Ngân Hồ

Chương 22: Thế giới của thú non. (1)

Cách con đường hoàng thành, đối diện với Thiết gia có một hộ gia đình, tên thì mọi người quên rồi, chỉ gọi nam nhân là Đồng Bản, nữ chủ nhân là Đồng Bản tẩu, còn về phần nhi tử bảy tuổi cường tráng như nghé con của họ thì gọi là Đồng Tử.

Họ kinh doanh một xưởng in sách cho nên lần nào Thiết Tâm Nguyên cũng nhìn thấy nhà đó đen xì xì, khi in sách khó tránh khỏi bị dính mực.

Đồng Bản tựa hồ chẳng hứng thú với nhà đối diện, Đồng Bản tẩu cũng chỉ thi thoảng hiếu kỳ nhìn Thiết gia một chút, nhưng nhi tử của họ thì rất thèm thuồng con hồ ly xinh đẹp của Thiết Tâm Nguyên.

Khi Vương Nhu Hoa mới mở quán từng mời nhà Đồng Bàn tới ăn một bữa, làm tròn nghĩa vụ hàng xóm láng giềng. Hôm đó cả ba người nhà Đồng Bản đều tới, xách một hộp bánh, ăn hết một nồi mỳ mới thỏa mãn về nhà.

Hi vọng hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau vẫn chỉ là hi vọng xa vời, tật xấu lớn nhất của Đồng Bản là thích tiền đồng, chỉ cần tiền vào nhà hắn, muốn lấy ra là nằm mơ.

Thiết Tâm Nguyên là người rất cổ quái, món ăn mẹ làm dù khó ăn đến đâu thì y thà nhắm mắt mà nuốt xuống chứ không muốn chia cho người khác chút nào, tất nhiên là trừ tiểu hồ ly.

Sớm phát hiện Đồng Tử nhìn trộm mình ăn bánh đậu xanh, đôi khi thấy mình thản nhiên ném bánh đậu xanh xuống đất, hắn nghiến răng nghiến lợi, nếu không phải quy củ không được tới gần tường thành thì hắn đã xông tới cướp rồi.

Bởi vậy một hôm, Thiết Tâm Nguyên không cẩn thận ném quả hạch đào ra cửa, quả hạch đào lăn ra giữa đường, vốn con đường trống không chẳng có một bòng người thì một tên xuất hiện như gió lốc, nhặt hạch đào lên đắc ý vẫy vẫy với Thiết Tâm Nguyên, sau đó nhét vào mồm, nhai rau ráu, ăn ngon lành.

Thiết Tâm Nguyên nhìn thấy cười khành khạch, hại Vương Nhu Hoa thò đầu ra xem nhi tử đang làm trò gì.

Ăn xong hạch đào, Đồng Tử ngồi trước cửa mắt hau háu nhìn Thiết Tâm Nguyên ăn đủ các loại món ngon, có thứ hắn chưa từng thấy qua.

May là tay Thiết Tâm Nguyên rất nhỏ, cầm không chắc, khó tránh khỏi làm rơi thức ăn, rơi xa thì vào miệng Đồng Tử, nếu rơi gần thì tiểu hồ ly lười nhác bò dậy ăn.

Chỉ chưa tới nửa canh giờ Đồng Tử từ yêu chuyển sang hận tiểu hồ ly rồi, hắn cho rằng, phàm là thức ăn Thiết Tâm Nguyên đánh rơi phải thuộc về hắn mới đúng.

Khi trời tối dần, Vương Nhu Hoa bế Thiết Tâm Nguyên vào nhà đóng cửa lại, Đồng Tử ngồi chầu chực đợi món ngon ở đối diện vô cùng thất vọng.

Có điều Thiết Tâm Nguyên khi được mẹ bế vào nhà ném lại miếng to nhất, còn nhe răng cười với Đồng Tử.

Đối phó với một đứa bé bảy tám tuổi, Thiết Tâm Nguyên thấy bỏ ra ít bánh trái quả khô là đủ khiến nó vào sinh ra tử vì mình rồi, nhất là ở thời đại thiếu thốn vật tư này càng như thế.

Người Tống mang thói quen khuê nữ chiều chuộng, nhi tử khắt khe, thêm vào Đồng Tử có một người cha vô cùng keo kiệt, một người mẹ chất phác gần như chỉ biết nghe lời trượng phu, nó muốn hưởng thụ tuổi thơ phong phú giống đứa bé khác là không thể nào.

Mỗi khi tới tối là thời gian Thiết Tâm Nguyên ghét nhất, vì y đang mọc răng, tối nào mẹ cũng ấn đầu lên bàn, dùng một miếng lụa lau răng như lau giày, đến khi mỗi cái răng sáng lấp lánh mới chịu bỏ qua.

“ Răng tốt mới ăn được thịt.“

Đó là lý lẽ của Vương Nhu Hoa, nàng hi vọng nhi tử của mình tương lai là người ăn thịt, không phải là người gặm rau, từ nhỏ phải chuẩn bị vốn liếng ăn thịt đầy đủ, đó là một chuyện lớn trong đời nàng.

Vì không có tộc nhân, không có thân quyến, lễ đầy tuổi của Thiết Tâm Nguyên tổ chức ở nhà, mẹ luộc trứng gà, một người ăn lòng trắng, một người ăn lòng đỏ, coi như qua một buổi lễ quan trọng. Vương Nhu Hoa có chút thương cảm, thấy có lỗi với con, Thiết Tâm Nguyên thì thấy đây là sinh nhật tuyệt vời nhất của mình, đó là tính luôn cả kiếp trước.

Mong rằng sinh nhật mười tuổi, rồi mười lăm, hai mươi tuổi mau mau tới để còn giúp được mẹ.

Trẻ con không có tiếng nói, hiện giờ Thiết Tâm Nguyên cần nhất là quyền lên tiếng, không làm được đứa bé vỏ ốc nữa, mẹ rất thông minh không ngừng tổng kết ra kinh nghiệm làm nước dùng, sử dụng gia vị hồ ly ăn trộm được, giữ tính nhất quán cho nước canh Thiết gia.

Phiên tăng kia chắc chắn không chết, ông ta tới đây không phải để chết một cách vô cớ ngu xuẩn như vậy được, thời Tiền Đường có phiên tăng Ấn Độ dùng kim cương chất lượng kém giả mạo xá lợi Phật, kết quả bị danh thần Phó Dịch dùng sừng linh dương đập nát, từ đó phá được trò lừa đảo.

Nay lại có phiên tăng tới, lần này hẳn bọn họ càng bí ẩn hơn, thuật cải tử hoàn sinh là thủ đoạn chính.

Y nghĩ kỹ lắm rồi, chọn mình chẳng qua là vì hai mẹ con họ là hàng xóm duy nhất của hoàng gia, nếu như xuất hiện chuyện thần kỳ sẽ rất dễ dàng truyền tới tai thiên tử.

Thiết Tâm Nguyên không thích bị người ta lợi dụng, hơn nữa còn bị lợi dụng ghê tởm như thế.

Thiết Tâm Nguyên bi ai cho rằng, ở thời đại mông muội người ta cho rằng đâu đâu cũng có thần linh, hoàng đế vì một chút hiện tượng thiên nhiên mà hạ chiếu tự trách tội mình thì làm sao nhìn thấu được thuật cải tử hoàn chinh của phiên tăng?

Muốn phủ nhận một sự kiện bản thân tận mắt trứng kiến, thứ nhất cần trí tuệ siêu phàm và dũng khí, thứ hai cần da mặt dày hơn người thường.

Mà người có trí tuệ siêu phàm thường không tùy tiện lên tiếng, bọn họ thích nhìn thấy người ta bị người thông minh hơn đùa bỡn, mình ở sau lưng cười nhạo, tách bạch bản thân với những người ngu muội.

Người mặt dày ở Đại Tống thì nhiều lắm, nhất là quan trường, nhưng trước khi lợi ích cá nhân bị xâm phạm, bọn họ tuyệt đối không vận dụng da mặt dày trợn mắt nói dối.
Bạn cần đăng nhập để bình luận