thương phẩm hàng hóa.

Trong lịch sử Trung Quốc, vận tải đường thuỷ có ảnh hưởng rõ ràng nhất đối với sự hưng thịch hay suy yếu của thành trấn, đặc biệt là hệ thống kênh mương dọc theo thành trấn. Một mặt, theo hệ thống kênh mương được khai thông và điều kiện vận tải không ngừng cải thiện, một nhóm lớn thành trấn theo đó sẽ phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, vận tải đường thủy theo hệ thông kênh mương ngày càng tấp nập, sẽ mang đến lượng lớn thương phẩm và cơ hội buôn bán, gia tăng sức hấp dẫn đối với các thương nhân và tiểu thương từ các nơi đến tập trung, tuyến đường kênh mương giúp thành trấn phồn vinh cũng trở thành chuyện đương nhiên.

Ví dụ như thời kỳ Minh Thanh, kênh đào dọc tuyến Lâm Thanh, Tể Trữ, Hoài An, Dương Châu,... Tuy rằng không thể nói tất cả là do vận tải đường thuỷ mà trở nên hưng thịnh, nhưng vận tải đường thuỷ lên bắc xuôi nam, thúc đẩy cơ hội giao lưu buôn bán, nhất định là nguyên nhân chủ yếu giúp những thành trấn này trở nên phồn thịnh.

Vận tải đường thủy mang đến cho giao thông tiện lợi và sự lưu động hàng hóa thương phẩm, thành trấn ngày càng hưng thịnh, thúc đẩy sự hình thành mạng lưới thị trường ven bên bờ kênh đào. Sự hưng suy của một thành trấn liên quan mật thiết đến việc hệ thống kênh mương có trôi chảy hay không, vận tải đường thuỷ có bình thường hay không.

Mà ở trong xã hội, vận tải đường thuỷ là thủ đoạn trọng yếu để giữ gìn sự ổn định của một Vương triều và xã hội. Đặc biệt là ở xã hội Trung Quốc cổ đại thời trung hậu kỳ, kẻ thống trị thông qua vận tải đường thủy nhiều lần tiến hành điều khiển và cân bằng xã hội, loại bỏ những nhân tố ảnh hưởng không tốt đến xã hội như thiên tai, biến động về giá cả hàng hóa. Có tác dụng rất lớn trên các phương diện điều tiết thị trường, bình ổn giá hàng và cứu tế nạn dân.

Đương nhiên, đây chỉ là sau khi Đại Vận Hà được xây dựng và lưu thông, phát triển vận tải đường thuỷ có ảnh hưởng lâu dài đối với đất nước.

Từ tình hình hiện tại ở Thương Quốc mà xem xét, công cuộc xây dựng kênh đào còn có một tác dụng vô cùng to lớn, đó chính là thực hành phân phối của cải lần thứ hai.

Vì sao?

Vậy thì cần nói đến tình hình hiện tại ở Thương Quốc.

Mọi người đều biết, kể từ sau khi Dương Mộc lên ngôi, đã cố gắng giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, giảm bớt áp lực cho bách tính Thương Quốc, thậm chí rất nhiều người nghèo khó bần cùng căn bản không cần giao nộp thuế má, mà một mục quan trọng trong đó như lao dịch, tuy rằng về mặt pháp luật vẫn tồn tại, thế nhưng những năm này Thương Quốc đã phổ biến việc lao dịch đều có tiền công.

Cái gì gọi là lao dịch có tiền công?

Đó chính là, nếu như quan phủ có công trình gì đó quan trọng, trước hết để cho dân chúng tự do báo danh, nếu như số lượng người không đủ sẽ tuyên bố điều động, cưỡng chế tập hợp cho đủ nhân số.

Thế nhưng, bất kể là cưỡng chế điều động hay là tự do báo danh, chỉ cần tham gia lao dịch, quan phủ đều sẽ phân phát hỗ trợ tài chính.

Thực ra, trợ giúp chính là tiền công, chẳng khác gì những dân phu này làm công cho quan phủ.

Ví dụ như mỗi lần đánh trận, tạm thời điều động những nhân viên hậu cần tham gia áp tải vận chuyển lương thảo và đồ quân nhu, chế tạo mũi tên và những vật dụng khác, đều sẽ có tiền công lao dịch.

Những năm này, một khi xuất hiện loại công trình cỡ lớn nào đó, căn bản không cần quan phủ điều động, bình thường số người báo danh đều vượt quá tiêu chuẩn.

Có rất nhiều lúc, sẽ xuất hiện việc một số dân phu tranh cướp một chỉ tiêu.

Không có cách nào cả, rất nhiều sức lao động rảnh rỗi.

Đặc biệt là không phải thời vụ ngày mùa, dân chúng có hơn một nửa thời gian nhàn rỗi ở nhà, thỉnh thoảng dệt vải hoặc buôn bán nhỏ lẻ, phần lớn thời gian đều nhàn rỗi, việc có thể kiếm tiền đều vô cùng ít ỏi. Vì vậy, chỉ cần quan phủ ra lệnh điều động dân phu, mọi người đều háo hức cùng nhau tiến lên.

Đây này cũng là chuyện mà Dương Mộc đồng ý nhìn thấy.

Căn cứ theo lý thuyết chung của kinh tế học, thực ra chính phủ có chức năng thực hiện kiểm soát vĩ mô thông qua việc chính phủ chọn mua, thực hiện phân phối của cải xã hội lần thứ hai.

Ở trong nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, chính phủ đều cung cấp cơ hội việc làm cho dân chúng, thông qua xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, sau đó sẽ thông qua một loạt các chu kỳ như kích thích nhu cầu trong nước, làm cho nền kinh tế thức tỉnh và bảo vệ lợi ích của toàn thể dân chúng.


Bạn cần đăng nhập để bình luận