Hắc Oa
Q1 - Chương 004 : Ô Long đệ nhất oa. (2)
"Ô Long đệ nhất oa!"
Chữ vàng biển đen, treo bắt mắt giữa nơi giao nhau của con đường cấp hai và đường cái vào huyện, vị trí xem như rất đắc địa.
Huyện Ô Long làm nồi sắt có tiếng toàn tỉnh, món hầm nồi sắt của Ô Long còn nổi tiếng hơn nữa, phàm là quán ăn có món này nhất định nhấn mạnh với khách :" Đầu bếp chúng tôi từ huyện Ô Long tới đấy!"
Chẳng biết cái tấm biển này treo đã bao lâu, tới giờ Giản Phảm chẳng nói rõ, từ khi mà y nhớ chuyện thì người quen của cha y đã gọi cha y là "Giản Thiết Oa", còn y thì đương nhiên là thành " Giản Tiểu Oa" cao quý vô cùng. Khi đi nhà trẻ, ngoại hiệu này đi theo, tới tận giờ vẫn có nữ sinh ám muội gọi y là "soái ca", cơ mà chữ ca kéo rõ dài, nghe như là chữ "oa". Mấy thằng bạn gặp gọi luôn là "Oa ca", thế nên ngay cả bạn gái Hương Hương của y cũng bị gọi là "Oa tẩu".
Thừa biết cái đám kia nịnh mình phần lớn là vị được ăn chực, cơ mà Giản Phàm cũng chẳng phản cảm cái ngoại hiệu này, từ nhỏ tới lớn ăn cơm trong quán chẳng thấy chán, huống hồ hai anh em đi học đều dựa vào cha thức khuya dậy sớm kinh doanh quán ăn nuôi cả nhà. Chẳng phản cảm, thậm chí còn có cảm giác thân thiết với mấy cái nồi sắt lớn treo ở hậu viện có tuổi còn nhiều hơn tuổi mình.
Ở cái huyện Ô Long này khắp nơi có thể thấy quán kinh doanh món hầm nồi sắt, đó là món ngon đại chúng ai ai cũng quen tai, tùy tiện vào trong cái thôn, kéo một ông già bà già hoặc là bác gái, đều biết món này, hai ba thứ gia vị lót đáy, dăm ba bó củi vào bếp, đợi lửa cháy lớn, sáu bảy loại nguyên liệu cho vào nồi, trước tiên là sào, sau đó cho vài gáo nước giếng vào hầm. Vợ con quây quanh bàn, cả nhà cầm bánh bao nóng hổi ăn, thêm vào ớt trưng mỡ, rượu nấu bằng khoai bằng ngô, lễ tết may mắn trong nồi còn có gà rừng, thỏ đồi, thịt lợn, càng là mỹ vị nhân gian vô thượng.
Mà cái cảnh đó thì ngày nào cũng thấy ở quán Đệ nhất oa.
Đệ nhất oa hơn hai mươi năm qua luôn đông khách, vang danh toàn huyện, mấy cái quán lớn xây kiên cố, biển lộng lẫy, phục vụ xinh đẹp ở bên cạnh cứ gọi là thèm đỏ mắt, ghen tỵ không thôi.
Danh tiếng của Đệ nhất oa cực cao.
Người ngoài thấy thần bí, Giản Phàm thấy bình thường, từ nhỏ tới lớn nhìn đã quen, tự giác thay cha cầm thìa không thành vấn đề. Món hầm của Đệ nhất oa nói trắng ra cũng chẳng có gì lạ hơn nhà khác, chỉ là nhiều kiểu hơn một chút, mùi vị thơm hơn một chút, nước canh đậm hơn một chút, giá lại rẻ hơn một chút.
Giản Phàm chẳng thấy tài nghệ của cha cao, nhưng mà chẳng ai chịu phát triển thêm ở phương diện món ăn đại chúng này, món hầm chẳng qua dùng củ cải, đậu hũ, đỗ toàn là thứ rau củ thường thấy, ngon hơn thì thêm thịt trâu bò dê, cả một bàn không bằng một món ăn ở nhà hàng, xưa nay toàn lấy công kiếm lời, dư dả chút thì có, phát tài tuyệt đối không.
Quán có hai tầng, nhà gạch mái ngói đen rêu phong, mang phong vị cổ kính.
Vừa mới vào cửa là mùi thức ăn ngào ngạt bay tới.
“ Anh họ về rồi.”
“ Tiểu Phàm về rồi.”
“ Con trai, qua đây, qua đây, xử lý nồi cá cho cha, sắp hết cá rồi.”
Chẳng biết bao nhiêu người chào hỏi Giản Phàm, sau quầy là cô gái mười mấy tuổi da đen tay chân thô kệch, đó là cô em họ Giản Đào Hoa! Tên thì đẹp đấy, nhưng mà trái ngược với người. Sơ trung đã bỏ học tới đây thu tiền. Còn lau bàn, rửa bát ở ao bên bếp là hai phục vụ, một là Tam Cường, một là Thủy Sinh, đều cùng quê, đều họ Giản. Cha thì ở hậu viện bận rộn, tốt nghiệp một năm rồi, cha cũng quen sử dụng Giản Phàm như phục vụ, đã sai bảo, còn không trả lương.
Đây là cái quán kiểu gia tộc điển hình, đến rượu cũng là của xưởng rượu ông nội ở trấn Phong Lâm, nấu ngọc mễ hoàng, địa qua thiêu, mỗi tháng chuyển vào huyện thành một lần.
Nhà bếp chẳng ra nhà bếp, đó là cái bếp đất thường thấy của nông thôn, dãy bếp đất đặt bốn bảy hai tám cái nồi nhỏ hai tai, dùng lửa nhỏ hầm, một bên là dãy bát sứ vuông, ngoài trắng đáy xanh, coi như là đặc sản của Ô Long, trên bàn là mấy cái chậu lớn, chất đống nào rau cải, đậu hũ, nấm rừng đã thái sẵn, khoai tây thái lát đã rán chất đầy mâm.
Rời nhà bếp, trong sân rộng ở hậu viện có bốn nồi đun nước dùng, là loại nồi cực lớn có thể đổ được bày tám chục gáo, một nồi nấu thịt ba chỉ, hai nồi nấu ninh nước hầm thịt dê, cái nồi cuối cùng thì trang lệ rồi, chất tới mười hai tầng lồng hấp, bốc hơi như cái máy hơi nước, hơi nước và khói củi hòa trộn, ngửi thấy được mùi vị thôn quê. Mở lồng làm bằng rơm lõi ra, bên trong là bánh bao to vừa trắng vừa mềm, cách hấp dân gian này khiến bánh bao làm ra có mùi thơm mát thiên nhiên và mùi lúa mạch.
Từ sáng sớm đốt bếp tới trưa bắc nồi, tới tận sáu tiếng, ngon thì ngon đấy, chỉ là phí côn sức, hơn nữa cung không đủ cầu. Giản Phàm không chỉ một lần khuyên cha thay máy làm bánh bao đi, nhưng cha đôi lúc còn cố chấp hơn mẹ, kiên trì cách dân gian này.
Giản Phàm hậm hực ngồi xuống nhìn chậu cá nhỏ, tám phần là bạn nhậu của cha câu được mang cho. Mò mẫm trên người, lấy từ xâu chìa khóa con dao nhỏ cong cong, con dao do y tự chế, dài ba tấc, ba dao đánh vảy, một dao rạch bụng, thủ pháp thuần thục vô cùng, từ nhỏ thích làm chuyện bếp núc, chẳng mấy chốc cá chất trong chậu ngày một nhiều.
“ Này con trai, con dao tiện quá nhỉ.” Cha quay đầu lại vô tình nhìn thấy, khen một câu:
“ Cha biết nhìn hàng đấy, lúc khác con làm cho cha một cái, con tự phát minh, gọi là Ngư trường dao, cha thấy không?” Giản Phàm xoay dao một vòng giải thích:” Một mặt lưỡi dao một mặt răng cưa, moi ruột chỉ cần một dao, đánh vảy chỉ cần ba dao, rất thuận tiện, cha xem ...”
Cha xoa đầu con trai:” Con trai thông minh đấy, chà chà, cách hay thế này mà cha làm bếp bao năm không nghĩ ra, vậy là hơn cha rồi.”
Giản Phàm cười ngượng cúi đầu làm việc, vẫn thấp thỏm chuyện thi cử, thấy cha không nhắc tới, tim đập thùm thụp như ăn trộm. Mỗi lần thi không tốt, hoặc phạm lỗi là Giản Phàm về nhà chăm chỉ làm việc gấp đôi, một là bù đắp áy náy trong lòng, hai là chẳng may mẹ nhìn thấy, còn dễ bịt miệng mẹ. Bất kể ở ngoài hư hỏng ra sao, ở nhà luôn là con ngoan.
Cha dùng thìa nhỏ cho vào nồi nếm thử, tùy ý hỏi: “ Tiểu Phàm, hôm nay con có gặp mẹ con không?”
“ Gặp ạ.”
“ Trưa mẹ con có về ăn cơm không?”
“ Không thấy mẹ nói.”
Cha dường như chỉ thuận miệng hỏi thôi, lúc nào ông cũng chú ý vào mấy cái nồi, Giản Phảm không chỉ một lần ở nơi này nghe cha lảm nhảm, món ăn chỉ là bề ngoài, quan trọng là ở nước dùng, bất kể làm món gì quen rồi là dễ hết, chỉ cần thêm nước canh vào, đun cùng lửa mạnh, thế là có một bàn thức ăn thơm phức.
Giản phàm vừa đảo thức ăn vừa nhìn cha, thân hình cao lớn hơi lom khom, nếp nhăn sâu hơn vài năm trước, mặt chữ điền, nhìn kỹ thấy vài phần hình tượng rắn ròi cùng vài phần khắc khổ, mà sự khắc khổ đó phần nhiều do thằng con không nên hồn y mà ra.
Bạn cần đăng nhập để bình luận