Thập Niên 70: Xuyên Thành Mỹ Nhân Yếu Đuối

Chương 136: Từ Biệt 1

Bà nội Hoàng biết họ muốn giao nhà cho mình nhưng bà muốn từ chối.

Mặc dù trong nhà bà có rất nhiều người, nhưng bà chưa bao giờ nghĩ đến việc chiếm nhà của người khác hay là nhà của Cố Minh Thành. Trần Ngải Phương mỉm cười nói: "Chiếm đâu mà chiếm ạ? Là chúng cháu nhờ bà nội Hoàng giúp trông nhà. Sau này trong những ngày lễ, chúng cháu có thể sẽ quay về ở lại vài ngày."

Dù sao đây cũng là đất tổ của nhà họ Cố, mẹ của hai anh em Cố Minh Thành được chôn cất ở đây, sau này nếu rảnh rỗi sẽ về thắp hương quét mộ cho mẹ chồng.

Mặc dù bây giờ đã phá tứ cựu* nhưng không có cách nào ngăn được tục lệ tảo mộ đã được truyền lại hàng ngàn năm nay. Phong tục này vẫn còn được thực hiện ở nhiều vùng nông thôn, miễn là không được làm với quy mô lớn, thì người bên ngoài cũng không kiểm soát được.

*Phá tứ cựu: là bao gồm phá bỏ cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán. Bốn điều cần tiêu diệt này là tất cả "tư duy cũ", tất cả "văn hóa cũ", tất cả "thói quen", tất cả "phong tục cũ" tại Trung Quốc.

Nghe xong, bà nội Hoàng thấy cũng có lý.

Bà cũng không muốn lợi dụng họ nên nói: "Bà sẽ ở căn nhà này, có điều sẽ coi như thuê nhà các cháu. Ngày nào đó các cháu quay về thì nhắn trước cho chúng ta qua điện thoại để bà dọn dẹp, khi các cháu về thì có chỗ ở."

"Vâng ạ." Trần Ngải Phương cười đáp.

Cô ấy rất ủng hộ việc em chồng may quần áo cho người ta để kiếm tiền.

Vốn dĩ những thứ này dù có tiền cũng không thể mua được, mà vẫn phải cần có phiếu công nghiệp. Nhưng bây giờ chỉ cần có tiền, không cần có phiếu công nghiệp cũng có thể mua được nó, chỉ có kẻ ngốc mới từ chối. Ngay cả khi chúng không còn mới thì cũng không thành vấn đề, chỉ cần còn hoạt động tốt là được.

Cố Di Gia nói: "Chị dâu, sau khi về quân đội, chị có thể nhờ anh cả mua cho chị một cái mới. Cái cũ không đi thì cái mới sẽ không đến."

Thực ra máy may và xe đạp cũng dễ xử lý, chỉ cần họ bày ra sẽ có rất nhiều người muốn mua.

Mọi thứ còn lại đều ổn, ngoại trừ những món đồ lớn như xe đạp, máy may, còn lại cô ấy cần tìm người bán chúng.

"Em không cần lo chúng ta phải mang theo hành lý nhiều quá. Anh trai em nói sẽ có xe đến đón và đưa chúng ta lên tỉnh thành, sau đó sẽ bắt đầu đi tàu xuất phát từ tỉnh, em có thể mang bất cứ thứ gì em thấy thích hợp cũng được."

Sau một hồi cò kè mặc cả, cuối cùng giá thuê đã được quyết định. Trần Ngải Phương đã cố gắng hạ giá nhưng bà nội Hoàng từ chối, bà cụ muốn tăng giá, không muốn chiếm lợi của họ.

Vì không còn mới nên Trần Ngải Phương không lấy nhiều tiền. Chẳng bao lâu, chiếc xe đạp đã được Hoàng Bình Bình lấy đi, còn chiếc máy may được bán cho một cô gái trong thôn sắp lấy chồng, lấy về làm của hồi môn.

Trần Ngải Phương chạm vào chiếc máy may một cách thân thương nói: "Vào năm thứ hai chị và anh trai em kết hôn, anh ấy đã tìm người đổi phiếu để mua nó cho chị." Tuy sau khi mua về cô ấy không dùng nhiều, cuối cùng nó trở thành đồ được em chồng chuyên sử dụng, nhưng cô ấy vẫn rất trân trọng. Những món đồ này có ý nghĩa đặc biệt đối với cô ấy.

Sau khi xử lý xong chuyện nhà cửa đến lúc thu dọn hành lý. Sắp xếp hành lý không phải là một việc dễ dàng. Hơn nữa, một khi họ đã rời đi, có thể sẽ không quay lại nữa, những đồ trong nhà mang đi được thì cứ mang đi, còn không mang đi được thì phải tìm cách xử lý chúng.

Không phải bảo cô nên kiếm tiền nuôi gia đình, chỉ là cô nên tìm việc gì đó để làm, nếu không ngày nào cô cũng sẽ rảnh rỗi, sẽ thấy cuộc sống thật vô nghĩa, dù không ốm đau cũng sẽ sinh bệnh. Bác sĩ cũng khuyên cô nên làm mọi việc để vận động tay nhiều nhất có thể, đừng để cô một mình, sẽ suy nghĩ lung tung, không tốt cho sức khỏe.

"Chị không biết nữa, dù sao thì anh trai em cũng sẽ sắp xếp ổn thỏa." Trần Ngải Phương rất tin tưởng chồng mình. Đầu năm này, mọi người tự nhiên rất có lòng tin với những quân nhân bảo vệ tổ quốc, chỉ cần họ quyết định điều gì thì không cần hỏi quá nhiều.

"Thực sự cũng cần mua một chiếc khác." Trần Ngải Phương đồng ý nói: "Quần áo của Gia Gia may rất đẹp, em có thể kiếm tiền từ chúng, vì vậy cũng nên mua cho em một cái."

Sau đó Cố Di Gia không hỏi nữa mà đi thu xếp đồ đạc của mình.

Sau khi giải quyết được hai món này, còn những thứ khác vẫn cần được giải quyết. Cố Di Gia cũng tham gia đóng gói hành lý. Tuy nhiên, Trần Ngải Phương lo lắng cô sẽ mệt nên không bắt cô làm nhiều, chỉ yêu cầu cô thu dọn hành lý của mình thôi.

Cố Di Gia nhịn không được hỏi: "Xe của ai vậy chị?"
Bạn cần đăng nhập để bình luận