Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 299: Tuần tra phía Tây.

Chương 299: Tuần tra phía Tây.Chương 299: Tuần tra phía Tây.
Mặc dù hành vi Lương Tình khá phóng túng, nhưng với những chuyện trọng đại gã cũng không dám mập mờ. Đồng Quán muốn liên thủ với phụ thân, chuyện trọng đại như thế nên gã cũng không dám chậm trễ chút nào. Gã vội vàng đi thẳng từ Phàn lâu về trong phủ.
Buổi tối Lương Sư Thành ngủ rất sớm, bình thường giờ Hợi lão đã lên giường nghỉ ngơi rồi sáng hôm sau dậy thật sớm. Lúc này, hai thị nữ đang giúp Lương Sư Thành ngâm chân trong phòng. Một tiểu hoạn quan chạy đến cửa, khom người bẩm báo nói:
- Tiểu quan nhân trở về, nói có chuyện quan trọng bẩm báo thái phó!
Lương Sư Thành đang định bảo ngày mai hãy nói, nhưng nghĩ rồi lại nghĩ lại. Nhi tử không thể không biết thói quen sinh hoạt của mình. Giờ gã tìm đến tất nhiên có đại sự. Lương Sư Thành bèn nói:
- Bảo hắn chờ ở thư phòng!
Tiểu hoạn quanvội vàng quay về. Hai thị nữ dùng vải khô tỉ mỉ lau khô chân cho Lương Sư Thành. Xong xuôi, lão mới đi giày mềm chậm rãi đi đến thư phòng.
Đi vào phòng, Lương Tình vội vàng đứng lên, Lương Sư Thành khoát khoát tay, nói:
- Ngồi xuống đi!
Lương Sư Thành cũng khá hài lòng với đứa con nuôi này. Lúc trước mặc dù cả ngày chơi bời lêu lổng, nhưng từ sau khi vào cung làm thị vệ, gã đã thay đổi rất nhiều. Hiện giờ gã cũng biết làm một số việc thay lão. Điểm duy nhất chưa được là gã đã mươi sáu hai mươi bảy tuổi mà vẫn lập gia đình sinh con. Hương khói nhà mình sẽ do ai kế thừa đây? Đây là điều khiến Lương Sư Tình vẫn canh cánh trong lòng.
- Có chuyện gì? Lương Sư Thành ngồi xuống hỏi.
Lương Tình không dám ngồi xuống, khoanh tay đứng bên cạnh phụ thân nhỏ giọng nói:
- Tối nay Đồng Ấu Tự tới tìm hài nhi.
Lương Sư Thành nheo mắt. Đồng Ấu Tự là con của Đồng Quán. Hay là Đồng Quán có chuyện gì?
Lương Tình lấy thư ra đưa cho phụ thân, nói:
- Đây là thư Đồng Thái úy gửi phụ thân. Đồng Ấu Tự nhờ hài nhi chuyển cho phụ thân.
Lương Sư Thành tiếp nhận tin, cũng không vội nhìn, để ở một bên, lại híp mắt hỏi:
- Hắn còn nói gì?
Điều Đồng Thái úy muốn nói đều ở trong thư. Chỉ là Đồng Ấu Tự nói chuyện phiếm với hài nhi rất lâu.
- Các ngươi trò chuyện gì?
- Nói chuyện Bắc phạt, Đồng Ấu Tự cảm thấy rất hứng thú đối với phương diện này.
Lương Tình thu mười tám viên minh châu. Gã không dám nói mình tiết lộ lời nói của phụ thân mình lúc bình thường.
- Bắc phạt?
Lương Sư Thành hừ một tiếng, nói:
- Ngươi thì hiểu gì về Bắc phạt?
Lúc này, thị nữ vào phòng đưa tới cho Lương Sư Thành một chén nước ấm. Lương Sư Thành chưa bao giờ uống trà lúc sắp đi ngủ. Như vậy sẽ ảnh hưởng giấc ngủ. Lão chỉ uống nước suối lấy từ Lục Minh sơn ở tám mươi dặm về phía nam. Chất lượng nước ở Biện Kinh không tốt, xã hội thượng lưu ở đây đều uống nước suối trong núi.
Lương Sư Thành uống một hớp nước, lúc này mới mở thư Đồng Quán ra nhìn kỹ.
Ở trong thư Đồng Quán hồi ức lại chuyện cũ của bọn họ lúc còn trẻ. Là lời xin lỗi của lão về hai việc nhỏ trong quá khứ. Cuối thư, Đồng Quán mời hắn cùng nhau ra ngoài du xuân. Mặc dù chỉ là một bức thư ôn chuyện nói chuyện trời đất việc nhà, nhưng Lương Sư Thành vẫn đọc được thâm ý trong câu chữ của Đồng Quán.
Lương Sư Thành cười nhàn nhạt. Đương nhiên lão hiểu Đồng Quán có chuyện nhờ mình. Đồng Quán đã trượt mất địa vị trong suy nghĩ của quan gia. Hai năm nay quan gia liên tục thay đổi niên hiệu, sửa từ Chính Hòa đổi thành Trọng Hòa, rồi từ Trọng Hòa đổi thành Tuyên Hòa. Cái này phản ánh khát vọng trong lòng quan gia mong muốn nhanh chóng có thể kiến công lập nghiệp, thực hiện tốt đại nghiệp bắc chinh vẫn chưa hoàn thành của tiên tổ.
Hai năm nay mặc dù Đồng Quán tích cực chuẩn bị chiến đấu tại phương bắc, nhưng hắn lại thiếu mất phần liên lạc hữu hiệu với quan gia. Điều này dẫn đến việc quan gia cho rằng lão không muốn phát triển. Lại thêm có Thái Kinh và Lý Ngạn ở giữa châm ngòi, nên sự bất mãn của quan gia đối vỡi lão càng ngày càng tăng.
Nhưng những điều này vẫn không phải là nguyên nhân căn bản. Nguyên nhân căn bản là Đồng Quán đã ở thế hạ phong trong cuộc đấu với Thái Kinh. Đồng Quán làm Xu Mật Sứ, nắm giữ quân quyền mà lại một mực nhìn chằm chằm đại quyền chính trị. Lão liều mạng muốn xếp người mình vào bên trong triều đình. Tuy nhiên, lão làm lộ liễu quá, việc nhúng tay vào Thái Học chính là nét bút hỏng lớn nhất của lão. Với tài đa mưu túc trí của Thái Kinh, lại làm sao có thể ngậm bồ hòn làm ngọt được.
Từ khi bắt đầu khoa cử, Thái Kinh đã tập trung tinh lực rồi. Ba tên tiến sĩ do Đồng Quán một lòng bồi dưỡng thì có hai tên bị giáng chức đi dạy học châu học. Còn một tên đến nay vẫn chưa làm quan. Hết lần này tới lần khác Đồng Quán lại từ bỏ kẻ có tiền đồ nhất là Lý Diên Khánh. Mà nguyên nhân duy nhất cũng chỉ vì Lý Diên Khánh không chịu làm con cờ cho lão đi vào Hộ bộ làm quan. Đồng Quán nhiều lần ra tay xuẩn ngốc thế hỏi làm sao không thất bại?
Lương Sư Thành chắp tay đi đi lại lại trong phòng. Lão đang suy nghĩ làm sao đáp lại đề nghị liên thủ của Đồng Quán. Đầu tiên tuyệt đối không được cùng nhau du xuân. Nếu làm như vậy là quá lộ liễu, sẽ bị quan gia căm hận. Có điều con cá Đồng Quán này nhất định phải câu được, để lão sử dụng cho mục đích riêng của mình. Tuy nhiên, muốn câu được con cá Đồng Quán này, thì phải chọn mồi câu thích một chút.
Nghĩ đến cái này, Lương Sư Thành chậm rãi nói với Lương Tình:
- Ngươi đi nói cho Đồng Ấu Tự, cứ nói gần đây ta không khỏe lắm, không thích hợp cho việc ra ngoài du ngoạn. Đa tạ phụ thân hắn đã mời. Mặt khác lại nói cho Đồng Ấu Tự, bảo gã chuyển lời cho phụ thân hắn là quan gia cho rằng Thái Học là nơi nghiên cứu học hành, không thích hợp huấn luyện như quân doanh huấn luyện. Bảo lão đem tinh lực đặt ở việc Bắc phạt đi! Việc ở Thái Học cũng không cần quan tâm nữa.
- Hài nhi nhớ kỹ, ngày mai đi tìm Đồng Ấu Tự ngay!
- Mặt khác, ngươi lại nói cho hắn biết, mặc dù quan gia hi vọng Bắc phạt thành công trong vòng hai, ba năm, nhưng tài lực kinh tế trong triều chưa chắc đã chịu đựng nổi. Lão chỉ cần cố gắng làm thôi, còn việc thành công hay không lại là một chuyện khác.
Đây chính là mồi nhử Lương Sư Thành thả ra. Lão muốn nhắc nhở Đồng Quán buông tay Thái Học trước. Đồng Quán không nên tiếp tục tạo phản cảm cho thiên tử. Lão lại nói cho Đồng Quán xác nhận quốc khố triều đình trống rỗng, tài lực căn bản chống đỡ không nổi chiến dịch quy mô lớn. Một khi tài lực chống đỡ hết nổi thì đó chính là trách nhiệm Thái Kinh. Lão tin tưởng Đồng Quán sẽ hiểu ý của mình.
Chỉ chớp mắt, đã đến tháng năm nguyên niên Tuyên Hòa. Thời tiết dần dần nóng lên, nhưng Quân Tây Bắc chuẩn bị chiến đấu cũng bắt đầu gia tăng tốc độ. Cùng lúc đó, quân đội Tây Hạ cũng đã nhận ra hành động khác thường của quân Tống, liền tạm thời bỏ kế hoạch chiến lược tiến công Tây Kinh Nước Liêu, bắt đầu tiến hành phòng ngự chuẩn bị chiến đấu.
Lý Diên Khánh đã ở trong quân Tây Bắc hai tháng. Hắn đã thích ứng cương vị hiện tại từ lâu. Đối với hắn mà nói, đảm nhiệm chức vụ tả tham quân chủ sự quả thực là chỉ tốn cái móng tay đối với bậc đại tài. Ngày nào cũng chỉ là những xét duyệt phê chuẩn nhàm chán. Thi thoảng cũng sẽ đi vào kho hàng kiểm tra đối chiếu. Hắn cảm thấy mình chính là đảm nhiệm chức chủ quản nhà kho. Có điều, Lý Diên Khánh cũng biết, các loại chế độ nghiêm khắc là sự bảo đảm giữ phần thắng lợi trong chiến tranh. Mà chế độ nghiêm khắc lại chấp hành không hiệu quả thì cũng không có tác dụng. Mà hắn chính là người thi hành chế độ này.
Rất nhiều chuyện chỉ nhìn bề ngoài sẽ cảm thấy rất đơn giản. Tuy nhiên, thực sự đi sâu bên trong liền sẽ phát hiện việc không hề đơn giản. Lý Diên Khánh chính là đang có cảm giác này.
Thủ hạ của hắn tổng cộng cũng chỉ hơn chục quan sai. Họ đều là quan văn làm việc ở tầng quan dưới cùng. Phía dưới còn có một số lượng lớn tạp dịch. Lý Diên Khánh rốt cục lĩnh giáo sâu sắc trình độ nghiêm trọng tình hình nhũng binh của Đại Tống. Hắn nắm giữ tả tam ti, ti Binh, ti Khải cùng ti Kỵ. Ngoại trừ các ti chủ sự và năm quan sai bên ngoài, mỗi ti vẫn có hai mươi tên binh sĩ tạp dịch. Nhất là ti Kỵ có sáu ngàn con chiến mã của Quân Tây Bắc. Rồi ngoài hai mươi binh sĩ tạp dịch của kho đồ cưỡi ngựa ra, còn có phụ trách quản lý chuồng ngựa Quân Tây Bắc. Trong đó có sáu mươi tên mã phu và một trăm hai mươi mã tượng. Còn bao gồm bác sỹ thú y, đinh chưởng, thợ rèn, thợ mộc, xa phu các loại tạp dịch. Có điềunhững binh lính này đều không thuộc cấm quân, mà là quân đội địa phương ngay đó.
Không chỉ có việc số lượng binh lính quá nhiều, mà lượng chi tiêu cũng vô cùng lớn. Trong đó lượng chi tiêu cho chiến mã là nhiều nhất. Sáu ngàn con chiến mã mỗi ngày phải tiêu hao một lượng lớn đồ ăn tinh như cỏ khô và đậu đen. Các loại chi tiêu hàng tháng đều đến mười mấy triệu bạc thậm chí hai mươi vạn xâu. Một khi chiến tranh xảy ra, chi tiêu càng là tăng vọt lên mấy lần.
Có điều việc ngày thường tuy nhàm chán, nhưng hắn cũng thường xuyên có thể kiếm được cơ hội đi công tác. Bởi vì nhu cầu chuẩn bị chiến đấu, bọn họ nhất định phải thiết lập rất nhiều kho quân nhỏ ở biên cảnh. Rồi theo vậy, trách nhiệm của họ là phải định kỳ đi các nơi kho quân nhỏ để tiến hành thanh tra xét duyệt. Bình thường mà nói, quan văn cũng không tình nguyện đi tuần tra biên cảnh. Công việc này không chỉ có vất vả mà lại nguy hiểm, dễ dàng gặp phải thám tử vượt biên của quân đội Tây Hạ. Cho nên kể cả cho phụ cấp gấp đôi, tất cả mọi người đều tình nguyện ở Thái Nguyên.
Lý Diên Khánh cũng rất thích phần khổ sai nguy hiểm này. Lần nào hắn đều sẽ tự dẫn đầu thủ hạ đi biên cảnh tuần tra.
Tuy nhiên, lần này bọn họ không chỉ phải kiểm kê quân tư, mà còn phải thẩm tra quân bị trong tình huống sẵn sàng chiến đấu.
Buổi chiều hôm đó, Lý Diên Khánh mang theo hai viên quan sai cùng sáu quân sĩ tới trại Khắc Hồ quân Tấn Ninh. Trại Khắc Hồ nằm ở phía bờ đông Hoàng Hà. Tuy nhiên nó không thuộc vùng biên cảnh. Biên cảnh phải tầm hai trăm dặm về phía tây sau khi vượt sông Hoàng Hà. Trại Khắc Hồ tuy vậy nhưng lại là một khu hậu cần trọng yếu. Ở đây cũng có khu nhà kho lớn. Trại Khắc Hồ có địa thế cao, đóng năm trăm binh sĩ, do một Ngu hầu đứng đầu.
Đoàn người Lý Diên Khánh đi vào trước cổng chính, Ngu Hầu Trương Vệ liền ra đón, ôm quyền cười nói:
- Hoan nghênh Lý Tham quân đến!
Lý Diên Khánh cười chào lại, nói:
- Làm theo thông lệ, lại phải phiền Trương Ngu hầu rồi.
Mặc dù Lý Diên Khánh chỉ là quan văn hàng bát phẩm nhưng tay hắn lại nắm đại quyền phân phối vật chất. Hắn chính là thần tài chính cống trong quân. Ai cũng biết đắc tội với hắn không phải hành vi sáng suốt. Cho nên Lý Diên Khánh đi đến nơi nào, cũng được tướng lĩnh các quân tôn trọng.
Ngu hầu Trương Vệ mời cả đoàn Lý Diên Khánh vào trại lớn. Lý Diên Khánh dặn dò quan sai mang theo binh sĩ đi kiểm kê quân tư. Bản thân hắn thì leo lên đài quan sát. Đây là một đài gỗ cao mười trượng, đứng tại trên đài cao có thể trông thấy rất rõ ràng tình hình bên trên sông Hoàng Hà.
Lần này tới quân Tấn Ninh, hắn muốn tuần sát bốn cái nơi. Chỉ có trại Khắc Hồ ở phía bờ đông Hoàng Hà. Ba khu khác đều phụ cận biên cảnh phía tây Hoàng Hà. Trên đường tới đây, hắn đã nghe nói ven bờ hạ Hoàng Hà đang mưa to. Hoàng Hà dâng nước rất cao nên việc qua sông Hoàng Hà vô cùng khó khăn. Điều này làm trong lòng hắn có chút lo lắng.
Chỉ thấy trên mặt sông gió cuộn sóng trào. Trong quân doanh cờ bay phần phật. Bầu trời u ám, xem chừng lại sắp có một trận mưa lớn.
Lúc này, Trương Vệ đi đến bên cạnh Lý Diên Khánh nói:
- Tây Bắc có câu tục ngữ gọi là “Gió gấp không mưa”. Thời tiết âm u thế này, trên thực tế sẽ không mưa được. Ta có thể dùng bè da tử cỡ lớn qua sông, Tuy nhiên ta đề nghị tham quân tốt nhất đừng đi về phía Tây trong khoảng thời gian này!
- Vì sao?
Lý Diên Khánh nghi hoặc hỏi lại.
- Trong khoảng thời gian này thám tử quân Tây Hạ rất hung hăng ngang ngược. Nếu như không có quân đội bảo hộ đi về phía tây, rất có thể sẽ gặp phải phục kích của Tây Hạ. Tháng này đã xảy ra ba trận trùng kích.
Lý Diên Khánh khẽ mỉm cười nói:
- Lãnh thổ của mình, sao lại phải lui vì quân địch?

Bạn cần đăng nhập để bình luận