Tam Quốc Thiết Kỵ Định Giang Sơn
Chương 27: Oan uổng
Nghe Giả Hủ nói xong, Lưu Bằng hận không thể một cái tát giết chết hắn, lão hồ ly này nói cũng như không, lời này ai mà không có khả năng nghĩ ra được, một chút đề nghị thực chất cũng không có, Hoàng Cân Tặc có gần ba mươi vạn, hắn mới một vạn binh mã, như thế nào tránh nặng tìm nhẹ? Làm thế nào để tìm kiếm thời cơ? Về phần chiêu mộ binh sĩ, trước khi đi hắn đã dặn dò Hoàng Trung. Chẳng lẽ độc sĩ trong Tam quốc chỉ có chút năng lực này? Đừng như vậy nhé, tên tuổi của Giả Hủ ở thời Tam Quốc vẫn rất trâu bò, chẳng lẽ là do mình xuyên không tới nên chỉ số thông minh cũng tăng lên.
Thật ra Lưu Bằng đúng là trách oan uổng Giả Hủ, hắn có thể tiên tri trước, hoàn toàn là do nắm giữ lịch sử, mà Giả Hủ có thể đề xuất chiêu mộ binh lính, mua chiến mã, coi như là ở thời Tam Quốc tương đối có tầm nhìn xa trông rộng, huống hồ Giả Hủ am hiểu nhất chính là âm mưu quỷ kế cùng phỏng đoán lòng người, chưa thấy quân chủ tướng địch, hắn làm sao biết Trình Chí Viễn đang suy nghĩ cái gì đây? Làm thế nào để tấn công?
"Tiên sinh cho rằng phái ai đi lấy hoàng kim thì tốt?"
"Chủ công, Điển Vi là thích hợp nhất, bởi vì hắn đối với Chủ công trung thành nhất, hơn nữa Điển Vi tướng mạo mặc dù nhìn thô tục, nhưng lại thô có mỹ, tính cách tỉ mỉ, phái hắn đi lấy hoàng kim, vận chuyển về Quảng Dương là thích hợp nhất. Tuy vậy Chủ công cũng cần dặn dò Điển Vi, cẩn thận kẻ tên Đỗ Nghĩa này. ”.
Lưu Bằng gật gật đầu thầm nghĩ: "Bản lĩnh nhìn người của Giả Hủ này không phải chuyện đùa đâu, nếu mình không phải ở kiếp trước hiểu rõ Điển Vi, cũng không có khả năng biết lòng trung thành của Điển Vi là hàng đầu Tam Quốc, Giả Hủ mới cùng Điển Vi ở chung một tháng, đã có thể nhìn ra lòng trung thành của hắn, có thể nói là thuật nhìn người giao việc rất giỏi. ”.
"Vậy chuyện này giao cho tiên sinh đi, chuyện cụ thể do tiên sinh nói với Điển Vi, ta sẽ gọi hai khúc nhân mã cho ngươi, chỉ cần nhớ một câu, hoàng kim nếu có nhất định phải vận chuyển về Quảng Dương." Nói xong bèn xoay người rời đi.
Lưu Bằng cưỡi trên ngựa, hướng quân hầu đang áp giải Đỗ Nghĩa nói: "Ngươi tên gì? Có nguyện vọng kiến công lập nghiệp không?” Quân Hầu nghe được lời này, vội vàng nói: "Mạt tướng Trình Thiết tự Chân Ích, nguyện nghe Đô úy sai bảo. “.
"Được, Trình tướng quân chờ nghe lệnh, lệnh cho ngươi dẫn binh mã bản bộ nghe theo mệnh lệnh của quân sư, không được có sai sót."
"Rõ!"
Thời Đông Hán, quân đội biên chế thành năm người một ngũ, mười người một thập, trăm người một đồn, năm trăm người làm một khúc, một khúc sĩ quan gọi là quân hầu, năm khúc còn gọi là một bộ, thiết lập quản lý giáo úy. Ngũ bộ thì gọi là tiểu doanh, do tướng quân quản lý. Tuy vậy vị trí tướng quân thời Đông Hán, bình thường gặp chiến sự không bỏ, chiến sự qua đi, lập tức bãi bỏ.
Nhìn Trình Thiết đi tìm Giả Hủ, Lưu Bằng trong lòng vui vẻ nói: "Nếu Giả Hủ nhân cơ hội này chạy trốn, chỉ sợ đầu sẽ rơi khỏi cổ, Tuy vậy Giả Hủ đại tài, há có thể không tính trước mình có hậu thủ, hẳn là sẽ không trốn, chỉ cần hắn chịu vì mình làm việc, về sau sẽ có thêm một con dao giết người không thấy máu. ”.
Hắn thấy Chu Hãn đang xử lý tù binh bèn hô lên, nói: "Hôm nay ngươi trảm tướng lập công, làm thủ công, thưởng trăm tiền.” Chu Hãn nói một tiếng cảm ơn. Lưu Bằng phất tay bảo gã lui xuống, hắn thì cầm Bạch Long Thương ở bãi đất trống diễn luyện thương pháp.
Hôm nay tàn sát hơn ba trăm Hoàng Cân Tặc, trong lòng Lưu Bằng không có một chút áy náy, trong loạn thế, mạng người như cỏ rác. Trách chỉ trách bọn họ đi nhầm đường, chọn nhầm người để theo, ai bảo Đỗ Nghĩa này mang theo bọn họ đi làm giặc cướp, nói vậy trên tay bọn họ cũng đã dính đầy máu tươi của dân chúng vô tội, chính mình giết bọn họ, coi như là thay những dân chúng vô tội đòi lại một công đạo mà thôi.
Chạng vạng, Trần Đáo suất lĩnh tám ngàn binh lính chạy tới, sau khi tìm được chỗ cắm trại, Lưu Bằng lệnh cho chúng tướng quân nghị sự, tới là Trần Đáo cùng thủ hạ ba quân Tư Mã, Lưu Bằng đương nhiên nói: "Thượng Cốc trưa mai mới có thể đến, bổn tướng đã phái ra thám phục, đi tìm hiểu tin tức. Triệu các ngươi tới đây, chính là muốn nghe ý kiến của các ngươi, Hoàng Cân Tặc ôm binh được xưng là gần ba mươi vạn, bản thân Trình Chí Viễn càng không phải loại thiện tướng, nhưng quân ta chỉ có một vạn, làm sao có thể trợ giúp Thượng Cốc thủ quân, làm sao có thể không bị Hoàng Cân Tặc bao vây? ”.
Ba quân Tư Mã phía dưới đều toàn là võ phu, nào hiểu nên đánh thế nào, trước kia đều là cấp trên nói nên làm thế nào, bọn họ bèn đánh như thế, Lưu Bằng vừa dứt lời, ba người bèn trợn mắt ốc nhồi lên, nhìn Trần Đáo dở khóc dở cười, Trần Đáo đành phải đứng dậy nói: "Đô úy, mạt tướng cho rằng, quân ta chỉ có một vạn, mà tặc quân có gần ba mươi vạn, cho dù đại đa số đều là kẻ già yếu bệnh tật, cũng không phải lực lượng quân ta có thể địch được, bởi vậy mạt tướng đề nghị, ngày mai tạm hoãn hành quân, đợi đến buổi tối, dưới sự xuất kỳ bất ý, tập kích doanh trại chính của tặc quân, chỉ cần đốt được lương thảo của tặc quân, Hoàng Cân Tặc có thể không chiến tự lui, đến lúc đó quân ta mai phục ở nơi tặc quân đi ngang qua, lấy thiết kỵ làm chủ, nhất định có thể giết quân địch người ngã ngựa đổ. ”.
- Giải thích về một số chức quan như sau:
1. Chức Tư đồ là hương quan thời cổ nắm giữ việc giáo hoá. Bắt đầu có từ thời Tây Chu, đời Tần không đặt. Thời Ai Đế nhà Tây Hán đổi gọi Thừa tướng là Đại tư đồ. Thời Đông Hán lại đổi gọi là Tư đồ, là một trong “tam công”, chủ quản việc giáo hoá. Thời Tuỳ Đường về sau, có lúc Tư đồ tham dự chính sự, nhưng đa phần là hư chức. Đời Thanh gọi Hộ bộ Thượng thư là Đại tư đồ.
2. Chức Tư không là quan viên chủ quản công trình kiến trúc, chế tạo xe cộ khí giới. Bắt đầu có từ thời Tây Chu, đời Tần không đặt. Thời Thành Đế nhà Tây Hán đổi gọi Ngự sử đại phu là Đại tư không. Đầu thời Đông Hán đặt chức Đại tư không. Sau đời Tuỳ bỏ chữ “đại” đổi gọi là “Tư không”. Thời Hán Hiến Đế thì phế bỏ Tư không, đổi đặt Ngự sử đại phu. Từ thời Tuỳ Đường về sau đa phần là hư hàm biểu thị sự tôn kính. Thời Nguyên về sau bỏ, nhưng cũng quen gọi Công bộ Thượng thư là Đại tư không.
3. Chức Tư mã là quan viên nắm giữ quân chính và quân nhu. Bắt đầu có từ thời Tây Chu. Đời Tần không đặt. Thời Vũ Đế nhà Tây Hán phế bỏ Thái uý, đặt Đại tư mã, nắm giữ đại quyền quân chính của cung đình, nhân đó, từ “Tư mã” được đời sau dùng làm biệt xưng Binh bộ Thượng thư, đồng thời gọi Binh bộ Thị lang là Thiếu tư mã. Thời Đông Hán gọi lại Đại tư mã là Thái uý, dưới Đại tướng quân, nắm giữ quân đội. Đến đời Tống, Tư mã đều là quan viên phủ quân, dưới Đại tướng quân, tham dự mưu hoạch quân sự. Thời Tuỳ Đường, dưới Thứ sử các châu địa phương đặt chức Tư Mã cho một người. Vốn là tá quan của châu quận, sau đa phần dùng để an trí quan viên bị bãi truất giáng chức trục xuất khỏi kinh thành, như Bạch Cư Dị là “Tả thiên Cửu Giang quận Tư mã”, Liễu Tông Nguyên cũng từng bị biếm làm Vĩnh Châu Tư mã. Hai triều Minh Thanh gọi Phủ Đồng tri là Tư mã.
4. Chức Tư khấu là quan viên thời cổ nắm giữ hình ngục, trảm sát. Bắt đầu có từ thời Tây Chu, thời Xuân Thu, thời Tần theo dùng. Về sau, các triều đại lấy “Đại tư khấu” làm biệt xưng cho Hình bộ Thượng thư, Hình bộ thị lang thì gọi là Thiếu tư khấu.
Hết giải thích.
Bạn cần đăng nhập để bình luận