Thập Niên 60: Xảo Tức Phụ

Chương 231: Ở Nhà Chờ Anh

Chương 231: Ở Nhà Chờ AnhChương 231: Ở Nhà Chờ Anh
Hàn Quốc Bân cười cười, nghĩ Trần Nhu chắc là rất thích. Về sau nếu như anh có thể kiếm nhiều tiền hơn thì sẽ mua cho cô nhiều hơn nữa.
Hàn Quốc Bân ở nhà, mấy việc động tay động chân đều là anh làm.
Nấu cơm giặt tã quét tước phòng ốc, tất cả đều không cần Trần Nhu động tay vào.
Nhưng qua ngày hôm sau anh lại phải vào huyện chạy xe.
"Anh ra ngoài phải tự mình cẩn thận, em và mấy đứa nhỏ đều ở nhà chờ anh." Trần Nhu vẫn là những lời này.
Hàn Quốc Bân gật đầu: "Vợ, em cũng đừng mệt nhọc quá, cứ ở nhà chăm sóc cho con gái là được."
Lần này Hàn Quốc Bân chạy xe thời gian lâu hơn mọi khi một chút, bởi vì có một số nơi thu hoạch sớm. Từ đầu tháng chín mọi người đã tất bật bắt đầu thu hoạch vụ thu.
Tất cả các chuyến xe đều được trưng dụng, cũng bắt đầu phụ trách vận chuyển lương thực.
Thế cho nên Hàn Quốc Bân chỉ có thể tranh thủ thời gian viết phong thư gửi về nhà.
Thời điểm tin về đến nhà, thu hoạch vụ thu trong thôn cũng đã bắt đầu được hai ngày, tuy có nhận được tin thì cũng biết Hàn Quốc Bân không kip quay ve.
Trần Nhu cầm tin sang nhà tìm Đại đội trưởng.
"Không có gì, Quốc Bân ở bên ngoài bận bịu thì cứ kệ cậu ấy, năm nay chúng tôi vẫn đủ người thu hoạch." Đại đội trưởng nói.
Trần Nhu gật đầu, mang theo con gái đi sang sân phơi lúa. Còn hai anh Hàn Hàng cùng Hàn Chu thì muốn làm gì thì cứ làm.
Hiện giờ Hàn Quốc Bân càng ngày càng bận, mọi người trong thôn cũng biết mỗi lần anh chạy xe đều phải chờ ở nơi khác một vài ngày. Phân bón thôn cần dùng là được Hàn Quốc Bân vận chuyển về, đã có những thôn khác nghe tin tới nhờ cậy rồi. Tuy nhiên nông sản thôn bọn họ làm ra vì được Hàn Quốc Bân hỗ trợ nên bao giờ cũng nhiều hơn thôn khác.
Trữ bỏ được sâu bệnh, tăng gia sản xuất trong thôn cũng tăng không ít.
Đối với việc anh không làm việc nhưng vẫn nhận đầu lương mỗi người, nhất định là có người ý kiến, nhưng cũng chỉ là ngẫu nhiên trào phúng hai câu rồi thôi.
Thu hoạch vụ thu năm nay khiến mọi người lo lắng hơn nhiều so với năm vừa rồi, bởi vì tiết quốc khánh vừa mới đi qua, thời tiết đã có chút âm u.
Dưới ruộng vẫn còn rất nhiều lương thực chưa được thu hoạch xong, trời nếu như đổ mưa xuống thì sẽ khiến người người tuyệt vọng mất. Sân phơi lúa bên này cũng đã lập sẵn trận địa sẵn sàng đón địch, lương thực vừa phơi nắng vừa phải thời thời khắc khắc chú ý.
Không chỉ trong thôn họ chạy đua với thời tiết mà các thôn khác cũng cùng một dạng. Thời tiết như vậy, ai còn dám chậm rì rì nữa?
Không khác gì công tác chuẩn bị cho chiến tranh.
Cũng may sắc trời tuy không được tốt cho lắm, nhưng cuối cùng vẫn không đổ mưa, lương thực đã được thu hoạch hoàn tất.
Nhà họ Trần bên kia cũng huy động toàn bộ nhân khẩu, kẻ cả bà Trần lần này cũng phải dồn hết sức lực mà làm.
Bận rộn thu hoạch xong thì sức khỏe bị hao tổn khá nhiều.
"Mẹ, sao lại mệt đến độ này?" Trần Nhu nhanh chóng pha cho mẹ một cốc sữa mạch nha, nói.
"Còn tại sao nữa, vì thời tiết ẩm ương nên phải dùng hết tốc lực thu hoạch lương thực, ai chịu nổi?" Bà Trần nói. Nếu như lương thực không kịp thu hoạch, mưa xuống phá hủy cả ruộng, như vậy có khác nào đâm vào tim người làm nông.
Tuy rằng toàn thôn già trẻ đều mệt đến mức mất nửa cái mạng, nhưng hiện giờ cũng coi như xong xuôi, bằng không nỗ lực cả năm đều uổng phí, như thế mới gọi là tuyệt vọng.
Uống một ngụm sữa mạch nha, lại nói tiếp: "Uống một ngum cho ngọt miệng là được, con mau cất đi để cho mấy đứa Hàng Hàng uống."
"Mẹ cứ uống đi, mấy đứa nó hàng ngày uống không ít đâu." Trần Nhu nói.
Thu hoạch vụ thu vất vả, hai đứa đi theo thế nhưng không hề giảm nhiệt tình, chỉ là hơi quá sức, buổi tối về nhà ăn cơm đều ngủ gà ngủ gật, ăn xong cũng chẳng kịp tắm mà lên giường ngủ luôn.
Nhưng đừng nhìn chúng mệt như vậy, buổi sáng ngày hôm sau lại đồi dào sức sống như cũ. Tinh lực của trẻ con lúc nào cũng tràn đầy như vậy.
Đương nhiên Trần Nhu cũng cho hai đứa ăn không ít đồ bổ.
Bà Trần nghe cô khuyên thì mới uống, hỏi: "Quốc Bân lần này vẫn chưa về sao?"
"Chưa ạ, đúng dịp ở đó cũng bắt đầu thu hoạch vụ thu, đoàn xe bọn họ đã được trưng dụng, anh ấy có gửi thư về báo cho con." Trần Nhu đáp.
Bạn cần đăng nhập để bình luận