Trí Tuệ Đại Tống

Chương 804: Tượng bồ Tát..

Lý gia lão thái quân được triều đình công nhận là biết dạy con, chuyện này Vân Tranh không biết nhưng Lục Khinh Doanh biết rất rõ, năm xưa triều đình từng ban cho bà tấm biển "hiền mẫu!"
Lần này Vân Tranh tiến kinh chuẩn bị kẹp đuôi lại mà sống rồi, cho nên Lục Khinh Doanh liền đặt chỉnh đốn gia phong lên làm chuyện trọng đại hàng đầu, mới bảo trượng phu nhân cơ hội chúc thọ để thỉnh giáo lão thái quân đạo dạy con.
Cách đây mấy năm nàng cũng hỏi rồi, kết quả bị người ta không hoan nghênh, lão thái quân truyền lời, đạo giáo dục con cái có nhiều cách khác nhau, tùy từng nhà mà dạy, Vân gia là thế gia võ huân, môn phong không hợp với Lý thị.
Nói chung ý tứ là Vân gia cả nhà chẳng có quy củ gì hết, giờ muốn chỉnh đốn gia phong muộn rồi, không muốn người ta nói rằng cái vũng bùn Vân gia là học của Lý gia.
Với tính cách cao ngạo của Lục Khinh Doanh, bị người ta sỉ nhục như vậy, đáng lẽ phải kéo gia tướng tới đập nát nhà ra mới hợp với tinh nàng, không ngờ nàng không làm thế, còn đích thân viết một lá thư xin lỗi, nhờ Lão Liêu đưa tới Lý phủ.
Toàn bộ Đông Kinh nói trắng ra chỉ có Vân Tranh không dự liệu được kết quả đó, còn lại ai cũng biết, vì thế thư xin lỗi của Lục Khinh Doanh càng làm danh tiếng giỏi giáo dục của Lý mẫu thêm hung mãnh.
Nói đi cũng phải nói lại, Lý mẫu đúng là có bản lĩnh, tám đứa nhi tử không cần biết con mình hay con tiểu thiếp toàn bộ đều thành tài, cái gì chưa nói, riêng lòng dạ có thể coi tám người như nhau cùng dạy bảo đã làm vô số quý phụ hào môn tự thẹn không bằng, cái danh hiền mẫu thực sự trao đúng chủ.
Đậu Yến Sơn thời Hậu Tấn chẳng qua mới có năm đứa con khoa cử, Lý gia có tám tiến sĩ, bất kể từ phương diện nào cũng đã vượt qua Đậu gia.
Trong thế giới sĩ đại phu, có môn phong thế này Lý mẫu có thể tung hoành khắp giới quyền quý, dù là hoàng hậu gặp bà cũng phải gọi một tiếng "mẫu sư".
Có cái vốn này nên người ta mới dám thẳng thắn chất vấn Vân Tranh đánh con mình.
Vân Tranh cũng muốn biết bí quyết của Lý mẫu lắm, ai dè Lý Thường tiết lộ động trời, té ra thủ đọn giáo dục của Lý lão thái quân là đánh, đánh nữa, đánh mãi.
Dưới hệ thống giáo dục biến thái đó, thi thoảng xuất hiện một cái nhà biến thái như Lý gia cũng không phải không thể, chả trách cái câu "đòn roi sinh hiếu tử" là bắt đầu thịnh hành từ thời Tống, mà nói không chừng chính là từ Lý mẫu.
Sau khi nhìn rõ bản chất tàn bạo của Lý gia lão thái quân, vườn hoa trong mắt Vân Tranh bỗng nhiên trở nên âm u hắc ám, hoa nơi này đẹp thế có khi được tưới bằng nước mắt tám huynh đệ Lý gia.
Lý Thường hôm nay rất bận, không thể cứ ở hoa sảnh được, Vân Tranh cũng tới tiền sảnh giao tiếp với triều thần Đại Tống đã lâu không gặp một chút, không quản chuyện nữa không có nghĩa là chùm chăn bịt mặt không gặp ai, ít nhiều cũng còn mang cái hàm binh bộ thượng thư mà.
Thể diện Lý gia rất lớn, quan lại tới nhiều đếm không xuể, có người còn mang theo cả gia quyến để tỏ ý thân cận, nam nhân tới đại sảnh, nữ quyến theo hành lang đi vào hậu trạch thăm lão thọ tinh, thuận tiện thỉnh giáo bản lĩnh "đánh đập" con cái.
Giờ thì Vân Tranh là pho tượng bồ tát ở Đại Tống rồi, vừa mới lộ diện một cái là một đám người ùn ùn kéo tới thi lễ, thi lễ xong là rời đi, lại đám khác tới vái, giống như đời sau người ta vái quan công vậy. Dù sao Vân Tranh quan cao tước lớn, rảnh rỗi vái một cái có mất gì.
Vân Tranh vơ một nắm quả khô kiếm chỗ vắng vẻ mát mẻ dựa vào cột ăn ngon lành, không thể ra bàn ngồi được, một khi y ngồi xuống là những người khác đứng lên kiếm cớ đi chỗ khác, con bà nó, nếu không phải hôm nay là đại thọ lão thái quân thế nào cũng có vài kẻ đếm răng.
Cứ tưởng mình là nhân vật chính duy nhất trong câu thơ của Đỗ Phủ "Mũ lọng đầy kinh hoa, một thân này xơ xác ", không ngờ còn có người không được hoan nghênh hơn, một mình ngồi ở cái bàn chính giữa, nhấp từng ngụm trà một, có đứa nhi tử Lý gia bồi tiếp ở bên, cái mặt cười mà như sắp khóc.
A ha, tướng công cứng đầu, rõ ràng biết mình không được hoan nghênh, chẳng hiểu sao còn cố tới, đường đường tham tri chính sự ngồi đó, vậy mà chẳng có quan viên nào tới thỉnh giáo đạo làm quan, nói lên vị này làm quan rất thất bại.
Rõ ràng nhìn ra được Lý gia và Vương An Thạch là chính định, chỉ giữ lễ tiết tối thiểu, Lý Thường tránh không gặp chỉ phái một đệ đệ ra tiếp, cơ bản cho thấy bọn họ là hai phái như nước với nửa.
Không biết vì sao Vương An Thạch lại một mình tới đây, ông ta có không ít người cảm phục đi theo, cho dù Lữ Huệ Khanh đã bị Tiểu Man giết mất, nhưng còn Tằng Bố, Lý Định, Đăng Thiện, Thư Mạn, Tả Cảnh Ôn, Thái Biện Chương Tuân, Lữ Gia Vấn, một đám đại tướng biến pháp lừng danh hậu thế đi đâu rồi? Sao bỏ lại một mình ông ta ở đây?
Đang thắc mắc thì chợt nghe bàn bên cạnh có người nhắc tới tên ông ta, Vân Tranh liền nghiêng tai lắng nghe.
- Mẹ Vương Giới Phủ khi sinh ra ông ta, có một con lửng chạy vào phòng sinh, cho nên mới có tiểu danh là "Hoan Lang", lửng là loài đào hang trong núi, ngày ngủ đêm mò ra kiếm ăn, làm người ta ghét.
Một đám quan viên mắt la mày lém nhìn Vương An Thạch ngồi uống trà một mình, bắt đầu thì thầm to nhỏ.
- Vậy là không đúng rồi, Kinh Triệu phủ có vị dị nhân tên Lý Sĩ Ninh, người này có tài nhìn thấu thiên cơ, sau khi gặp Vương Giới Phủ chỉ nói một câu "Hoan Nhi", sau đó rời đi, nên ông ta mới có tên Hoan Lang. Một quan viên mặt dài như ngựa đính chính: - Có điều phần sau thì huynh nói đúng rồi, kẻ này thật khiến người ta ghét, giống Vân Trường Sinh vậy.
- Vừa rồi nhìn thấy Vân Trường Sinh đến đấy, được chủ nhà đón vào hậu trạch, hẳn là đi thăm lão thái quân, y tự biết sát khí trên người nặng, vì tránh mang không may tới cho người khác, nên ít tham gia tiệc mừng thế này, sao hôm nay lại tới nhỉ?
- Văn huynh hẳn là còn chưa biết, Vân gia chủ phụ Lục thị từng thỉnh giáo lão thái quân đạo dạy dỗ con cái, lão thái quân chê môn phong Vân gia hỗn loạn nên từ chối, chuyến này Vân Trưởng Sinh tới, chẳng qua là muốn nhờ vào tình nghĩa từng cộng sự với hoàng môn lang thỉnh giáo lão thái quân thôi.
- À, ra thế, huynh đệ Vân Trường Sinh, Vân Trường Thọ là man di sinh ra ở vùng hoang dã, mặc dù được dị nhân truyền dạy bản lĩnh, nhưng bản tính man di khó sửa, không học được lễ pháp. Có người giọng điệu nuối tiếc rất giả dối:
- Nói cũng phải, thế nên huynh đệ Vân thị tuy là kỳ tài, nhưng chỉ có thể chói lóa nhất thời thôi, bây giờ bắt đầu lụi bại rồi, bị người quê nhà quay lưng, còn mang theo đống rắc rối, muốn lâu dài ắt phải học gia giáo của lão thái quân.
- Chí phải, chí phải …
Chỗ nào đông người là lắm chuyện, Vân Tranh nấp sau cột nghe rất lâu, tới đây không chịu nổi, mặt âm trầm đi ra: - Lo chính sự, bớt đơm đặt sau lưng người ta đi, đám vô dụng các ngươi ngoài ăn nói vung vít thì còn làm được việc gì?
Cả đám quan viên tái mặt, rối rít nói một câu mạo phạm, sau đó chạy sạch.
Vân Tranh không thèm truy cứu đám tiểu nhân đó, sai phó nhân đưa cho một bầu rượu, mang tới bàn Vương An Thạch, chuyên môn chọn chỗ đầu gió, nếu không sẽ bị mùi trên người ông ta hun chết.
Đuổi đệ đệ Lý Thường đi, thản nhiên nói: - Giới Phủ huynh làm sao lại nhìn tại hạ với ánh mắt thù địch như thế?
Vương An Thạch lạnh lùng nhìn Vân Tranh: - Vân gia có sáu nghìn ba trăm tám mươi mẫu ruộng tốt, vì sao trong sổ thuế của phủ Khai Phong chỉ có ba nghìn một trăm mẫu? Vân Trường Sinh, ngươi nói cho lão phu biết, số thuế còn lại đâu rồi?
Bạn cần đăng nhập để bình luận