Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 1049: Quyết chiến sắp tới

Chương 1049: Quyết chiến sắp tớiChương 1049: Quyết chiến sắp tới
Lý Tư Khiêm lựa chọn mạo hiểm trong sự tuyệt vọng. Hoàn Nhan Thịnh vô tình cự tuyệt cầu trợ của y, chỉ biểu thị đồng ý thu nhận quân đội của y, cũng phong y làm Cao Ly Vương.
Điều này khiến Lý Tư Khiêm có một loại đau đớn sau khi kết thúc lợi dụng liền bị ném bỏ. Y liên tục cống hiến mười vạn kỵ binh Cao Ly cho Kim binh, cũng là mười vạn tinh nhuệ dốc lực cả nước để xây dựng, cuối cùng không người nào trở về, toàn bộ táng thân triều Tống. Nhưng người Nữ Chân hồi báo y chỉ có một câu nhẹ nhàng:
- Hiểu được khó khăn của Cao Ly, nhưng Kim quốc không rảnh xuất binh tương trợ.
Câu nói này khiến Lý Tư Khiêm khó chịu giống hệt bị đao cắt, khiến y hoàn toàn tuyệt vọng.
Nhưng vào lúc này, một tình báo khẩn cấp lại khiến y thấy được chút hi vọng từ trong tuyệt vọng. Quân Tống tấn công các nơi ở Cao Ly theo quy mô lớn, trước mắt binh lực ở Khai Kinh chỉ có một vạn năm ngàn người.
Lý Tư Khiêm chợt nhìn thấy cơ hội, y chỉ sợ viện quân quân Tống chạy tới, liền lập tức hạ lệnh, giữ lại ba ngàn người thủ thành Tân Nghĩa, bốn vạn đại quân còn lại mặc quần áo nhẹ bôn tập Khai Kinh, nhất định phải cướp lại thành Khai Kinh trước khi viện quân quân Tống giết tới.
Bốn vạn đại quân trùng điệp chạy vội trên quan đạo chật hẹp, mỗi tên lính chỉ mang theo bảy ngày lương khô. Lý Tư Khiêm ăn được cả ngã về không, nếu như trong hai ngày không cướp được Khai Kinh, vậy thì y cũng không cần suy nghĩ tới phục quốc, trực tiếp quay đầu tìm nơi nương tựa Kim quốc.
Giữa trưa, bốn vạn đại quân giết tới dưới thành Khai Kinh. Lúc này, quân Tống vườn không nhà trống, trong phương viên trăm dặm ngoài thành không có một hộ gia đình, quân Cao Ly cũng mơ tưởng nhận được một hạt lương thực.
Lý Tư Khiêm nhìn qua tòa thành trì quen thuộc này, quay đầu hô với bốn vạn đại quân:
- Cha mẹ vợ con các người đều ở trong thành, muốn cướp lại thành trì, ngoại trừ huyết chiến đến cùng, không có con đường thứ hai để đi!
Bốn vạn đại quân vung tay hô lớn:
- Đoạt thành! Đoạt thành! Đoạt thành!
Hô xong khẩu hiệu, nhưng chuyện thực tế nhất lại bày trước mặt Lý Tư Khiêm, họ không có vũ khí công thành, lấy cái gì cướp thành?
Y lập tức phái một vạn quân đội tới rừng cây gần đó đốn cây tạo bậc thang, quân đội còn lại thì nghỉ ngơi tại chỗ chuẩn bị chiến đấu. Trương Thuận đứng trên đầu tường xa xa nhìn quân Cao Ly bận rộn, trong lòng thầm cười lạnh. Nếu như khấu trừ thời gian tạo bậc thang, như vậy thời gian lưu cho quân Cao Ly công thành chỉ có một ngày rưỡu, bốn vạn quân đội dùng một ngày rưỡi có thể lấy được thành Khai Kinh? Không khỏi nghĩ quá dễ dàng rồi.
Trên thực tế, hôm qua quân Tống lại điều ba ngàn người tới từ đảo Đông An, khiến binh lực trong thành tăng lên tới một vạn tám ngàn người. Ngoại trừ ba ngàn người duy trì trật tự trong thành ra, một vạn năm ngàn người còn lại đầu vào toàn bộ vào thủ thành.
Đương nhiên, họ cũng phải đề phòng trong thành có người phối hợp với quân đội ngoài thành cướp thành. Cho nên quân Tống trông coi bốn tòa cửa thành cực kỳ nghiêm mật, trên mỗi cổng thành ít nhất an bài một ngàn binh sĩ, cho dù ban đêm cũng sẽ cảnh giác cao độ, không cho phép bất cứ kẻ nào tới gần cửa thành.
Lúc này, Nguyễn Tiểu Thất đề nghị:
- Đô Thống, không bằng lúc quân địch tấn công thăm dò lưu lại thủ đoạn, chờ lúc họ tấn công toàn diện, lại dùng Chấn thiên lôi thu thập họ!
Trương Thuận lắc đầu:
- Uy hiếp thực sự của họ không phải chúng ta, mà là lương thực của họ, không cần lưu lại thủ đoạn, lúc tấn công thăm dò liền xuất kích toàn lực!
- Tuân lệnh!

Sáng sớm hôm sau, quân Cao Ly gõ trống trận, một vạn quân đội nhanh chóng tập kết ở thành nam. Họ dùng thời gian một đêm chế tạo mấy trăm chiếc thang công thành giản dị. Lý Tư Khiêm quyết định tấn công thăm dò trước một lần, tìm hư thực của quân Tống một chút.
- Tấn công!
Lý Tư Khiêm vung chiến đao lên, nghiêm nghị hô lớn.
- Ô…
Tiếng kèn tấn công thổi lên, một vạn quân đội khiêng hơn trăm chiếc thang công thành, giống thủy triều đánh tới thành trì.
Bốn mươi chiếc máy ném đá trên đầu thành bắt đầu kéo ra két két, bốn mươi quả Chấn thiên lôi loại lớn đặt vào trong túi ném, binh sĩ quân Tống cũng giơ Thần tí nỏ lên.
Binh sĩ Cao Ly đen nghịt đánh tới phô thiên cái địa, quân đội đầu tường án binh bất động, kiên nhẫn chờ đợi mệnh lệnh xạ kích. Chỉ chốc lát, quân Cao Ly đã vọt tới chừng trăm bước, chủ tướng Trương Thuận truyền đạt mệnh lệnh xạ kích.
Tiếng mõ bỗng nhiên gõ vang trên đầu tường, năm ngàn Thần tí nỏ đồng thời phán xạ, mũi tên dày đặc bắn về phía binh sĩ quân Cao Ly. Binh sĩ dưới thành vội vàng nâng thuẫn đón lấy. Đúng lúc này, bốn mươi chiếc máy ném đá cũng phát tác, tiếng bành bành vang lên, bốn mươi quả Chấn thiên lôi loại lớn bay lên không, bay tới đỉnh đầu quân Cao Ly.
- Đó là cái gì?
Lý Tư Khiêm kinh ngạc nhìn chấm đen giữa không trung hỏi.
- Hẳn là đá lớn do máy ném đá bắn ra.
Một đại tướng phát hiện máy ném đá trên đầu thành.
- Số lượng quá ít rồi!
Lý Tư Khiêm khẽ lắc đầu:
- Không có hiệu quả!
Y vừa dứt lời, tiếng nổ kinh thiên động địa vang lên liên tiếp từ trong đám người. Tất cả binh sĩ vội vàng che lỗ tai, khuôn mặt lộ vẻ đau đớn. Chấn động mãnh liệt khiến tai họ ù ù một hồi, khói đen bao phủ mặt đất, cung nỏ đầu tường cũng ngừng bắn.
Một hồi lâu, chờ khói đen tan hết, binh sĩ Cao Ly còn lại quay đầu phi nước đại, họ đã sớm sợ vỡ mật, bốn mươi quả Chấn thiên lôi nổ trong đám đông, phương viên mười trượng không một người may mắn thoát khỏi, hơn ba ngàn tám trăm người chết bởi nổ trực tiếp hoặc bị sóng xung kích đánh chết, hoặc bị miếng sắt đánh trúng. Còn có mấy trăm người chết dưới Thần tí nỏ xạ kích, trốn về chỉ có hơn năm ngàn bảy trăm người.
Sắc mặt Lý Tư Khiêm tái nhợt, lúc này y mới nhớ tới người báo cáo tin tức lần đầu nhắc tới tiếng vang như tiếng sấm, hóa ra quân Tống lại có hỏa khí cường đại như thế.
Dũng khí trong lòng Lý Tư Khiêm gần như đánh mất không còn trong thời khắc này, y hiểu được mình căn bản không cướp được thành Khai Kinh.
Vào ban đêm, Lý Tư Khiêm dẫn hơn ba vạn người rút lui về phía sông Áp Lục. Họ sẽ nhận được tiếp tế ở thành Tân Nghĩa, sau đó qua sông Áp Lục tiến tới Kim quốc.
Nhưng Lý Tư Khiêm có nằm mơ cũng chẳng ngờ, quân Tống đã cướp đoạt thành Tân Nghĩa từ đường biển, đồng thời thiêu hủy hai cây cầu nổi qua sông.
Lúc này, trong quân đội Cao Ly cũng xuất hiện phân liệt nghiêm trọng, ngay càng nhiều binh sĩ và tướng lĩnh bất mãn nghiêm trọng đối với Lý Tư Khiêm, cảm xúc căm hận và phẫn nộ không ngừng sinh ra, một đợt gió bão sắp xảy ra.

Mấy ngày nay Lang Chủ Kim quốc Hoàn Nhan Thịnh cực kỳ buồn bực trong lòng, mấy tin tức xấu liên tiếp truyền đến. Đầu tiên là Hoàn Nhan Tông Bật dẫn ba vạn kỵ binh đuổi theo Gia Luật bộ Khiết Đan và Tốc Cổ bộ người Hề, gặp phải sáu vạn kỵ binh Khiết Đan và người Hề liên hợp chặn đường.
Hai bên bùng nổ kịch chiến ở bờ nam Hoàng Thủy, kịch chiến tiến hành hai ngày hai đêm, kết quả cuối cùng lại là lưỡng bại câu thương. Người Khiết Đan và người Hề bỏ mình gần ba vạn, Nữ Chân cũng bỏ mình gần hai vạn, Hoàn Nhan Tông Bật thất bại về Thượng Kinh.
Hoàn Nhan Thịnh giận dữ, muốn giết Hoàn Nhan Tông Bật, chúng tướng đau khổ cầu khẩn mới thoát khỏi tội chết, Hoàn Nhan Tông Bật bị đánh một trăm quân côn.
Chuyện thứ hai là quặng sắt Phủ Liêu Dương, bởi vì mỏ quặng và lò cao đều bị hủy diệt, muốn khai thác mỏ lần nữa, xây lò, đồng thời còn phải đưa vào mười vạn thợ mỏ và công tượng dã luyệt thời gian một hai năm, lúc này mới có thể miễn cưỡng khôi phục lại một nửa sản lượng trước đó.
Nhưng khai thác mỏ, xây lò, tuyển mộ người lần nữa, cũng cần đầu tư mấy trăm vạn lạng bạc, tài lực Kim quốc đã khô kiệt, căn bản không chống đỡ nổi.
Nói lui vạn bước, cho dù trong quốc khố có tiền, nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất hiện giờ là không có người. Kim quốc không có nhiều thợ mỏ như vậy, Khiết Đan và người Hề đào vong gần như không còn, Cao Ly bị quân Tống côgn chiếm, trong các bộ lạc Liêu quốc phần lớn nô lệ người Hán lấy nữ nhân làm chủ, còn một số trẻ con, thanh niên trai tráng nam tử mà Hoàn Nhan Tông Vọng cần lại không có.
Vạn bất đắc dĩ, Hoàn Nhan Tông Vọng đành phải chiêu mộ thợ mở ở bình dân Nữ Chân, chiêu mộ nửa tháng mới được không tới một vạn người, quả thực khiến Hoàn Nhan Tông Vọng thất vọng.
Cung ứng sắt không được cam đoan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc Kim quốc chuẩn bị chiến đấu, khiến Kim quốc không cách nào mộ binh quy mô lớn. Hai năm nay vì chinh phục thảo nguyên Mạc Bắc, Kim quốc đã tiêu hao gần như không còn quốc lực dự trữ. Các loại vật tư chiến lược như chiến mã, vũ khí, lều vải đều đã hết sạch, gần như tất cả nhà kho đều trống rỗng.
Mà sắt là trọng yếu trong trọng yếu, cho đến lúc này, Hoàn Nhan Thịnh mới hiểu được Cao Ly cung ứng sắt là quan trọng cỡ nào với Kim quốc, nhưng hiện giờ thay đổi dường như đã chậm rồi.
Hoàn Nhan Thịnh vừa nhận được thư chim ưng của thám tử Tân Nghĩa Châu, quân đội của Lý Tư Khiêm bị cắt đưuts lương thực, xảy ra nội chiến gần Tân Nghĩa Châu. Quân đôi jvì cướp đoạt mấy trăm con mồi mà bùng nổ tự giết lẫn nhau quy mô lớn, giết chết bảy ngàn người. Lý Tư Khiêm cũng mất mạng trong nội loạn, hơn hai vạn quân đội còn lại mất đi thủ lĩnh, trong một đêm trốn đi hầu như không còn.
Một tin tức khác là quân Tống thiêu hủy cầu nổi, thủy quân cường đại phong tỏa sông Áp Lục, Kim binh không cách nào vượt qua sông Áp Lục, cung ứng sắt Cao Ly hoàn toàn đoạt tuyệt.
Mà lúc này, triều Tống truyền đến tin tức quân Tống mộ binh bốn mươi vạn, triều Tống lại đạt được mười lăm vạn thớt chiến mã từ thảo nguyên Hà Tây, hai tin tức này khiến Hoàn Nhan Thịnh chịu đả kích nặng nề.
Hoàn Nhan Thịnh lo nghĩ bất an đối với tiền đồ Kim quốc tâm lực tiều tụy, lúc trận tuyết đầu đông tiến tới, Lang Chủ Kim quốc Hoàn Nhan Thịnh bệnh không dậy nổi.

Đông đi xuân tới, mùa xuân năm Tống Hưng thứ hai tiến tới.
Mồng bảy tháng ba, Thượng Kinh Kim quốc truyeèn đến tin tức, Lang Chủ Kim quốc Hoàn Nhan Thịnh sống qua một mùa đông rốt cuộc bất hạnh chết bệnh.
Hoàn Nhan Thịnh lưu lại di chỉ, do Hoàn Nhan Đản mười hai tuổi cháu của Hoàn Nhan A Cốt Đả kế thừa Đế vị của mình. Nhưng Hoàn Nhan Thịnh đã không kịp điều hòa mâu thuẫn ngày càng kích thích ở thượng tầng Kim quốc.
Lúc Hoàn Nhan Đản vừa lên ngôi, nội bộ Kim quốc liền bùng nổ đấu tranh quyền lực kịch liệt. Hoàn Nhan Tông Hàn vốn có hi vọng kế thừa vị Lang Chủ nhất bị loại đầu tiên, bị bãi miễn hết thảy chức quan, giam lỏng trong phủ trạch ở Thượng Kinh.
Kim quốc nhanh chóng tạo thành hai thế lực lớn, một phái lấy Hoàn Nhan Tông Bàn, Hoàn Nhan Tông Tuyển và Hoàn Nhan Tập Nê Liệt dẫn đầu, họ nắm giữ triều quyền. Thượng Kinh Lộ và phạm vi thế lực của họ, tám vạn Kim binh trú đóng Thượng Kinh do Hoàn Nhan Tông Tuyển và Hoàn Nhan Tập Nê Liệt thống soái.
Triều đình Kim quốc vì ổn định Hoàn Nhan Tông Vọng và Hoàn Nhan Tông Bật, phân biệt phong họ làm Quốc Luận Hốt Lỗ Bột Cực Liệt và Quốc Luận Tả Bột Cực Liệt, tương đương với Thượng Thư Lệnh và Tả Thừa Tướng.
Nhưng trong năm Bột Cực Liệt lớn, Am Ban Bột Cực Liệt và Nặc Ban Bột Cực Liệt rơi vào tay Hoàn Nhan Tông Bàn, Hoàn Nhan Tông Tuyển. Hoàn Nhan Tập Nê Liệt nắm giữ quân quyền khác được phong làm A Xá Bột Cực Liệt.
Ba người họ kết liên minh, nắm giữ quyền lớn triều đình Kim quốc.
Trung tuần tháng ba, hai mươi lăm vạn đại quân liên minh thảo nguyên cử hành nghi thức xuất binh ở thành Khả Đôn, bắt đầu thảo phạt Kim quốc. Cùng lúc đó, triều Tống cũng tập kết sáu mươi vạn đại quân ở Phủ Yến Sơn.
Từ tháng hai băng trên sông bắt đầu hòa tan, triều Tống bắt đầu vận chuyển vật tư lương thảo quy mô lớn tới Phủ Yến Sơn. Thông qua vận chuyển đường biển và đường sông, một đường vận chuyển tới Hà Bắc, mục đích là Lộ Huyện cách thành Yên Kinh năm mươi dặm về hướng đông, Lộ Thủy trực tiếp kết nối tới mương Vĩnh Tế.
Nơi này từng là điểm trung chuyển lương thảo vật tư năm đó Tùy Dương Đế chinh phạt Cao Câu Ly, đồng thời cũng là hậu cần trọng địa Liêu quốc tác chiến với triều Tống. Liêu quốc từng xây dựng mấy trăm kho hàng lớn ở ven bờ Lộ Thủy, về sau lại bị Kim quốc sử dụng, hiện giờ lại trở thành hậu cần trọng địa của quân Tống.
Một đường khác là đi đường biển bắc thượng, mấy trăm chiếc thuyền biển chứa đầy lương thảo vật tư xuất phát từ Phủ Lâm An, đến Loan Châu bắc bộ Bột Hải, đổi thuyền nhỏ ở cửa sông Nhu Thủy. Thuyền nhỏ tiếp tục bắc thượng tới huyện Lô Long Bình Châu, nơi này cách Du Quan Tống Kim giằng co không tới trăm dặm, chủ quân doanh của mấy chục vạn quân Tống trú đóng ở nơi này.
Quân Tống vận chuyển lương thảo vật tư trọn vẹn nửa tháng, vận chuyển một trăm hai mươi vạn thạch lương thực và năm mươi vạn gánh lương thảo tới Phủ Yến Sơn, còn có rất nhiều các loại quân tư. Đồng thời các Châu ở Hà Bắc Lộ, Hà Đông Lộ và Trung Nguyên trưng dụng năm vạn chiếc xe lớn và hai mươi vạn dân phu bắc thượng, trợ giúp quân Tống vận chuyển vật tư.
Ngày hai mươi tháng ba, Chủ soái quân Tống Lý Diên Khánh đi thuyền tới chủ quân doanh của quân Tống ở huyện Lô Long Bình Châu. Đi cùng Lý Diên Khánh còn có mấy trăm quan văn trẻ tuổi, họ sẽ phụ trách tiếp quản đất đai Kim quốc công chiếm được.
Bước chân đại chiến đã ngày càng gần.

Bạn cần đăng nhập để bình luận