Bị Tiểu Tam Hãm Hại, Ta Trọng Sinh Về Cổ Đại

Chương 482



Vừa nhìn câu mở đầu này, Liên Mạn Nhi không thể nào nhịn cười được. Không có cách nào khác, chỉ cần tưởng tượng bộ dáng tiểu Trầm mập dùng giọng đứng đắn gọi nàng là hiền muội là nàng liền không nhịn được cười.
Tiểu Thất cũng rất cao hứng. Hắn lớn như vậy rồi nhưng đây vẫn là lần đầu tiên có người viết thư cho hắn, điều này khiến hắn đặc biệt cao hứng. Đó là cảm giác được người khác xem như là người trưởng thành mà đối đãi, cảm giác được coi trọng.
Tiểu Thất nhìn qua thư nói: “Chữ tiểu Cửu ca viết thật đẹp.”
Đối với ý kiến này Liên Mạn Nhi cũng không khỏi gật đầu đồng ý. Như Lỗ tiên sinh nói chữ viết của Ngũ Lang kỹ thuật thì có thừa nhưng linh khí thì chưa đủ còn chữ của tiểu Thất thì vẫn chưa định hình. Theo tiêu chuẩn của Lỗ tiên sinh thì chữ tiểu Trầm mập này chính là nét bút mượt mà mà vẫn ẩn giấu khí khái bên trong.
Ngũ Lang thích đi học nhưng bởi vì trước kia điều kiện gia đình còn hạn chế nên vẫn không có chính thức học vỡ lòng chẳng qua chính hắn có lòng biết vài chữ, tập viết, luyện chữ vẫn chỉ có thể cầm nhánh cây vạch vạch trên nền đất. Tình trạng này kéo dài đến mãi gần đây nhà Liên Mạn Nhi ra ở riêng mới thay đổi. Được tiếp cận giáo dục chính quy, Ngũ Lang thực quý trọng cơ hội này, cũng bởi vì trưởng thành sớm, hiểu chuyện liền tự mình gánh trên lưng trọng tránh tiến vào con đường khoa cử hơn nữa nhất định phải thành công.
Hoàn cảnh khách quan như vậy khích lệ Ngũ Lang chăm chỉ học hành nhưng đồng thời cũng kìm hãm cá tính hắn phát triển. Cũng may khoa cử hiện thời chủ yếu thi bát cổ văn vốn chính là quy củ ngay ngắn không thích cá tính cá nhân, tuyển chọn nhân tài đoan chính. Tính cách Ngũ Lang như vậy lại vừa vặn hợp với khoa cử.
Tiểu Thất lại bởi vì còn nhỏ, cũng không có áp lực con trai trưởng như Ngũ Lang. Mặc dù cũng hiểu chuyện những chữ viết của hắn còn cần từ từ tôi luyện.
Mà tiểu Trầm mập đã vỡ lòng từ rất sớm. Đệ tử thế gia có thể học vấn không cần quá tốt nhưng bút chữ cũng phải đủ để gặp người. Cho nên dù có được trưởng bối trong nhà đặc biệt sủng ái nhưng ở phương diện thư pháp tiểu Trầm mập hẳn cũng phải bỏ không ít công phu. Tiểu Trầm mập ở hoàn cảnh ưu việt, trước đây cũng không có áp lực khoa cử, mưa dầm thấm đất mới có được bút tích như vậy.
Nét chữ nết người hẳn là như vậy đi.
Phong thư này tiểu Trầm mập viết cũng không dài, cũng chỉ là chút tưởng niệm bình thường, ngữ điệu hỏi thăm, cũng nói cho Liên Mạn Nhi và tiểu Thất chuyện hắn thi đạt tư cách học trò nhỏ, mùa thu năm nay sẽ phải cùng Ngũ Lang thi Viện. Còn nhắc Liên Mạn Nhi khi nào đi phủ thành nhất định phải qua Trầm phủ gặp hắn. Một phong thư rất quy củ, Liên Mạn Nhi xem xong cũng rất nhanh.
Tiểu Thất thấy Liên Mạn Nhi đã xem thư xong chạy tới lấy thư đọc đi đọc lại, vừa đọc vừa cười.
Trương thị nhìn hộp quà tiểu Trầm mập tặng cảm thán nói: “Đứa nhỏ này, tính tình cũng thật tốt.”
So với Trầm Lục, một nhà Liên Mạn Nhi lại càng quý mến Trầm Cửu hơn. Tiểu hài tử quen biết người khác thích là thích, không vì thân phận địa vị lại không kén ăn thật dễ làm cho người ta thân cận, yêu quý.
Đem cất đi quà đáp lễ của Thẩm gia cùng Tri phủ đại nhân, mọi người lại xem quà Ngũ Lang mua từ phủ thành về cho cả nhà.
Mấy thước vải đang được ưa thích ở phủ thành, điểm tâm của cửa hiệu lâu đời, đồ ăn ướp tương, quạt lụa có bức tranh cung nữ, còn mua cho trương thị, Liên Chi Nhi, Liên Mạn Nhi mỗi người một kiện trang sức đang được ưa thích tại phủ thành, lược ngà, hai cây lược dày bằng trúc, ngoài ra còn có sách số học. Có thể nói là nhiều vô số kể, cả nhà phải thu thập chỉnh lý một lúc lâu mới xong.
Liên Mạn Nhi ghi lại danh sách lễ vật đáp lễ của Thẩm gia cùng Tri phủ. Những chi tiêu ở phủ thành, Ngũ Lang cũng nói lại cho Liên Mạn Nhi ghi lại một lượt. Trong đó phần lớn là ghi vào tiền chung còn một phần là Ngũ Lang, Liên Chi Nhi, Liên Mạn Nhi chi tiền riêng.
Xong xuôi, Liên Mạn Nhi liền ôm đồ của mình về tây phòng, tiểu Thất cũng cầm theo thư của tiểu Trầm mập nhanh chóng chạy theo. Hai tỷ đệ lên kháng ngồi, tiểu Thất vươn tay đưa thư cho Liên Mạn Nhi.
“Tỷ, thư này tỷ cũng cất đi.”
“Chịu bỏ xuống, không xem rồi hả? Thư này ai cũng nhìn ra là viết cho đệ.”
Tiểu Thất cười hì hì nói: “Lần đầu tiên có người viết thư cho đệ. Tỷ, tỷ không cao hứng sao? Tiểu cửu ca thật là bằng hữu tốt.”
“Ừ. Đúng vậy.” Liên Mạn Nhi liền mở hộp ra, cất lá thư vào.
Liên Mạn Nhi để cho tiểu Thất chọn trước. Tiểu Thất liền chọn một bộ tượng đất, mộtcái vạn hoa đồng.
Liên Mạn Nhi liền nói: “Những thứ này đệ cầm về thư phòng ở tiền viện đi, cũng đừng có ham chơi quá mà trễ nải chuyện bài vở. Sách mới, tỷ giữ giúp đệ, chờ lúc đệ xem hết mấy quyển sách cũ thì tới tìm tỷ lấy về đọc.”
Tiểu Thất liền gật đầu, cầm mấy hạt châu hồng, xanh, trắng lên ngắm nghía.
Tiểu Thất liền nói: “Hạt châu này thật đẹp mắt.”
Liên Mạn Nhi cũng cầm lấy mấy hạt châu cẩn thật xem xét. Vừa rồi nàng còn ngờ ngợ về tính chất mấy hạt châu bây giờ nhìn kỹ xác nhận suy đoán của nàng. Có thể không đẹp sao. Hạt châu trong suốt bóng loáng, chính là loại ngọc hòa cùng sáp vô cùng tốt.
Liên Mạn Nhi trong lòng vừa động lại đem mấy cuốn sách kia xem lại cẩn thận mới buông xuống.
Những đồ này hẳn vốn là những thứ tiểu Trầm mập rất yêu quý.
Liên Mạn Nhi liền nói với tiểu Thất: “Hạt châu này không nên lấy ra để chơi. Cất đi thôi”
Tiểu Thất lại đem thả mấy hạt châu đang cầm trong lại vào hộp.
Liên Mạn Nhi đem đồ cất đi xong thì Ngô Vương Thị cùng Ngô Gia Ngọc đã tới. Bà nghe được tin tốt nên đến chúc mừng.
Thập Tam Lý doanh tử chỉ có hai cha con Vương cử nhân một người là cử nhân, một người là tú tài. Sau đó chính là Liên gia, Liên Thủ Nhân là tú tài, Liên Kế Tổ là học trò nhỏ. Hiện tại Ngũ Lang thi đỗ học trò nhỏ, tin tức cũng như mọc cánh bay đi, chỉ sau một ít thời gian mọi người đều biết cả.
Ngô Vương Thị rạng rỡ chúc mừng Liên Thủ Tín và Trương thị: “Thím vừa nghe nói liền lập tức tới đây. Lát nữa Gia Hưng cùng cha nó sẽ tới đây. Chuyện vui lớn như vậy phải ăn mừng to. Ngũ Lang nhà chúng ta nhỏ như vậy mà đã thi đậu học trò nhỏ rồi, đừng nói là Thập Tam Lý doanh tử mà kể cả trong trấn Thanh Dương cũng là chuyện hiếm có.”
Ngũ Lang liền vội nói: “Thím, chỉ là thi đỗ học trò nhỏ thôi, cũng không phải là đại sự. Ý tốt của thím cháu xin nhận nhưng đừng hưng sư động chúng quá.”
Ngô Vương Thị liền nói: “Đứa nhỏ Ngũ Lang này thật hiểu chuyện, chững chạc. Bất quá, chúng ta cũng không phải người ngoài, người trong nhà ăn mừng có gì mà hưng sư động chúng.”
Rất nhanh Ngô Ngọc Quý cùng Ngô Gia Hưng đã tới. Hai người còn mang theo bọc lớn bọc nhỏ có rượu, gà quay, tương giò các loại.
Vốn là cả nhà cũng muốn chuẩn bị một bàn thịnh soạn coi như là đón gió tẩy trần cho Ngũ Lang cũng để ăn mừng. Người Ngô gia đến càng thêm náo nhiệt. Nhún nhường qua lại một phen cuối cùng Trương thị, Ngô Vương Thị, Liên Chi Nhi, Liên Mạn Nhi đều đi phòng bếp chuẩn bị đồ ăn Liên Thủ Tín, Ngũ Lang, tiểu Thất, Ngô Ngọc Quý, Ngô Gia Hưng ngồi ở tiền sảnh nói chuyện. Liên Thủ Tín liền sai một người làm công lên núi mời Lỗ tiên sinh sớm trở lại.
Lỗ tiên sinh rất nhanh đã trở lại. Lão Hoàng nghe được tin tức cũng cùng đi tới còn cho người chọn ra hai bình rượu ngon làm quà mừng cho Ngũ Lang.
Cơm tối vô cùng thịnh soạn. Khách mời gồm có hai cha con Vương cử nhân Ngô Ngọc Xương cùng vài vị cao tuổi trong thôn, còn có Liên Thủ Lễ, Triệu thị và Liên Diệp Nhi. Tiệc rượu náo nhiệt mãi đến đêm khuya mới tan.
Ngày thứ hai Trương Thanh Sơn nhận được tin liền dẫn theo Lý thị Trương Khánh Niên, Trương Vương thị cùng Trương Thải Vân đến chúc mừng Ngũ Lang.
Trương gia mừng lễ khá là nặng: non nửa phiến thịt heo bốn đầu cá lớn hai rổ hoàng hạnh, một rổ anh đào mới hái.
Nói về việc Trương gia đối xử với một nhà Liên Thủ Tín này thật là không có gì để chê. Bốn mùa hoa quả tươi, sản vật núi rừng phong phú như nấm, mộc nhĩ, hạnh đào cùng từng rổ, từng giỏ, từng bao đưa tới. Mấy thứ này rất ít khi nhà Liên Mạn Nhi cần phải đi mua về dùng, chỉ cần đồ Trương gia đưa tới cũng đủ cho nhà nàng dùng quanh năm. Liên Mạn Nhi lại càng cảm kích khi Trương thị dưỡng mình sau lần sảy thai đó, Lý thị còn đưa tới mấy con gà mái.
Trương thị nói với Lý thị: “Nương, sao người mang tới nhiều thứ vậy? Cá trong nhà con cũng có sẵn, lại còn thịt heo kia nữa, cũng nhiều quá, sợ nhà con ăn không hết mà thời tiết này không để lâu được.”
Trương Thanh Sơn nghe thấy được liền nói: “Có gì đâu mà ăn không hết. Cứ ăn uống thoải mái. Cháu ngoại ta đỗ học trò nhỏ chẳng mấy nữa mà trở thành tú tài lão gia. Ta thật cao hứng.”
Lý thị liền nói: “Có gì mà không để được. Con đem thịt kia cắt miếng, bỏ vào trong vò một lớp thịt lại một lớp muối, bọc kín lại để cả tháng cũng không hỏng được. Lát nữa để mẹ Thải vân giúp con chuẩn bị.”
Ý Trương thị chủ yếu là nói Lý thị mang lễ nhiều quá, nhưng việc thịt không để lâu được cũng là sự thật. Hiện tại Lý thị đã nói như vậy nàng cũng không tiện nói gì nữa.
Trương Thanh Sơn nói với Ngũ Lang: “Cháu cố gắng thêm một chút thi đỗ tú tài cho mẹ cháu nở mày nở mặt một phen, ông cũng theo cháu có hưởng chút phong quang.”
Lý thị khoát khoát tay với Trương Thanh Sơn: “Ông ấy, đừng để cháu nó chịu thêm áp lực, thằng bé là người hiểu chuyện, tự khắc biết mình cần học hành thế nào.” Lại quay sang Trương thị nói: “Các con không biết sau khi nghe tin Ngũ Lang đỗ học trò nhỏ cha con cao hứng thế nào đâu, bữa ăn cơm uống thêm mấy chung rượu, ăn thêm mấy bát cơm.”
Mọi người cùng cười. Ngũ Lang ngồi lại trò chuyện cùng cả nhà một lát sau đó quay về thư phòng đọc sách. Liên Mạn Nhi suy nghĩ một chút liền đi theo.
Liên Mạn Nhi vào thư phòng đã thấy Ngũ Lang cầm cuốn sách, nàng liền ngồi xuống phía đối diện Ngũ Lang rồi nói: “Ca, ngươi nghỉ ngơi một chút đã, đừng để mệt nhọc quá.” Ngũ Lang thi đỗ học trò nhỏ khiến cho kỳ vọng của mọi người với Ngũ Lang càng lên cao. Liên Mạn Nhi cũng mong Ngũ Lang đỗ đạt cao hơn nhưng nàng lại càng không mong Ngũ Lang phải chịu áp lực quá lớn, học hành quá cực khổ.
Ngũ Lang đoán được tâm ý Liên Mạn Nhi liền chậm rãi buông cuốn sách xuống nói: “Mạn Nhi, huynh sẽ không miễn cưỡng bản thân mình.”
Ngũ Lang đang muốn tiếp tục nói chuyện liền nghe thấy hai con ch.ó nhỏ ngoài cửa sủa ầm lên. Hai huynh muội đứng dậy nhìn ra ngoài thì thấy Liên Diệp Nhi chạy vào. Liên diệp nhi chạy đến bên Liên Mạn Nhi nói: “Vợ chồng Hoa nhi tỷ tới, còn có cô cả cùng tới."
Bạn cần đăng nhập để bình luận