Tế Thuyết Hồng Trần

Chương 555: Trong tai họa phải có lòng tin (1)

Lý Khiêm vốn là Công bộ phía dưới trướng Lang Trung Thủy bộ, hiện giờ là quan tứ phẩm của Công bộ Thị Lang.
Một thân giỏi việc nước, giỏi luôn cả việc bên bộ phận sự khác, năm đó miếu thờ vạn dặm quanh sông Khai Dương sụp đổ, Hoàng Đế cho rằng do kênh rạch nổi lũ, quan viên được phái đi điều tra vừa đúng là Lang Trung Thủy Bộ vừa nhậm chức, Lý Khiêm.
Lần này Lĩnh Đông gặp lũ lụt, Phụ tể tuổi tác đã cao đích thân phụ trách phía hậu phương, mà Lý Khiêm cầm theo lệnh bài cùng bảo kiếm của thiên tử đi đến khu vực gặp thiên tai, trong lòng của gã có gấp gáp đồng thời cũng có chí khí ngút trời.
Đương nhiên có chí khí thì có chí khí, Lý Khiêm cũng chuẩn bị rất tốt, không những mang theo rất nhiều lương thực còn phái người phóng ngựa đi Trường Phong Phủ một chuyến, mời một vị cự tượng tới đây.
Chẳng qua, khi đội ngũ khâm sai đi đến khu vực thiên tai, cảm xúc đắc chí vốn vẫn luôn trong lòng Lý Khiêm càng lúc càng mờ nhạt, tâm trạng cũng càng lúc càng nặng nề.
Đồng dạng tâm trạng nặng nề còn có toàn bộ người trong đội ngũ, bao gồm cả Sở Khánh Lâm được mời từ Trường Phong Phủ cùng thêm một người đi chung nữa là Sở Hàng.
Đây là còn chưa tới nơi tình hình thiên tai nghiêm trọng nhất, những nơi đội ngũ khâm sai đi qua đã có tiếng than kêu oán vang vọng khắp cả trời đất, mọi nơi đều hoang tàn, thậm chí có nơi còn chưa cơ cấu chế độ quan viên xong.
Cho đến khi tới Đăng Châu, tâm trạng mọi người đều đã chìm đến vực sâu.
Thành Đăng Châu còn chìm trong nước lũ, chỗ nghênh đón đội ngũ khâm sai là một nơi địa hình tương đối cao gần núi phía ngoài thành.
Khi thấy đội ngũ khâm sai đến, không chỉ quan viên cưỡi ngựa cùng đám Thiên Sư vênh váo, còn đang chở một xe lương thực, Thông phán Đăng Châu người đã chống đỡ một thời gian dài đã xém rớt nước mắt.
Gã dẫn theo quan viên còn sót lại, vội vàng đi đến, nhịn không được cao giọng la.
"Đại nhân! Đại nhân ! hạ quan đã chờ ngài lâu lắm rồi, cuối cùng ngài cùng tới ! ".
Lý Khiêm lập tức lại gần, chạy chậm đến tên quan viên Đăng Châu trên người không chỗ nào sạch trước mặt, đại nội thị vệ cầm Thiên Tử Kiếm chăm chú đi theo phía sau.
"Miễn lễ! Tri Châu đại nhân của các ngươi đâu?"
Thông phán Đăng Châu đứng dậy, buồn bã nói.
"Hôm ấy lũ lụt ập tới, Ngô đại nhân cũng đã mất tích trong cơn hồng thủy, đến bây giờ sống không thấy người chết không thấy xác, quan chức lớn nhỏ ở Đăng Châu mất tích hoặc gặp nạn trong cơn hồng thủy gồm có vài chục người."
Quan viên còn như thế, nghĩ thôi cũng biết trăm họ chỉ thêm càng thảm!
Đây là tình hình thiên tai nghiêm trọng nhất Đăng Châu, Lý Khiêm nhìn bốn phương, tự hỏi còn có nơi nào được coi là cõi yên vui nữa hay không.
Sở Hàng đứng bên cạnh phụ thân là Sở Khánh Lâm, sắc mặt hai người đồng thời chấn động nhìn bốn phương, đây là Đăng Châu đó, địa điểm giàu có đông đúc bậc nhất Đại Dong.
Giờ này khắc này, trên đỉnh núi lớn, Dịch Thư Nguyên cũng nhìn về phía đội ngũ khâm sai đi vòng quanh đường núi, từ trong ánh mắt của hắn có thể nhìn thấy tử khí của Thiên Tử sát cánh cùng, toàn bộ đội ngũ đều tề tựu ở đây thật giống một cỗ khí tức bén nhọn phá sương mù xông vào khu vực tai họa.
Trong lòng Dịch Thư Nguyên sinh ra một cỗ ý nghĩ, phảng phất giống như đang nhìn hai cỗ vận số tranh chấp !
Loại tình hình nghiêm trọng như thế, tất nhiên Lý Khiêm không thể nào có mấy hoạt động khâm sai hưởng lạc gì, trước khi đến đây gã đã có kế hoạch, đến nơi thông qua khảo sát cẩn thận thì có điều chỉnh kế hoạch lại một chút.
Trung tâm tị nạn thiên tai của Lĩnh Đông tất nhiên là ở Đăng Châu, nơi ở tạm thời của khâm sai là ở khu vực địa hình tương đối cao, tình hình thiên tai ở đây nhẹ hơn.
Với sự hỗ trợ từ hậu phương của các quan viên, lại có Hoàng Đế hỗ trợ không có thứ gì cản đường, cho nên Lý Khiêm đương nhiên có thể thoải mái thi triển quyền cước.
Ngoại trừ quản lý các khu vực quan viên bên ngoài khu thiên tai, chủ đạo cứu giúp các khu thiên tai của Lý Khiêm tổng công là 3 biện pháp.
Thứ nhất là từ thiện: Lập rạp phát cháo, nhưng vẫn phải giới hạn vì lương thực không đủ, chỉ có thể đảm bảo dân chúng không thể chết đói.
Thứ hai là chiêu mộ: Chiêu mộ thêm nhiều người lao động, lấy công giúp sức, cam đoan bao ăn, hơn nữa có thể lấy gạo vào mì làm thù lao.
Thứ ba là công việc: Điều tra địa hình mặt đất xác định tuyến đường, tập hợp hết thảy sức mạnh, đào đường sông, đục kênh mương dẫn đường nước, trong đó cũng bao gồm cứu trợ dân bị kẹt do thiên tai, xây dựng các khu tị nạn cho dân.
Ba biện pháp này nhìn như đơn giản, thực ra chỉ cần thực hành đúng chỗ, hiệu quả dựng sào thấy bóng, khó khăn thật sự đó là quản lý khu vực thiên tai như thế nào.
Đương nhiên ngoại trừ những thứ đó ra thì còn cần phải cố gắng trù tính về mọi mặt, ví dụ như nhu cần đại phu, thảo dược, dụng cụ….
Lý Khiêm vốn là quan viên Công Bộ, lại vô cùng giỏi việc nước, gã căn bản không thể nào an tâm ở lại dinh quan, cho nên các việc như đo vẽ bản đồ, khơi thông đường mương đều có mặt của gã.
Trong nửa tháng tiếp theo, tình hình lũ lụt vẫn luôn có thể bộc phát bất cứ lúc nào.
Bởi vì mấy ngày liên tiếp thỉnh thoảng trời sẽ mưa, tình hình kênh mương vô cùng không ổn định.
Nhưng tin tức tốt là công cuộc trị thủy vốn hỗn loạn đã dần dần đi vào quỹ đạo, trở nên đâu vào đấy.
Lưu vực sông chỗ Đại Thông Hà, có một nhóm người đứng ngay bờ sông cởi trần cầm dây thừng hệt như đang kéo co, lại có người ngâm mình trong nước, tập hợp cùng nhau vác gỗ, cắm cộc.
Trên thân mỗi người đều cột dây thừng, hai bên còn có người chuẩn bị tiếp ứng.
"Một hai ba."
"Một hai ba."
Sở Hàng cũng cởi trần, cùng một đám hán tử Đăng Châu vác một khúc gỗ làm xà beng, dùng cuống họng đã có chút khàn, rống to.
"Dùng hết sức bình sinh cho ta, một hai ba ! ".
Nơi đây chẳng những là đường nước chảy mấu chốt, địa hình hai bên cũng là chỗ sơn mạch nhỏ gia nhau hội tụ, vào lúc này đục kênh mương ở đây là phi thực tế.
Sở Hàng dẫn theo đội ngũ, phương pháp xử lý chính là trước chuyển sau đó mới lại khai thông.
Mọi người căng cứng cơ bắp, người nào người nấy đều đỏ mặt, chân đạp dưới mặt đất trơn trượt, nhưng không ai than khổ than mệt, đây là đang cứu lấy quê hương của mình!
"Ầm."
Một cột gỗ thô phía trước bị rút lên, phía sau cũng bị nạy ra, đống mảnh vỡ vụn chặn đứng đường sông cuối cùng cũng bị dỡ ra.
"Mau tránh ra ! ".
Có người hô to, mọi người nhao chạy trốn qua hai bên, người đứng đằng xa lại ra sức nắm dây thừng, kéo đồng đội lên bờ.
"Ầm ầm." Một tiếng, đống vật lớn ngăn cản đường nước lũ đã bị lấy ra, nước phía sau chảy cũng nhanh hơn.
"Đã thông! Nơi đây đã thông rồi!"
"Quá tốt rồi!"
Mọi người hoan hô, vị trí mực nước mọi người đang đứng giảm xuống, dần dần có thể nhìn xuyên qua mặt nước đục thấy được ruộng đồng.
Bạn cần đăng nhập để bình luận