Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu
Chương 393. Ý định của chị hai
Về phần treo tiền và câu đối để cha Triệu và bác Triệu giải quyết. Ngoài ra còn có đèn lồng treo tường, pháo mừng năm mới chuẩn bị trước một hôm là được.
Ai cũng nói tới năm mới thì bận rộn nhưng Triệu Văn Thao không có chút cảm giác bận rộn nào.
Triệu Văn Thao nói: “Trước kia lúc mọi người còn sống chung không chỉ có chút việc này. Vừa đến lễ mừng năm mới là cảm thấy mỗi ngày đều không được rảnh rỗi!"
Diệp Sở Sở cười, nói: “Anh đang hoài niệm lúc cả gia đình lớn sống chung với nhau à?”
Hắn đáp: “Sống chung thì náo nhiệt, thế nhưng cũng phiền, cũng mệt mỏi. Được rồi, vẫn là sống cuộc sống riêng mình là tốt nhất, nhẹ nhõm tự tại!”
Triệu Văn Thao vừa nói vừa giơ con trai lên, bảo: “Đúng không con trai?”
Tiểu Bạch Dương cười khanh khách, kêu: “Cha, cao cao!”
Triệu Văn Thao lắc lắc con trai, nói “Đợi sang năm là Tiểu Bạch Dương có thể giúp cha mẹ làm một nửa công việc rồi. Có phải không con trai?”
Diệp Sở Sở nghe vậy buồn cười, sang năm Tiểu Bạch Dương mới hai tuổi, ở đâu ra có thể làm một nửa công việc thế. Ông chồng này đang mơ mộng hão huyền à.
Chị hai về đến nhà, lấy mạn việt quất ra cho anh hai xem, bảo: “Chúng ta hấp màn thầu để cái này vô, chua ngọt chua ngọt, có lẽ ăn sẽ rất ngon.”
Năm nay tuy rằng mệt mỏi hơn so với những năm qua, nhưng thu nhập không tệ, lễ mừng năm mới còn có quần áo mới, mấy bộ quần áo này đều là mới tinh hết, quần và áo choàng ngắn đều là làm từ vải mới. Tinh thần chị hai cực kỳ tốt, cũng rất hăng say bận một năm.
Năm ngoái, trong khoảng thời gian này, anh hai gần như đều bận việc ở phường đậu hũ, tới tối mới có thể trở về, đặt lưng trên giường lò là không muốn đứng lên. Nghe thấy lời chị hai nói, nhìn mạn việt quất, trông không hứng thú cho lắm.
Giọng nói anh hai mang theo sự mệt mỏi: “Cái trái này rất đắt đúng không? Em mua nó làm gì, mấy năm nay hấp màn thầu đâu có cái thứ này, không phải ăn cũng như nhau à.”
Chị ta bảo: “Đắt cái gì chứ, không tốn tiền! Là em chồng cho, đây cũng là người ta tặng cho em chồng đấy. Em chồng chia ra cho em và thím ba một ít, đem về nếm thử.”
Chị hai dùng giấy gói kỹ, chờ ngày mai hấp màn thầu sẽ bỏ vào.
Nghe thấy không cần tốn tiền anh hai liền thở phào. Không phải anh ta keo kiệt, thật sự là tiền kiếm được quá khó, mà tiêu tiền thì rất dễ dàng.
Anh hai nói: “Ngày mốt ông sáu sẽ mổ heo, ở trang trại thỏ, đến lúc đó em dẫn theo con đi di.”
Heo còn sống bọn họ đã bán rồi, lễ mừng năm mới cân được mấy cân. Anh ba bảo vợ và con đi cho đỡ thèm.
Chị hai sửng sốt, bảo: “Bảo bọn nhỏ đi di, em không đi đâu. Cả nhà đi thì không tốt lắm.”
Anh hai nói: “Một nhà em ba còn đi, thêm em có gì đâu? Mẹ nói, đến lúc đó bỏ nhiều rau khô chút, và sẽ chia cho chúng ta một ít món Sát Trư.”
Chị hai gật đầu, bảo: “Được rồi, đến lúc đó em sẽ đi.”
Anh hai nói: “Em đi sớm chút, giúp làm chút gì đó.”
Chị ta đáp: “Em biết rồi. À đúng rồi, thím sáu có đi không?”
Anh ta nói: “Thím ấy không đi, phải ẫm theo đứa bé nữa. Đã gần sang năm mới, bị cảm thì phải làm sao.”
Chị hai nói: “Cũng đúng, xa như vậy ẫm theo đứa bé cũng bất tiện. Thím sáu sẽ ở trang trại thỏ đón năm mới à?”
Anh ta đáp: “Không ở đó đón thì đón ở đâu. Đã qua một thời gian dài vậy rồi, trước khi em bốn chưa về thì họ không được về thôn đâu.”
Chị hai hỏi: “Vậy lễ mừng năm mới, sân cũ như thế nào? Dù thế nào cũng phải dán câu đối nhỉ?”
Anh hai đáp: “Cha sẽ chuẩn bị, đến chừng đó anh sẽ dẫn theo đám Thiết Đản đến dán.”
Chị hai hỏi tiếp: “Chú bốn có nói chừng nào về không?”
Anh hai nói: “Chưa, thế nào thì nó cũng phải kiếm được một khoản tiền, nếu không lúc về được yên sao?”
Anh hai thở dài, nói: “Bây giờ gần sang năm mới, người một nhà mà tách ra hai nơi. Hầy!”
Chị hai không cho là đúng: “Đây không phải đi ra ngoài kiếm tiền sao? Ở nhà có lẽ không kiếm được tiền.”
Anh hai rất hoài nghi: “Bỏ cả gia nghiệp rồi, hơn nữa có thể kiếm được bao nhiêu chứ.”
Chị hai nói: “Em nghe quả phụ Mã nói em trai của chị ta làm ăn lời không ít đâu, còn nói là năm sau có thể kiếm vợ được rồi. Chú bốn cũng tài giỏi, chắc chắn sẽ kiếm được nhiều hơn em trai của quả phụ Mã!”
Anh hai nói: “Lời quả phụ Mã nói em tin nổi à? Cho dù lời quả phụ Mã nói đáng tin nhưng em trai chị ta là loại gì đâu phải em không biết, nói năng mạnh miệng, lung tung. Ai mà biết thật hay giả!”
Chị hai nhìn sang đứa con thứ ba đang nằm sấp làm bài tập, bèn nói: “Nếu thật sự kiếm được tiền thì sao?”
Anh hai nói: “Vậy đương nhiên là tốt rồi. Cuộc sống em bốn cũng sẽ khá lên, lúc về xây một căn nhà.”
Chị hai vốn muốn nói sân nhỏ của anh bốn đang ở là của ba mẹ cho, sau này sẽ chia cho mấy anh em bọn họ, nhưng mà nghĩ lại lại thôi, bây giờ nói cái này thì còn sớm.
Chị hai nói: “Chú ba dã có nghề làm đậu hũ, hiện tại chú bốn cũng tìm được công việc, em chồng thì càng không cần nói. Chỉ còn lại chúng ta, có phải anh cũng nên suy tính rồi không?”
Anh hai khó hiểu, nói: “Anh phải suy tính cái gì?”
Chị hai liếc anh ta một cái, bảo: “Anh nói xem nghĩ cái gì, dù sao cũng không thể làm đậu hũ cho chú ba cả đời đúng không?”
Anh hai nói: “Không phải chúng ta còn trồng trọt sao? Làm đậu hũ cho em ba là lúc rảnh rỗi thôi.”
Chị hai nói: “Chú ba đã có phường đậu hũ, em thấy sẽ không bận rộn việc gì nữa, chỉ thuê người chuyên làm, vậy còn có việc cho chúng ta làm sao?”
Anh hai hỏi: “Em nghe ai nói đấy? Là thím ba nói à?”
Chị hai nói: “Không có, là suy nghĩ của em. Chúng ta từ lúc trồng trọt đến ngày mùa thu hoạch là hoàn toàn không có thời gian đến phường đậu hũ làm việc, chỉ có mùa đông mới có thời gian. Còn phường đậu hũ của chú ba đâu thể chỉ mở mỗi mùa đông đúng không? Nếu nói như vậy, làm gì cần đến trang trại thỏ mở phường đậu hũ chứ, cứ ở nhà mở là được. Chú ba chắc chắn phải mướn người, đến lúc đó còn có thể tốn một xu tiền nào cho chúng ta sao?”
Anh hai cảm thấy chị hai nói rất đúng: “Vậy chúng ta chỉ trồng trọt là được rồi.”
Chị hai không vui, nói: “Mùa đông dài vậy chỉ ngồi chờ? Người ta đều kiếm tiền, còn chúng ta không có việc gì, em chịu sao được."
Anh hai nói: “Không phải còn có con thỏ sao?”
Chị hai nói: “Mấy con thỏ chỉ một mình em chăm sóc, anh phải tìm chút việc để làm chứ.”
Anh hai nghe vậy liền mệt mỏi, bảo: “Em muốn bảo anh làm gì?”
Chị hai nổi giận, nói: “Em mà biết thì còn nói với anh làm gì! Em chồng nói, trồng trọt có lẽ không phất lên được, người ta thậm chí nghĩ thử làm thêm cái gì, còn chúng ta đâu thể cứ thế ngồi nhìn được. Anh còn có hai đứa con nữa!”
Anh hai nhìn hai đứa con trai, hai đứa con trai đang cắn bút chì và đang suy nghĩ cái gì đó. Anh ta thu hồi ánh mắt, nói: "Anh em bọn anh có bốn người, cha mẹ anh cũng không muốn làm gì cũng nuôi lớn bọn anh được. Bây giờ em mới có hai đứa con trai, em sợ cái gì?"
Chị hai u oán nhìn anh hai, bảo: “Bốn người các anh lớn lên như thế nào trong lòng anh tự rõ ràng. Chẳng lẽ anh muốn con của anh giống như anh sao?”
Anh hai nói: “Giống anh thì sao, anh đã lớn tới chừng này rồi. Chúng ta cũng đâu cô độc, bây giờ chúng ta cũng thành gia lập nghiệp, có trai có gái. Em lo nghĩ mù quáng rồi đấy!”
Chị hai tức giận: “Là em mù quáng à! Thời chúng ta có thể so sánh với thời bây giờ sao? Bọn nó còn nhỏ, chờ tới khi bọn nó trưởng thành sẽ như thế nào anh có biết không? Học thành cũng tốn tiền sách, học không thành cũng phải tốn tiền xây nhà, cưới vợ. Lúc anh lấy em chỉ có hai túi hạt kê, bộ anh tưởng cưới vợ cho con anh cũng có thể hai túi hạt kê là được sao?”
Bạn cần đăng nhập để bình luận