Thập Niên 60: Xảo Tức Phụ

Chương 388: Dù Lớn Vẫn Là Con Của Mẹ

Chương 388: Dù Lớn Vẫn Là Con Của MẹChương 388: Dù Lớn Vẫn Là Con Của Mẹ
Trần Nhu bình thường đều gọi là xưởng ép dầu, anh ba cô rất thích cái tên này, cảm thấy khí phái.
Nhưng kỳ thật bên trong chỉ có hai máy ép, bà Trần thấy thế thì cứ gọi thẳng là xưởng nhỏ.
Hai máy ép dầu bên trong cũng đều là Hàn Quốc Bân vẫn chuyển từ phương nam về giúp cho Trần tam ca, dùng vô cùng tốt, hiệu suất cũng cao.
Cho nên anh ba cô ở dưới đó hiện giờ là ông chủ xưởng dầu, lấy dầu phộng làm chủ, không ít lần đi khắp nơi thu mua đậu phộng trở về.
Trước khi Hàn Quốc Bân rời nhà chạy xe chuyến này, anh ba cô còn đặc biệt lên đây tìm anh, chính là muốn nhờ Hàn Quốc Bân mua giúp cho xưởng thêm hai bộ máy ép.
Nếu như có thêm máy ép, sau này có thể giúp cho cửa hàng của Trần Nhu cung ứng được nhiều dầu đậu phộng hơn.
Hiện giờ bởi vì chỉ có hai bộ, dầu đậu phộng mang lên đây cho Trần Nhu bán thường hay bị gián đoạn.
Rốt cuộc dầu đậu phộng Trần Nhu bán là dầu nguyên chất, cho dù giá hơi đắt thì mọi người vẫn rất yêu thích, vẫn hay mua.
Lần trước có mang lên đây ba cái lu lớn toàn dầu, mỗi lu có một nửa, đổ đầy sợ trên đường vân chuyển bị tràn ra.
Vừa lên đã được thím Hà mua mất một ít, lưu lại cho nhà mình nửa lít, cho cháu ngoại trai Chu Xuyên nửa lít, còn lại cũng chia cho mấy đứa con gái mỗi đứa một ít.
Sau khi dùng qua không có ai nói không tốt.
Chỉ ngặt một nỗi là không có nhiều, thường xuyên bị gián đoạn.
Nhưng sau lần thu hoạch vụ thu này, đầu đậu phộng dầu đậu nành nhất định là số lượng phong phú. Đã đến cuôi năm, số lương thu hoạch được rất nhiều.
Đương nhiên anh ba cô đã tính toán mở rộng sản xuất, đi thu hoạch đậu phộng đậu nành ở các tỉnh khác nữa.
"Năm nay anh cả anh hai con thu hoạch như thế nào?" Trần Nhu đưa cho nàng mẹ một trái cà chua đã rửa sạch, hỏi.
"Đều rất không tồi." Bà Trần đáp, sau đó có chút trào phúng: "chị dâu cả chị dâu hai con còn đỏ mắt với cái xưởng nhỏ của thằng ba, còn định vào đó kiếm chác đấy."
"TRước kia không phải anh ba đã hỏi qua sao, bảo họ cùng góp tiền tiết kiềm, hợp tác mua máy ép dầu, đến lúc đó kiếm được tiền rồ lại chia theo số đã góp, anh cả anh hai không phải đã từ chối rồi sao." Trần Nhu nói. "Muốn chúng nó bỏ tiền thì chúng không chịu, hiện giờ thấy xưởng ăn nên làm ra, cũng càng ngày càng tốt, thì mới nảy lòng tham." Bà Trần nói.
"anh ba con nói sao?" Trần Nhu hỏi.
"Anh ba con làm gì có chuyện kiên nhẫn nói mớ với hai đứa chúng, trực tiếp từ chối rồi." bà Trần mẫu đáp.
Trần Nhu cười cười: "từ chối là được rồi."
"Sau đó sắc mặt chị dâu cả chị dâu hai con không được tốt lắm." Trần mẫu nói.
"Đều đã chia nhà rồi, ai ở nhà nấy, các chị ấy sắc mặt khó coi thì cũng chẳng làm được gì." Trần Nhu không để ý lắm nói.
Trần mẫu cười cười, nói: "Thật ra con là người thông thấu nhất."
"Mẹ, con đã gần 40 tuổi rồi đó." Trần Nhu dở khóc dở cười, đã ba mươi mấy tuổi, cô còn có gì mà không hiểu nữa?
Thân thích gì đó, có thể ngồi xuống vui vẻ nói chuyện, vậy ngồi xuống nói. Nếu như không thể vật thì cô cũng chẳng quan tâm làm gì. Đây là cuộc sống mà, cần gì phải cưỡng cầu.
Hơn nữa ai cũng có tư tâm, hai ngời chị dâu kia của cô cũng có tâm tư không tốt là chuyện quá bình thường, có gì mà không hiểu.
Bà Trần nói: "Là sắp 40 tuổi, nhưng được Quốc Bân chăm sóc tốt, ta nhìn thế nào cũng vẫn thấy còn nhỏ."
Mỗi tháng cũng không biết tốn bao nhiêu tiền vào ăn uống với chăm sóc da mặt, nếu tính thì cô con gái nhỏ nhất này của bà đã hơn 30, nhưng nhìn gương mặt này mà xem, chăm sóc tốt nên nhìn không giống như người 30 tuổi.
Mấy người dưới thôn làm việc nhà nông, mới 25-26 tuổi nhìn đã già hơn cô rất nhiều, mặt mày không được mềm mịn như Trần Nhu.
"Con đâu có cần Quốc Bân nuôi, hai cái cửa hàng này của con cũng đủ nuôi chính mình rồi." Trân Nhu sửa lại cho đúng.
"Được được, con là đứa có khả năng nhất đã được chưa?" bà Trần nói.
"Cảm ơn mẹ đã khen, con chỉ đành nhận thôi." Trần Nhu cười nói.
Bà Trần cười mắng: "Đã bao nhiêu tuổi rồi mà cứ giống như trẻ con ấy."
"Có lớn đến đâu thì con vẫn là con của mẹ mà." Trần Nhu nói.
Bạn cần đăng nhập để bình luận