Tam Quốc Thiết Kỵ Định Giang Sơn

Chương 13: Ác Lai

Lưu Bằng nghe xong tin tức của bọn thị vệ, cười khổ nghĩ đến, mình thay đổi kế hoạch ban đầu, dẫn người vào thành trước, chính là vì thu thập tình báo của hai người này, không nghĩ tới tin tức của hai người này cùng phủ đệ lại dễ lấy như vậy. Trương Nhượng là người cầm đầu Thập Thường Thị, cùng Triệu Trung được Hán đế Lưu Hoành tôn làm: "Trương Thường Thị khác nào phụ thân ta, Triệu Thường Thị khác nào mẫu thân ta.” Cũng bởi vì những lời này của Hán Đế, toàn bộ đại thần cả triều đều dâng thư thỉnh cầu chém Trương Nhượng cùng Triệu Trung. Cuối cùng Hán Đế mới hạn chế không nói lời như vậy ở nơi công cộng, nhưng khi không ở nơi công cộng vẫn luôn xưng hô như vậy.
Người khởi xướng Hán đế Lưu Hoành bán quan bán tước chính là Trương Nhượng, người này tuy rằng tham tài, nhưng đối với Lưu Hoành vẫn phi thường trung thành, tiền tài bán quan tước phần lớn đều giao vào tay Lưu Hoành, dùng để xây cung điện. Lần này Lưu Bằng muốn mua quan vị, việc cần làm chính là nhường nhịn, chỉ cần có thể trả giá, cho dù là vị trí tam công cũng có thể mua được, bất quá Lưu Bằng chỉ muốn vì phụ thân mua một chức quận thủ mà thôi, nếu mua quan quá lớn, muốn khiêm tốn phát triển tránh mũi nhọn của thiên hạ cũng khó.
Đại tướng quân Hà Tiến tự cao tự đại, muội muội Hà Ngọc Nhi có được sự sủng ái của Linh đế, sinh một đứa con trai Lưu Biện, được Hán Linh Đế phong làm Hoàng Hậu. Hà Tiến cũng theo nước lên thuyền lên, từ Thị trung đến Hà Nam Doãn, lại thăng lên Đại tướng quân hiện giờ, tổng trấn trọng địa kinh sư.
Hà Tiến trường kỳ ở trên triều đình đối kháng với phe quan lại do Trương Nhượng cầm đầu, bởi vì xuất thân của hắn là một tên đồ tể giết heo, do đó không được Thanh Lưu Đảng coi trọng, Hà Tiến cũng biết mình xuất thân đồ tể, không được Thanh Lưu thế gia coi trọng, nhậm chức Đại tướng quân tới nay, lôi kéo một ít danh lưu làm phụ tá, lại cùng môn phiệt Viên gia kết giao, chậm rãi ở thành Lạc Dương trở thành một nhân vật nổi tiếng.
Trở lại trong phòng, Điển Vi đứng thẳng tắp như cây cột ở phía sau Lưu Bằng, lại giống như một bức tượng sát thần mặt đen, Lưu Bằng cười cười hỏi: "Điển huynh có tên chữ không?”
Điển Vi đứng phía sau Lưu Bằng cười thật lòng đáp lại: "Lão Điển ta bởi vì cha mẹ mất sớm, còn chưa kịp lấy tên chữ. Lưu Bằng suy nghĩ một chút nói: "Điển huynh, Lưu mỗ đặt tên chữ cho huynh, nhìn mặt huynh giống hung thần ác sát, hãy gọi là Ác Lai, Điển huynh có vui không?”
Được công tử vì hắn lấy tên chữ, Điển Vi kích động hướng Lưu Bằng chính là thi lễ, cao hứng nói: "Đa tạ công tử ban tên chữ cho ta.” Lưu Bằng cười cười thầm nghĩ, Điển Vi sao có thể biết cái tên Ác Lai này sẽ truyền tụng mấy ngàn năm sau, được người hâm mộ Tam Quốc hậu thế gọi là đệ nhất mãnh tướng hộ chủ trung dũng vô song.
Cùng Điển Vi tán gẫu trong chốc lát, Lưu Bằng thay quần áo sạch sẽ, mang theo mọi người ra đường để lĩnh hội sự phồn hoa đế đô Đông Hán, trong khách sạn để lại mấy thị vệ trông coi hành lý và đàn ngựa.
Thị vệ còn lại đều bị Lưu Bằng mang hết ra đường chơi.
Lạc Dương từ sau khi Hán Quang Vũ Đế lên ngôi, thì trở thành đế đô Đông Hán, đã hơn hai trăm năm, trải qua các đời hoàng đế họ Lưu phát triển, cảnh tượng phồn vinh nhìn không sót một chút nào. Hai bên đường, cửa hàng san sát, tiếng rao bán của người bán hàng rong ven đường càng không ngừng không nghỉ.
Nhưng ai biết được, chỉ vài năm sau, Linh Đế tấn thiên, Đổng Trác vào kinh, thiêu sát cướp bóc, không có việc ác nào không làm. Mười tám lộ chư hầu thảo phạt Đổng Trác, cuối cùng Đổng Trác thấy chư hầu thế lớn, bèn dời đô đến Trường An, trước khi đi cướp đoạt sạch tài vật tích lũy hai trăm năm của Đông Hán, phóng hỏa đốt cháy tòa đế đô phồn hoa này, phần lớn dân chúng bình dân ở Lạc Dương bị buộc phải di chuyển về Trường An, trên đường chết và bị thương vô số kể.
Nhớ tới đoạn lịch sử bi thảm này, Lưu Bằng thở dài một tiếng, nếu ông trời cho Lưu Bằng ta sống lại đến Tam quốc, tất nhiên sẽ hội tam quốc quần hùng, thành tựu lật lại bá nghiệp, mới không phụ thân nam nhi này.
Dọc theo đường đi Lưu Bằng đều trầm mặc, khuôn mặt tuấn tú nổi lên một tầng thần sắc lạnh như băng, Điển Vi đi theo phía sau Lưu Bằng mặc dù không biết phát sinh chuyện gì, nhưng vẫn không hỏi thêm một câu, hai mắt không ngừng quét qua người đi đường trên đường cái, nếu có kẻ gây bất lợi cho công tử, hắn cũng có thể bắt được đối phương trong thời gian ngắn nhất.
Đi một vòng thành Lạc Dương, Lưu Bằng trở lại khách sạn tính toán thời gian, nghĩ đến Vương Thành hiện tại chỉ sợ đã vào thành, bèn lệnh cho thị vệ đến chỗ đám người Vương Thành đặt chân, chuyện mua quan thao tác cụ thể thế nào còn phải dựa vào Vương Thành.
Sau khi Vương Thành đi tới khách sạn, sắc trời đã vào đêm, Lưu Bằng lệnh cho Vương Thành ngày mai đưa danh thiếp của mình đến phủ Đại tướng quân, lại đưa cho Đại tướng quân Hà Tiến năm trăm lượng vàng. Sau khi an bài xong chuyện cụ thể, ở dưới ánh đèn xem lại binh pháp Tôn Tử trong đầu, sau cố gắng nhớ lại phương pháp huấn luyện bộ đội trên ti vi kiếp trước, rồi mới thay quần áo để đi ngủ.
Lưu Bằng dậy sớm ở trong viện luyện lại Đồ Long thương pháp vài lần, cảm giác được những chỗ tối nghĩa khó hiểu trước kia, hiện tại rộng mở sáng sủa, giống như mây đen qua đi, bầu trời quang đãng. Bỗng nhiên cười điên cuồng nói: "Học võ như đi thuyền ngược dòng, không tiến ắt lui." Điển Vi đứng bên cạnh mặc dù không biết Lưu Bằng nói cái gì, nhưng vẫn đồng ý gật gật đầu.
Sau khi thu hồi Bạch Long Thương, tiểu nhị đã chuẩn bị xong bữa ăn buổi sáng, Lưu Bằng cùng Điển Vi ăn một bữa, nói thật, Lưu Bằng đối với cơm nước Đông Hán thật sự không dám khen ngợi, hương vị so với khách sạn năm sao đời sau hắn hay ăn quả thực là khác nhau một trời một vực, vì không muốn bụng dạ phải chịu tội, vẫn là cố ăn một bữa thật no.
- Giải thích,
Đọc Tam quốc, hẳn các bạn sẽ gặp rất nhiều lần các chức vụ “Thứ sử Kinh châu”, “Từ Châu mục”, “Thái thú Nam Dương”. Trong mấy chức vụ này, “Thứ sử” và “Châu mục” đều có phạm vi quản lý là một châu, vậy chức nào cao hơn chức nào? “Thái thú” vốn chỉ quản lý một quận, nhỏ hơn một châu, vậy tại sao lại có bổng lộc cao hơn gấp ba lần Thứ sử? Mình xin được giải đáp điều này ở đây không đưa vào ghi chú trong truyện.
Chuyện này phải nói từ thời Hán Vũ đế.
1. Chức vị Thái Thú. Thời Tây Hán, đơn vị hành chính cơ bản là quận. Thái thú là người đứng đầu một quận, nắm quyền hành chính và bổ nhiệm trong quận, lương 2000 thạch.
2. Chức vị Thứ Sử và Giám Mục Sử.
Thời Tây Hán, Tam Quốc Chí, Hạ Hầu Huyền truyện có ghi chú khá rõ về nhiệm vụ của Thứ sử thời Tây Hán như sau:
Năm Nguyên Phong thứ năm thời Hán Vũ đế, tức năm 106 trước Công nguyên bắt đầu đặt chức Thứ sử, chức trách là phụng chiếu đi điều tra xét hỏi ở các châu, phẩm trật hưởng 600 thạch, quan viên đi theo có 30 người. Mục đích là xét tài năng của quan lại để thăng chức hay biếm chức và đoán xét các án oan.
Thực tế là thời Tây Hán, ở mỗi 12 châu và 1 bộ, Hán Vũ đế đều phái đến một viên Thứ sử, vào tháng 8 hàng năm bắt đầu tuần tra quận quốc sở thuộc, cuối năm hồi kinh tấu báo. Viên Thứ sử này ăn lương 600 thạch, thấp hơn Thái thú 3 lần, nhưng lại có quyền thanh tra, giám sát Thái thú và báo cáo về trung ương. Nhiệm kỳ Thứ sử là 9 năm. Hết nhiệm kỳ có thể thăng làm quân thủ, trật ti, không có nơi làm việc cố định, cũng không được xen vào công việc hành chính ở các quận.
Lúc này, dù phạm vi hoạt động của Thứ sử lớn hơn địa hạt của Thái thú vì một châu bao gồm nhiều quận, thì quyền lực của ông ta lại nhỏ hơn Thái thú vì quyền giám sát không thể sánh với quyền hành chính, bổ nhiệm ở địa phương. Nhà Hán phân chia cấp bậc của quan lại theo lương bổng, nên nếu nói về cấp bậc, Thứ sử lương 600 thạch phải nhỏ hơn Thái thú lương 2000 thạch.
Tiếp theo là việc Kế thừa từ thời Tần.
Hệ thống thanh tra địa phương này không phải sáng kiến của riêng Hán Vũ đế. Nhà Tần từng có một hệ thống giám sát khác là Giám ngự sử, lệ thuộc Ngự sử trung thừa, chuyên giám sát quan lại địa phương. Đầu thời Hán đã huỷ bỏ chức này, sau bởi vì lại trị hủ bại, đến năm thứ ba đời Hán Huệ đế , tức năm 192 trước Công nguyên lại khôi phục chế độ Giám ngự sử tại các quận. Tới thời Hán Vũ đế, mới sửa Giám ngự sử ở các quận thành mười ba Thứ sử bộ.
Hán Vũ đế sở dĩ phải sửa đổi, là bởi vì hệ thống Giám ngự sử ở các quận đã trì trệ và trở thành tệ nạn. Lí do là Giám ngự sử cùng với quan lại ở quận phủ đều làm quan cùng một chỗ; qua thời gian, thường họ sẽ cấu kết và cùng nhau trở thành tham quan, hình thành lợi ích nhóm do cùng sinh hoạt tại địa phương. Kết quả là cùng nhau lừa gạt triều đình, gây tai họa cho địa phương.
Chỗ khác biệt giữa Thứ sử bộ và Giám ngự sử chính là nó không có viện phủ cố định, mà là phải đi khắp nơi của châu để tuần sát. Hình thức này có thể ngăn chặn Thứ sử cấu kết với quan lại địa phương, cắt đứt liên hệ giữa bọn họ, phòng ngừa bọn họ sinh ra quan hệ lợi ích, đảm bảo việc giám sát thu được hiệu quả thực tế.
Và cuối cùng là vào thời Đông Hán.
Kết cấu “Thứ sử giám sát châu, Thái thú quản lý quận” đến thời Đông Hán đã có chút thay đổi. 13 khu vực thanh tra ở 13 châu đã dần trở thành một đơn vị hành chính mới, bao gồm cả đơn vị quận - huyện thời Tây Hán, trở thành hệ thống châu, quận, huyện. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là quyền lực của Thứ sử bắt đầu lớn hơn, khi mà đơn vị hành chính cấp "châu" dưới quyền giám sát của họ trở thành hạt nhân hành chính mới.
Thời Tây Hán, các Thứ sử không có quyền lưu chuyển quan viên, chỉ có được thanh tra rồi sau đó vào kinh báo cáo. Đến thời Hán Quang Vũ đế Đông Hán thì có thay đổi lớn, quyền lợi của Thứ sử dần gia tăng. Thứ sử lúc này không cần báo cáo với triều đình cũng có thể bãi miễn hoặc thay đổi quan viên.
3. Chức vị Châu Mục.
Đến thời Hán Linh đế, "chính trị suy kém thiếu sót, vương thất có lắm việc", Khăn Vàng nổi lên, mua quan bán tước, dân đói đầy đường. Một phần nguyên nhân thuộc về sự sa sút trong quản lý của hệ thống Thứ sử - Thái thú, đã được một tôn thất là Lưu Yên chỉ ra. Tam Quốc Chí, Lưu Yên truyện trích lời của Yên rằng “Thứ sử, Thái thú, hối lộ mua chức, bóc lột trăm họ, dẫn đến chúng bạn chia lìa”. Lời chép trong Tư Trị Thông Giám, Hán kỷ chỉ rõ hơn trách nhiệm thuộc về ai: “Bốn phương binh loạn, là bởi uy quyền của Thứ sử nhẹ, đã chẳng thể cấm chế, lại dùng người không đúng, dẫn đến sự lìa phản”.
Theo cách kể của Trần Thọ trong Tam Quốc Chí, thì trách nhiệm thuộc về hệ thống cai trị địa phương nói chung. Nhưng nếu theo Tư Mã Quang trong Tư Trị Thông Giám, thì Lưu Yên chỉ đích danh trách nhiệm nằm ở vị trí Thứ sử. Lúc này, cũng như hệ thống Giám ngự sử thời Tần, hệ thống Thứ sử đã trì trệ, “uy quyền nhẹ, chẳng thế cấm chế, dùng người không đúng”, tức là đã không hoàn thành được cả trách nhiệm “thanh tra, báo cáo” lẫn nhiệm vụ “tuyển dụng, bổ nhiệm”.
Lưu Yên cho rằng không thể tin tưởng cả Thứ sử lẫn Thái thú được nữa. Ông ta đề nghị lấy "những trọng thần có thanh danh". Mà thực chất là những người được vua tin tưởng, và thời gian đầu chủ yếu là tông thất họ Lưu được đề bạt làm Châu mục để quản lý toàn quyền văn võ của một châu luôn. Châu mục, như vậy có thể được xem là chức Thứ sử nhưng được bổ sung thêm quyền võ bị và quyền hành chính của cả châu, ngoài quyền giám sát các quận đã có trước đó.
Thời điểm đó, một loạt các Thứ sử bị quân Khăn Vàng giết hại, "ở Tinh châu, Thứ sử Trương Nhất bị giết, ở Lương châu Thứ sử Cảnh Bỉ bị giết". Vậy nên "mưu kế của Yên được thi hành". Chức vụ “Châu mục” xuất phát từ đây. Ngay lập tức, Hán Linh đế bổ nhiệm Lưu Ngu làm U Châu mục, Lưu Yên làm Ích Châu mục, Lưu Biểu làm Kinh Châu mục. Ba tôn thất họ Lưu này chính là ba vị “Châu mục” đầu tiên, phạm vi quản hạt vượt trên Thái thú, quyền uy bao gồm cả thanh tra giám sát lẫn hành chính nhân sự.
Tục Hán Thư viết: "Lúc ấy lấy Lưu Ngu ở U châu, Lưu Yên ở Ích châu, Lưu Biểu ở Kinh châu đều nổi danh là kẻ sỹ khắp hải nội, hoặc lại tuyển các bậc công khanh, Thượng Thư làm chức Mục, đều có phẩm trật lớn lao. Theo phép cũ: Truyền cho được đi xe vào hầu, được dùng màn trướng sắc đỏ". Như vậy là quyền lực và bổng lộc của Châu mục đều lớn hơn rất nhiều so với Thứ sử.
Cần lưu ý, chính trị thời Hán Linh đế đã hết sức lộn xộn, lại thiếu người tài và được vua tin, lại có khả năng quản lý một lãnh thổ rộng lớn như châu, cho nên tuy đã lập chức Châu mục nhưng không phải châu nào cũng có Châu mục, có châu vẫn tồn tại Thứ sử. Ngay trong liên quân phạt Đổng, ta có thể thấy: ở Ký châu có Ký châu mục Hàn Phức và Thái thú Bột Hải Viên Thiệu. Bột Hải là quận của Ký châu. Còn ở Duyện châu song song tồn tại Thứ sử Duyện châu Lưu Đại và Thái thú Đông quận Kiều Mạo tức là Đông quận thuộc Duyện châu, vân vân...
Và nói thêm, Lưu Yên cũng không phải người đầu tiên nảy ra ý tưởng lập “Châu mục”. Thời Hán Thành đế, chức Thứ sử đã từng biến thành Châu mục, hưởng lương 2000 thạch. Cho đến năm Kiến Vũ 18 đời Hán Quang Vũ đế mới lại quay về chức Thứ Sử 600 thạch.
Châu mục, Thứ sử hay Thái thú, suy cho cùng cũng chỉ là công cụ chính trị của quyền lực trung ương trong những giai đoạn khác nhau với các nhu cầu cai trị khác nhau vậy. Hết giải thích.
Bạn cần đăng nhập để bình luận