Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 546: Lễ tân hôn (hạ).

Chương 546: Lễ tân hôn (hạ).Chương 546: Lễ tân hôn (hạ).
Lúc này, nhà gái đã chuẩn bị rượu ngon, thức ăn ngon cùng rất nhiều hồng bao để chiêu đãi đội ngũ đón dâu. Lý Diên Khánh được mời vào đại đường hành đại lễ bái nhạc phụ, nhạc mẫu. Bởi Tào Tuyển không có mặt, sửa thành bái kiến nhạc tổ phụ Tào Bình. Trình tự này rất quan trọng, nhất định phải dập đầu. Đối phương nhận lễ của tân lang rồi, mới chứng tỏ là đã chấp nhận người con rể này.
- Ngày mai hiền tế sẽ xuất phát đi Ngạc Châu sao
Tào Bình cười, hỏi.
Lý Diên Khánh gật nhẹ đầu:
- Theo thông tri của Lại Bộ, thật ra con phải rời kinh ngay trong hôm nay. Bởi vì hôm nay thành thân, về tình có thể hiểu, nhưng nếu ngày mai còn không đi nhất định sẽ bị Ngự Sử vạch tội. Con dự định khởi hành vào xế chiều ngày mai. Sáng mai con tạt qua nhà một lát rồi khởi hành luôn.
Vương thị ở cạnh hỏi:
- Cô gia chuẩn bị đi Ngạc Châu như thế nào? Ý ta là bằng phương tiện gì?
Lý Diên Khánh vội khom người, đáp:
- Hồi bẩm nhạc mẫu đại nhân, con chuẩn bị ngồi thuyền đi Ngạc Châu, đã đặt xong hai chiếc thuyền lớn nghìn thạch ạ.
- Ngồi thuyền cũng được, không mệt lắm. Dọc đường phiền cô gia quan tâm đến Uẩn nương nhiều hơn nhé.
- Hẳn phải thế, xin nhạc mẫu yên tâm.
- Được rồi! Có gì sáng mai nói sau. Giờ lành đã tới chưa?
Tào Bình vừa dứt lời, bên ngoài liền truyền tới tiếng nhạc, đã đến bước thôi trang. Tào Bình cười, nói:
- Đến lúc rồi, đưa tân nương ra thôi!
Quan khắc trạch đứng ở ngoại đường hô to:
- Giờ lành đã đến, mời tân nương lên kiệu!
Trong tiếng nhạc hân hoan vui mừng, hai hỉ nương dìu tân nương bước bước như sen nở ra. đi phía sau là tiểu nha hoàn thiếp thân Nhã nhi của Tào Uẩn. Các thẩm, nương và nữ nhi chen chúc hai bên trái phải. Ngoài cửa phủ, tiếng pháo lại nổ vang lần nữa. Trên đất trống bày trên trăm chiếc rương lớn, trong chứa đầy bạc nén, trang sức, tơ lụa cùng các loại xiêm y quý giá mà chỉ riêng bạc trắng đã ba vạn lượng. Đây là đồ cưới của Tào Uẩn. Ngoài ra, thư sách của nàng cũng đã được đóng vào thùng, sẽ được đưa đến nhà trai sau.
Nha hoàn bồi giá theo Tào Uẩn lên kiệu lớn, tống thân hỉ nương thì ngồi xe trâu. Ti nghi (người chủ trì) cất giọng hô to:
- Thời thần đến, tiễn tân nhân! (Đã tới lúc, đưa tiễn đôi tân hôn)
Không ngờ các tùy tùng lại không chịu xuất phát. Thang Chính Tông xướng:
- Cao lâu châu liêm quải ngọc câu
Hương xa bảo mã đáo môn đầu
Hoa hồng lợi thị đa đa thưởng
Phú quý vinh hoa quá bách thu.
Đây là nghi lễ đòi tiền nhà gái. Vào cửa đón dâu nhà trai phải bỏ tiền, khi ra cửa thì nhà gái trả phí. Con cháu Tào gia bấy giờ vội vàng tiến lên, kín đáo đưa những đĩnh bạc nhỏ đã chuẩn bị sẵn cho tùy tùng và nhạc công. Xong xuôi Thang Chính Tông mới hô to:
- Lên đường!
Bước này gọi là Khởi diêm tử, cũng là một bước bắt buộc phải thực hiện trong lễ rước tân nương. Nối bước đội rước dâu, nữ quyến Tào gia bưng chậu đồng hắt nước ra ngoài, ý là Tào Uyển đã xuất giá, “Nữ nhi gả ra ngoài, như bát nước hất đi”.
Đoàn rước dâu không tiến đến phàn lâu mà ghé qua phủ nhà trai trước. Họ phải bước qua cổng nhà họ Lý trước, mới có thể đi phàn lâu cử hành hôn lễ.
Đến nhà trai là một bước không thể thiếu trong lễ tân hôn. Trong tiếng cổ nhạc hân hoan, kiệu hoa được hạ xuống trước cửa phủ nhà trai. Thân bằng quyến thuộc và hảo hữu của nhà trai vây kín xung quanh chiếc kiệu. Tiếp thân hỉ nương trải vải xanh ở trước cửa kiệu, một người nữ nâng gương bước ngược đi trước. Vải xanh chỉ có hai tấm, phải luân phiên thay đổi để tân nương giẫm trên vải xanh bước vào phủ, thể hiện sự tiếp nối dòng tộc, kéo dài hương hỏa, ngoài ra còn phải vẩy đậu để ngăn tam sát Thanh Dương, Ô Nha và Thanh Ngưu.
Nghi thức nhà trai do người làm mối chủ trì, gọi là Chủng Sư Đạo. Trong tay Chủng Sư Đạo cầm một bát cơm, thấy tân nương xuống kiệu, Chủng Sư Đạo hô to:
- Bản trạch thân nhân lai tiêp bảo
Thiêm trang hàm phạn cổ lai lưu.
Tiểu nương tử, mở miệng tiếp cơm!
Đây là một trong những nghi thức mấu chốt để tiến vào nhà trai: Tân nương nhất định phải ăn một miếng cơm. Nếm qua cơm của nhà chồng mới thật sự trở thành người của nhà chồng.
Đích thân nha hoàn thân tín tiếp nhận môi cơm, cẩn thận bón cho tân nương ăn hết. Bốn phía vang lên tiêng vỗ tay cỗ vũ, tiếp theo tân nương cưởi tuấn mã tiến vào trong phủ, mặt hướng về phía nam làm lễ tọa an, rồi chuyển sang ngồi kiệu đi phàn lâu cử hành hôn lễ.
Sau khi vào Phàn Lâu tân nương nghỉ ngơi và chờ bái đường.
Lúc này tân khách đã vào phàn lâu, náo nhiệt dị thường. Yến tiệc đã bắt đầu, tiếng hát hòa cùng tiếng nhạc ngân vang rộn ràng. Tân khách uống rượu và nói chuyện phiếm. Từng món ăn ngon, bài trí tuyệt mỹ do chính tay các thị nữ xinh đẹp mỹ miều của phàn lâu đưa lên khiến cho tân khách hoa cả mắt. Nhiều khách chỉ mới đến phàn lâu lần đầu.
Hôn lễ được cử hành trên đài ca múa ở trung đình. Chính diện bày một loạt bàn. Ở giữa là linh vị của tổ tiên nhà trai, phía trên đặt cống phẩm bốn mùa, trên nữa treo một chữ hỷ thật to, hai bên để mấy cái ghế dựa, chủ yếu là cho người chứng hôn và các vị trưởng bối trực hệ của nhà trai an vị.
Phía tây để một tòa thanh lư, là bày trí không thể thiếu trong hôn lễ, là nơi đôi tân hôn uống rượu hợp cẩn, nghi thức kết tóc cũng diễn ra ở đây. Bên trong thanh lư đặt một chiếc giường mang ý nghĩa tượng trưng, trải gấm mới tinh. Hiện tại tân nương đang an vị trong thanh lư.
Lý Đại Khí và Chủng Sư Đạo ngồi trên hai chiếc ghế cạnh nhau ở phía trên. Chủng Sư Đạo không chỉ là người làm mối, đồng thời cũng là người chứng hôn. Bởi hôn lễ do nhà trai cử hành, phụ mẫu nhà gái không thể ngồi phía trên, chỉ có thể ngồi dưới xem lễ, dù là tiểu hộ nhân gia hay quan lại quyền quý đều phải tuân theo lễ này.
Hôn lễ đã bắt đầu. Trong hôn lễ có hai nghi thức quan trọng. Một là “Thượng cao tọa” (ngồi trên cao), lễ còn lại chính là bái đường. Cái gọi là “Cao thượng tọa”, chính là đặt giữa đại đường một chiếc yên ngựa – chính là chiếc yên ngựa tân nương đã bước qua khi bước vào nhà trai. Tân lang cưỡi trên yên ngựa, nhà gái sẽ mời tân lang xuống ngựa, đây cũng chính là một trong những nghi thức long trọng nhất của buổi lễ.
Ti nghi do Ti nghi chuyên nghiệp của Phàn Lâu đảm nhiệm. Ti nghi hô to:
- Thượng cao tọa, mời tân lang lên ngựa!
Những việc ca múa đều dừng lại, hai bên, hàng trăm vị khách nhao nhao đến đại sảnh xem, thì thấy tân lang Lý Diên Khánh được mời lên đài cao, lúc lễ quan Thang Chính Tông dẫn hắn cưỡi lên yên ngựa, mọi người bốn phía cười rất vui.
Người đi lên mời rượu đầu tiên chính là Tào Vân – tỷ muội của Tào Uẩn. Sở dĩ không để Tào Kiều Kiều lên mời rượu là vì nàng còn quá nhỏ, nếu không mời được tân lang xuống ngựa thì nàng sẽ khóc.
Tào Vân nâng cốc rượu đưa cho Lý Diên Khánh, cười nói:
- Mời quan nhân uống rượu!
Lý Diên Khánh nhận lấy chén rượu và uống sạch. Tào Vân vừa cười vừa nói:
- Mời quan nhân xuống ngựa!
Lý Diên Khánh khoát tay áo nói:
- Ta mới vừa lên yên ngựa, sao có thể xuống ngựa cho được, ngươi đi đi!
Tào Vân lại mời nhưng Lý Diên Khánh vẫn không chịu, Tào Vân lúc này mới cười thật tươi mà quay về.
Ti nghi hô to:
- Tân nhân không chịu xuống ngựa, mời lần hai!
Người thứ hai đi tới chính là tiểu cô của Tào Uẩn, tên là Tào Mỹ Phương, đã gả cho Dương gia ở Thiên Ba phủ. Nàng đưa chén rượu cho Lý Diên Khánh:
- Mời quan nhân uống rượu!
Lý Diên Khánh đón lấy chén rượu bằng hai tay, nâng chén rượu và uống một hơi cạn sạch. Tào Mỹ Phương vừa cười vừa nói:
- Mời quan nhân xuống ngựa!
Lý Diên Khánh lắc đầu:
- Rượu vẫn chưa tận hứng, sao có thể xuống ngựa!
Tào Mỹ Phương lại mời, và Lý Diên Khánh vẫn không chịu xuống ngựa. Ti nghi một lần nữa lại hô to:
- Tân nhân vẫn không chịu xuống ngựa, mời lần ba!
Người thứ ba, là nhân vật quan trọng: Vương thị, mẫu thân của Tân nương tự mình ra trận. Mặc dù trước đó Vương thị không thích cuộc hôn nhân này, nhưng hôm nay là ngày đại hỉ, nên dù cho cảm thấy thế nào, bà vẫn phải tươi cười.
Vương thị bưng chén rượu, cười nói với Lý Diên Khánh:
- Mời cô gia uống rượu!
- Đa tạ nhạc mẫu đại nhân!
Lý Diên Khánh tiếp lấy chén rượu và một hơi uống cạn. Vương Thị lại cười và mời:
- Tân nương đã đợi lâu lắm rồi, mời tân lang xuống ngựa nhập lư.
Lý Diên Khánh cũng cười nói:
- Nhạc mẫu đã mời, tiểu tế làm sao dám không tuân lời!
Rốt cuộc Lý Diên Khánh cũng chịu xuống khỏi yên ngựa, đi lễ theo quan đến chỗ thanh lư. Mọi người bốn phía hoan hô như sấm. Ngay lúc này, lễ quan bước tới gỡ tấm sa tanh đỏ treo ở trên thanh lư ném cho tân khách. Tân khách nhao nhao giành lấy, làm cho miếng sa tanh rách thành nhiều mảnh, mỗi người giấu một mảnh sa tanh, theo lễ đây là món quà mang ý nghĩa tốt lành, gọi là “May mắn giao cửa hồng”.
Lý Diên Khánh cùng Tào Uẩn sóng vai ngồi trên giường. Lý Diên Khánh nhỏ nhẹ nói:
- Nương tử, hôm nay vất vả cho nàng rồi.
Tào Uẩn xấu hổ nhỏ giọng nói:
- Thiếp không sao, quan nhân mới là người vất vả.
- Tân lang, tân nương hai người không được phép nói chuyện!
Bỗng nhiên dưới giường phát ra một giọng nói. Lý Diên Khánh giật nảy người. Thấy Tào Kiều Kiều từ dưới giường chui ra, Lý Diên Khánh bỗng bật cười, nói:
- Kiều Kiều, sao lại trốn ở chỗ này?
Tào Kiều Kiều liền cười hì hì nói:
- Náo động phòng mà!
Tào Uẩn nhịn không được nói:
- Kiều Kiều, muội đừng nghịch ngợm, mau đi ra đi, muội không thể ở lại đây!
- Muội bị chán đến sợ mất rồi nên mới tìm đến hai người trò chuyện thôi mà!
- Hôm nay thì không được… Ai da! Muội còn nhỏ lắm, sau này tỉ sẽ nói cho, còn bây giờ thì mau đi ra.
Lý Diên Khánh cũng cười nói:
- Sau này Kiều Kiều có thể đến chỗ A tỷ chơi, nhưng bây giờ thì không được, mau ra ngoài đi!
Tào kiều kiều lập tức tươi cười rạng rỡ:
- Tỷ phu hứa rồi nhé! Ai nuốt lời là chó con.
Lý Diên Khánh đưa ngón út ra, nói:
- Muội ngoéo tay đi!
Tào Kiều Kiều trong lòng vui vẻ, vội vàng ngoéo tay với tỷ phu, sau đó mới cười hì hì rồi chạy ra ngoài.
- Chàng không được nuông chiều nó quá mức, không thì sau này nó sẽ bị hư đó!
- Không có gì đâu, Kiều Kiều thông minh mà! Ta sẽ không làm hư nó.
- Quan nhân, ngày mai chúng ta phải rời nhà đi xa sao?
- Đúng vậy! Ngày mai chúng ta sẽ đi Ngạc Châu, nương tử, thật xin lỗi nàng.
- Thiếp không sao. Phải rồi, Tư Tư tỷ ở đâu?
- Bây giờ nàng ấy đang ở trấn Xích Thương, ở cùng Thanh Nhi. Ngày mai chúng ta xuôi nam đi Thái Hà, lúc ngang qua trấn Xích Thương sẽ đón họ lên thuyền.
Lúc này, Ti nghi ở bên ngoài hô to:
- Giờ lành đã đến, mời tân nhân bái đường!
Hai hỉ nương đi đến, đưa hai người một khúc sa tanh đỏ thắm thắt nút đồng kết. Hai người mặt đối mặt, mỗi người cầm một đầu của khúc gấm. Lý Diên Khánh đi ngược, hai người cùng bước ra khỏi thanh lư.
Lễ quan cao giọng đọc thơ chúc mừng:
- Đoàn viên kim tịch sắc trân huy,
Kết liễu đồng tâm thúy đái thùy,
Thử hậu mạc giao trần điểm nhiễm,
Tha niên trường chiếu tuế hàn tư.
Đôi tân nhân sóng vai đứng giữa sảnh đường. Ti nghi hô to:
- Mời người phía dưới vén khăn che mặt!
Thê tử Mạc thị của Lý Chân tươi cười bước tới, trên tay cầm một cán cân. Nàng dùng cán cân vén khăn che mặt của tân nương lên, lộ ra hoa dung diễm lệ đang ửng đỏ vì thẹn thùng.
Khăn che của nàng dâu triều Tống không phải đợi tan lang vén lên lúc động phòng, mà nhất định phải nhờ một phụ nhân nổi tiếng nhi nữ song toàn phía nhà trai vén lên ngay tại bái đường, và vật dùng để vén khăn bắt buộc phải là cân hoặc roi ngựa.
Bốn phía lại lần nữa vang lên tiếng tán thán ngạc nhiên và tiếng vỗ tay hoan hô, phần lớn thán phục trước sắc đẹp của tân nương. Tào Uẩn vốn xinh đẹp đoan trang, giờ đây, sau khi được trang điểm tỉ mỉ, càng xinh đẹp như tiên nữ gián trần, khiến các tân khách trầm trồ tán thán.
- Nhất bái tiên tổ!
Người Tống thành thân cũng lạy ba lạy, nhưng không lạy trời đất. Đầu tiên phải lạy tổ tiên, lạy thứ hai dành cho cha mẹ chồng, lạy thứ ba là phu thê giao bái. Bởi không tiện đi Tông miếu lạy tổ tiên, nên thường vời linh bài của tổ tiên vào đại đường, sau đó lại cung tiễn tổ tiên đi.
Đôi tân nhân quỳ xuống, dập đầu lạy ba lạy trước linh bài. Xong, Ti nghi lại hô:
- Nhị bái công bà!
Hai người bước đến, quỳ xuống trước mặt Lý Đại Khí. Trước ngực Lý Đại Khí ôm linh bài của thê tử. Người làm cha kích động quá, chẳng biết mặt mình đã nhòe nước mắt. Ông yên lặng thì thầm:
- Vân nương, nàng có thấy không? Hôm nay hài nhi của chúng ta cưới vợ rồi, nàng cũng thành bà bà rồi.
Hai người lại lạy ba lạy. Vừa xong, Lý Đại Khí vội nói:
- Con ngoan, con đứng lên đi!
Ti nghi lại hô:
- Nhập thanh lư, phu thê giao bái!
Lần này là tân nương tay cầm kết đồng tâm đi ngược, kéo tân lang vào trong thanh lư. Bên trong thanh lư do môi nhân làm chủ lễ. Tân lang, tân nương lần nữa quỳ xuống lạy đối phương.
Giờ là lúc người nhà rai và nhà gái cùng ra sân. Họ vây quanh thanh lư, tung tay ném những đồng tiền, các loại quả, đường và cánh hoa vào trong trướng, biểu đạt sự chúc phúc cho đôi tân nhân. Trong đại trướng, tân lang và tân nương đã cắt xong một lọn tóc kết lại cùng nhau, đặt vào chiếc hộp ngọc con. Lễ này gọi là “hợp kế”, kết tóc phu thê bắt nguồn từ đây.
Ngoài ra còn có uống rượu giao cẩn, cũng chính là rượu giao bôi ngày nay, mang ý nghĩa vợ chồng đồng cam cộng khổ. Chủng Sư Đạo đổ đầy rượu vào hai nửa hồ lô ngọc, cười nói với đôi tân nhân:
- Uống xong bôi rượu này, hi vọng ngày sau hai người luôn giúp đỡ lẫn nhau, vinh nhục cùng hưởng, đồng cam cộng khổ.
Lý Diên Khánh và Tào Uẩn nhấc bôi hồ lô ngọc lên, chăm chú quan sát bạn lữ của mình rồi cùng chậm rãi uoogs cạn bôi rượu.
Bấy giờ, Ti nghi cao giọng xướng:
- Hôn lễ đã tát, đưa tân nhân về động phòng!
Dĩ nhiên đôi tân nhân sẽ không động phòng ở phàn lâu. Phàn lâu chỉ là nơi mở tiệc, mời khách, nhiều nhất là cử hành hôn lễ, chứ thường thì không phải là nơi động phòng của đôi tân nhân. Động phòng đương nhiên phải cử hành trong phủ của Lý Đại Khí tren dường Băng Quỹ.
Các tân khách tiếp tục uống rượu mừng. Trong lúc nhộn nhịp, một chiếc xe ngựa to lớn hoa lệ lặng lẽ rời khỏi phàn lâu, dưới sự bảo vệ của Trương Báo, Truong Ưng và Dương Quang chạy hướng đường Băng Quỹ.
Lúc này trời đã tối. Trong xe ngựa, Lý Diên Khánh ôm ngang vòng eo nhỏ nhắn của Tào Uẩn, đầu cúi xuống hôn lên gương mặt xinh đẹp của nàng. Tào Uẩn thẹn thùng cúi thấp đầu. Lý Diên Khánh lại nhẹ nhàng nâng cằm nàng lên, hôn lên môi son của nàng. Tào Uẩn rốt cuộc cũng mở lòng, uyển chuyển nghênh đón nụ hôn của phu quân. Trong xe, một đôi tân nhân quấn quít bên nhau…

Bạn cần đăng nhập để bình luận