Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 156: Đại Khí tàng kiều. (2)

Chương 156: Đại Khí tàng kiều. (2)Chương 156: Đại Khí tàng kiều. (2)
- Đây chính là sông Biện rồi.
Thang Hoài hưng phấn dùng cây quạt chỉ vào nước sông quay lại nói với mọi người:
- Qua chỗ này là chính thức tiến vào kinh thành, con đường phía trước ta tương đối quen thuộc, mọi người đi theo ta!
Cả bọn đi dọc theo bên bờ bắc sông Biện. Dọc hai bên bờ Nam Bắc đều chen chúc cửa hàng, quán rượu, quà vặt, quán trà và khu dân cư. Bên trong và bên ngoài của các cửa hàng thương phẩm chất đầy hàng hóa. Người trên phố đi lại như mắc cửi, chỗ nào cũng có thể thấy đoàn thương nhân với những xe chất đầy hàng hóa, giọng nói nam băc đủ cả. Tất cả đang hối hả hướng về phía cổng thành.
- Các vị, chúng ta có cần tìm chỗ nào đó ăn cái đã không?
Vương Quý sờ lên cái bụng đang sôi ùng ục.
Ba người còn lại đồng loạt phản đối:
- Vào thành trước rồi tính.
Cả đường bôn ba, giờ nhìn thấy kinh thành ngay trước mắt nên không ai muốn bỏ lỡ thêm thời gian nữa. Hơn thế các cửa hàng ở đây trông cũng có vẻ lụp xụp, chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu no bụng của đám phu kiệu, chèo thuyền, lái đò, phu xe, làm công, dân thường. Cả bốn đã ăn những thứ này trên suốt dọc đường và phát ngấy rồi.
Đi thêm khoảng ba dặm đường phố cửa hàng náo nhiệt nữa thì thấy phía trước có một cây cầu hình cung. Lý Diên Khánh nhìn cây cầu quen thuộc tới mức không thể quen thuộc hơn, tự nhiên có cảm giác hoảng hốt kinh động như vừa xuyên qua không gian vậy.
Đây chính là cây cầu vồng trong “Thanh Minh Thượng họa đồ”, giống hệt như Hồng kiều trong bức vẽ. Người trên cầu đi lại chen chúc đi lại, dưới cầu nước chảy xiết, một con thuyền lớn chậm rãi đi qua dưới vòm cầu đó.
Không biết mình có thể gặp Trương Trạch Đoan đang chấp bút bên cầu không? Ông ta liệu có thể đem cả mình vào trong bức “Thanh MInh thượng họa đồ? Trong khoảnh khắc, Lý Diên Khánh cảm thấy rơm rớm mắt.
- Lão Lý, ngươi sao thế?
Đám người Nhạc Phi thấy Lý Diên Khánh lạ thường, Vương Quý liền đẩy Lý Diên Khánh, nói:
- Lão Lý bị gió cát vào mắt à?
Lý Diên Khánh cuối cùng cũng thoát khỏi sự khiếp sợ quay về với hiện thực. Hắn bất giác cười một tiếc, tự cảm thấy sẽ không gặp được Trương Trạch Đoan. Trương Trạch Đoan vẽ bức “Thanh Minh thượng họa đồ” là khi vụ án đám phái hữu vừa mới nổi. Hiện giờ đã qua được mười mấy năm rồi.
- Vừa rồi có hạt cát vào mắt ta.
Lý Diên Khánh tùy tiện giải thích.
Vương Quý nhếch miệng cười nói:
- Ta nói có sai đâu chứ!
Lý Diên Khánh xóa đi vệt nước mắt trên khóe mi, giục ngựa bước lên cầu. Trên cầu rất nhiều thươn nhân, một nửa đường đi đều bị đám hàng bán rong chiếm lĩnh và chỉ còn một lối đi hẹp cho người đi bộ. Bọn họ đành phải xuống ngựa đi bộ, dắt ngựa chầm chậm vượt qua.
Chiếm dụng đất kinh doanh là một tệ nạn lớn ở Biện Kinh. Trình độ tùy ý của đám buôn rong đã đến mức không chút kiêng kỵ. Náo nhiệt là việc của náo nhiệt, trên đường vẫn chen chúc, kệ quan phủ lập “mộc chắn” để quy định phạm vi kinh doanh, nhưng chỉ có thể khống chế đám bán hàng cố định. Còn đối với hàng rong thì chả có nghĩa lý gì.
Cổng thành ngày càng gần hơn. Chẳng bao lâu, một tòa thành nguy nga to lớn đã hiện ra trước mắt họ. Ở đây là Vạn Thắng môn, một trong những Tây hán ôn ở ngoài thành, là cửa chính phía tây vào Biện kinh.
Biên kinh chia làm khu vực nội thành và ngoại thành. Ngoại thành có chu vi tầm năm mươi dặm. Nội thành cũng có chu vi tầm hai mươi dăm, tuyệt đại bộ phận dân chúng đều ở ngoài thành.
Tuy nhiên, ngoại thành cũng không phân cấp bậc. Rất nhiều dân thường sống trong nội thành, giàu nghèo ở cạnh nhau, chung sống hòa thuận. Chỉ vì nội thành không có lấy miếng đất trống nên rất nhiều nhà quan mới ra ngoại thành, ví như phủ Cao Cầu, phủ Thái Kinh, phủ Đồng Quán, ….
Bốn người vừa đi tới cầu thì một binh sĩ chạy tới, huơ tay chặn cả bọn lại, cao giọng quát: Các ngươi là ai, tại sao lại mang binh khí?
Nhạc Phi tiến lên phía trước chắp tay nói:
- Bọn ta là võ sĩ Tương Châu, vào thành báo danh võ học. Theo quy định có thể mang binh khí.
- Có điệp văn không?
Nhạc Phi vội bảo ba người đưa điệp văn ra giao cho binh sĩ. Tên lính nhìn mấy người thăm dò, ánh mắt rơi trên người Lý Diên Khánh, nói;
- Điệp văn của ngươi đâu?
Lý Diên Khánh mỉm cười nói:
- Tại hạ đến học ở Thái học, không mang theo binh khí gì.
Cung đồng đoản kiếm của Lý Diên Khánh đều đã giao cho Vương Quý. Trên người hắn quả thực không còn binh khí gì. Tên lính tiến lên sờ một cái vào túi đi ngựa của hắ, lúc này mới quay trở về. Một lúc sau lại nhanh chóng chạy quay trở lại.
- Kiếm tra không sai. Mời mấy vị vào đi.
Tên lính đem trả điệp văn cho bọn Nhạc Phí rồi nói với Lý Diên Khánh: Học sinh Thái học cũng có thể mang cung và bội kiếm, không cần phải câu nệ như vậy.
- Đa tạ chỉ giáo.
Cả bốn người thúc ngựa vào Đông kinh Biện Lương thành. Vừa vào trong thành, một luồng không khí náo nhiệt đã nghênh đón cả bọn. Lập tức bọn họ như bước vào nơi đô thành ồn ào phồn hoa và náo nhiệt.
Tuy cuối thời Bắc Tống hoàng đế ngu muội, triều đình rối ren, quan phủ các nơi thi nhau bóc lột và đàn áp dân chúng, thuế khóa ngày càng nặng nệ, nhưng lúc này, kinh thành Biên Lương lại rất phồn hoa tới mức người ta nhìn vào phải kinh ngạc cảm thán. Đó cũng chính là thời kỳ phồn hoa nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Đông Kinh chỉ vẻn vẹn có hơn triệu nhân khẩu, còn rất nhiều dân ngụ cư. Bức Thanh Minh Thượng Hà Đồ đã mô tả Biện Kinh phồn hoa một cách vô cùng tinh tế như: Đường đi khắp nơi, dân cư san sát, hàng hóa phong phú, quán rượu quán hát khắp nơi, chiều bài cờ màn trướng đầy phố, thương khách tụ tập, ngựa xe như nước.
Chỉ lấy một ví dụ đơn giản, trung tâm thương nghiệp giải trí của Biện kinh gọi là Ngõa Xá (nhà ngói) cũng gọi là Ngõa tử, cũng chính là Tị tổ hợp thể Thế tông sau này. Bên trong ăn chơi đủ kiểu, cửa hàng đông đúc, các loại vật phẩm, muốn gì có đấy, thậm chí ngay cả cửa hàng thú cưng, cửa hàng đồ ăn cho mèo cũng vô cùng dễ tìm.
Một khu nhà ngói bên trong thiết kế tầm năm mươi câu lan (lán, trại). Mỗi câu lan là một trung tâm ăn uống hoặc bách hóa hoặc biểu diễn hay thi đấu cầu. Trên câu lan là mái che, mưa gió không lọt, không ngại thời tiết nóng lạnh.
Nổi tiếng nhất là một câu lan gọi là Tượng Lều, có thể chứa đến ngàn người, nhưng nó chỉ là một khu nhà với hơn năm mươi câu lan bên trong. Mà kiểu như vậy, Biện kinh chí ít cũng có tới chục chỗ.
Đúng lúc này, phía sau tự nhiên xôn xao một hồi, có tiếng binh sĩ hô:
Thái tử điện hạ vào thành, phiền các vị hương thân nhường đường, đa tạ!
Người đi đường đồng loạt nhường bước. Bốn người đám Lý Diên Khánh cũng đứng sang bên đường. Không bao lâu sau, một đoàn hơn chục kỵ sĩ phi ngạ vào thành. Đi cùng với hơn chục kỵ sĩ nọ là một người trẻ tuổi, phía sau còn có một chiếc xe ngựa, hai bên là đội bảo hộ với hàng trăm binh sĩ.
Là một thanh niên tầm mười bảy mười tám tuổi, chỉ thấy đầu gã đội một chiếc mũ vàng, người mặc một chiếc áo bào trắng, eo giắt bội ngọc, khuôn mặt chữ điền, mắt sâu mày rậm, da dẻ trắng nõn. Lý Diên Khánh nhìn chăm chú từ xa, trong lòng thầm nghĩ:

Bạn cần đăng nhập để bình luận