Thập Niên 60: Xảo Tức Phụ

Chuong 351: Biet Le Phai

Chuong 351: Biet Le PhaiChuong 351: Biet Le Phai
"Như vậy cũng phải, trong thành cũng không có sông nước gì, đúng là sẽ không quen lắm" Mẹ Trần nói tiếp: "Trong nhà vẫn để dành trứng ngỗng, chờ ngày mai anh ba con vào thành, mẹ nhắn cho cha con, chờ bao giờ nó đến đây mang theo cả trứng ngỗng trong nhà đến đây cho mấy đứa nhóc ăn bồi bổ thân thể".
"Chỉ có một con như vậy, mẹ giữ lại cho nhà mình ăn đi, chị dâu ba cũng có thai rồi" Trần Nhu cho củ cải và thịt dê đã cắt xong vào nồi bắt đầu hầm, cười nói.
"Cái thai này của chị dâu ba của con đến vừa đúng lúc, mỗi ngày đều có trứng gà ăn, lần trước mẹ con hầm một con gà cho cha con bồi bổ, cha con cũng chia bớt ra ngoài không ít, làm sao có thể bạc đãi cô ta chứ" Mẹ Trần nói.
Trân Nhu cười nói: "Vậy mẹ và cha con cũng phải ăn".
"Ở nhà có ngỗng còn có thể thiếu ăn được sao?" Mẹ Trần nói.
Trân Nhu cũng không nói gì, trong nồi có thịt dê hầm củ cải, cô lại đem dưa muối mà chị tư cắt xong rồi còn có đuôi heo và thịt ba chỉ heo đã được cắt ra thành miếng nhỏ bỏ vào xào món dưa muối xào thịt heo ăn cực kỳ ngon.
Rửa sạch một cây cải trắng làm cải trắng muối chua, lại xào thêm một đĩa trứng gà, đây là cơm trưa.
"Ăn một bữa như vậy, nếu để người ngoài nhìn thấy, ai cũng phải líu lưỡi" chị tư cười nói.
"Líu lưỡi thì líu lưỡi, mẹ ruột chị ruột của em đến đây, còn không cho em làm chút đồ ăn ngon hả?" Trần Nhu ôm nhóc tư, đút vào trong miệng bé một miếng trứng gà.
Nhóc con ăn đến thơm nức, ăn xong Trần Nhu lại bón cho bé một thìa cơm, ba anh em Hàn Hàng, Hàn Chu và Hàn Chanh đã không cần người chăm SÓC.
Mẹ Trần vội vàng gắp đồ ăn cho mấy đứa, Hàn Hàng nói: "Bà ngoại tự ăn đi, bọn con tự ăn được rồi".
"Mẹ không cần nhìn bọn chúng đâu, đều đã lớn như vậy, tự mình ăn được rồi, mẹ ăn đi" Trần Nhu nói, rồi múc cho mẹ cô một muỗng thịt dê, cũng múc cho chị cô một muỗng, nói: "Đừng để thừa lại, buổi tối ăn cá, để lại không mới, ăn cũng không ngon nữa".
Mẹ Trần và chị tư cũng liền ăn, bữa cơm này đúng là không còn gì để nói, ăn đến cả người thoải mái.
Ăn xong Hàn Hàng thu dọn chén đũa đi rửa.
"Để bác tư rửa cho" chị tư nhận lấy mâm bát, nói: "Con đi học đi”.
"Bác tư, đây là việc của con, bác với bà ngoại vào nhà nói chuyện với mẹ con đi, nghe một chút radio là được rồi" Hàn Hàng nói.
Sau đó nhóc liền rửa chén và thu dọn phòng bếp. Nhìn động tác lưu loát, xem ra cũng đã làm quen tay rồi.
Chị tư vào nhà nói với em gái, Trần Nhu nói: "Hôm nay là nhóc cả, ngày mai là nhóc hai, hai đứa nó thay nhau làm”.
"Bọn chúng đều là con trai, lại còn nhỏ như vậy, sao em lại để cho bọn chúng làm việc này?" chị tư nói.
"Kỳ cục." Mẹ Trần cũng nói con gái mình.
Trần Nhu khó hiểu nói: "Sao lại không thể làm việc này, về sau bọn họ có muốn lấy vợ hay không, thế hệ này của bọn họ là được đi học như nhau, vợ tương lai của bọn chúng nhất định cũng sẽ có công việc của mình, việc nhà không làm thì sao được chứ, dễ dàng xuất hiện mâu thuẫn gia đình".
"Từ đâu ra lời nói ngụy biện này, chị chưa bao giờ thấy đàn ông làm việc nhà!" chị tư liếc mắt xem thường.
"Đó là chị tư ít thấy thì coi như lạ thôi, lúc Quốc Bân ở nhà, việc gì em cũng không phải làm, chỉ cần phụ trách việc nấu cơm, nếu không phải em ghét bỏ anh ấy thì ngay cả nấu cơm xào rau anh ấy cũng không cần em" Trần Nhu nhướng mày nói.
"Con còn dám nói, may đứa ở trong thôn cũng không ít người nói con lười, lời cũng truyền đến tận bên này của mẹ rồi, còn để đàn ông giặt quần áo cho con, đúng là không biết quy tắc gì cả" Mẹ Trần nói
"Về sau mọi người sẽ biết, để cho con trai giúp làm việc nhà cũng là bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của bọn họ" Trần Nhu nói.
Mẹ Trần và chị tư đều phản đối ý kiến đó, nhưng phản đối cũng vô dụng, con ai người đó nói.
Bỏ qua đề tài này, Mẹ Trần ngồi trên giường đất nói: "Tuy rằng đã vào thành, nhưng hiếu kính cha mẹ chồng con cũng không được thiếu".
"Không ít đâu, lương thực phải đưa mỗi năm vẫn đưa đủ, những lúc khác thì đường đỏ gì đó, cùng đều đưa về" Trần Nhu nói.
Mẹ Trần bây giờ mới gật gật đầu.
Người không ở trong thôn nhưng tiền và đồ vật đưa về cũng không thể thiếu được, không được tranh hơn thua với người già, nếu không thì có lý cũng thành vô lý.
Bạn cần đăng nhập để bình luận