Ngân Hồ

Chương 15: Tiểu hồ ly của Thiết gia. (2)

Tiểu hồ ly ăn xong nhảy xuống ghế, dùng miệng vén rèm chạy đi, Triệu Trinh bần thần nhìn tiểu hồ ly đi xa, lại lần nữa thở dài.

Đang định hạ lệnh khởi giá về cung đột nhiên tiểu hồ ly chạy vào, miệng còn ngậm một miếng đá vàng thả trước mặt.

“ Bệ hạ, có lẽ nó thấy lễ vật hôm nay chưa đủ ... Á!” Vương Tiệm kêu lên kinh ngạc, nhặt cục đá lên, cẩn thận lau sạch đưa cho hoàng đế:” Bệ hạ, đây là viên đá thọ mà người vứt đi.”

Triệu Trinh xem thật kỹ, tâm trạng tốt hẳn lên: “ Ồ, đúng là Thọ Sơn thạch mà năm ngoái trẫm nổi giận vứt đi, không ngờ tiểu hồ ly nhặt được. Dù thế nào vật mất rồi lại quay về là điềm tốt, tiểu hồ ly đã tìm thấy thì ban cho nó, ngươi sai thợ trong cung khắc viên đá này treo đeo ở cổ nó, để người đời biết tiểu hồ ly cũng là con dân của trẫm, không được tùy tiện ức hiếp.”

Vương Tiệm thấy chuyện này hơi hoang đường, nhưng thì sao nào, hoàng đế vui là được, trên đời vốn chẳng có nhiều chuyện khiến hoàng đế vui, liền vâng lời, quay đầu nhìn tiểu hồ ly:” Còn không tạ hoàng ân!”

Tiểu hồ ly tất nhiên không khấu tạ, giương tai lên nghe ngóng chút, sau đó vén rèm chạy đi, ăn no rồi không chạy còn ở lại làm cái gì?

Thiết Tâm Nguyên nằm ngủ trong bồn tắm, tiểu hồ ly từ ngoài nhảy vào, thản nhiên chiếm một chỗ bên cạnh, đang ngủ ngon ngửi thấy mùi gà nướng, Thiết Tâm Nguyên thức dậy cậy mồm tiểu hồ ly, lẩm bẩm :” Bà nó, hồ ly có gà mà ăn, lão từ ăn mỳ chay …”

Biểu hiện của tiểu hồ ly có thể khiến người khác kinh ngạc, nhưng với Thiết Tâm Nguyên mà nói chỉ là kết quả bình thường thôi. So với các loài động vật khác, trí tuệ của hồ ly khá cao, bản thân nó rất tinh khôn, chưa kể Thiết Tâm Nguyên không có việc gì làm cả ngày buồn chán nên chuyên môn huấn luyện cho nó.

Mỗi khi cho tiểu hồ ly ăn xong, nó phải mang cái gì đó về, cho dù là một khúc gỗ cũng được, nếu không bữa sau không được ăn, còn bị trừng phạt.

Huấn luyện nửa năm trời tiểu hồ ly đã hiểu người ta cho mình ăn thì mình phải báo đáp, thế là nó bắt đầu thu thập bảo bối, miếng Thọ sơn thạch kia là một trong số bảo vật của nó, mục đích của Thiết Tâm Nguyên rất rõ ràng, hoàng cung nhiều đồ tốt mà, không tận dụng cũng phí, chỉ là không ngờ vận khí tiểu hồ ly tốt như vậy, trở thành thượng khách của hoàng đế.

Đừng tưởng chuyện xảy ra ở trong cung thì không mấy người biết, ngược lại, mỗi một động tĩnh trong cung luôn có hàng trăm hàng ngàn cặp mắt dõi theo.

Vì thế tiểu hồ ly của Thiết gia bây giờ đã sắp thành một chuyện lạ ở Đông Kinh rồi, chuyện lan đi khiến nhiều người ăn no rửng mỡ rất hay lảng vảng gần Thiết gia, định xem xem con hồ ly kia trông như thế nào.

Khi bọn họ nhìn thấy tiểu hồ ly ngậm một cái giỏ nhỏ từ xa chạy về thì mắt muốn rớt cả ra, hồ ly biết giúp nữ chủ nhân mang quần áo giặt sạch về đúng là chưa bao giờ nghe thấy.

Con hồ ly đó không chỉ tinh khôn mà còn cực đẹp, toàn thân phủ lớp lông trắng muốt không dính sợi lông tạp nào, đôi mắt dài đen, tạo nên vẻ đẹp ma mị.

Thế là có những kẻ lòng dạ bất lương mưu đồ bắt lấy tiểu hồ ly đưa đến nhà phú quý, nói không chừng kiếm được khoản tiền lớn, nhưng ý đồ của bọn chúng không thực hiện được, con hồ ly đó chẳng bao giờ rời hoàng thành quá mười bước.

Thị vệ hoàng gia trên tường thì biết con hồ ly này rất được bệ hạ yêu thích, bất kỳ kẻ nào ý đồ bắt nó đều không kết quả tốt, chưa nói tới mùa đông đứng trên tường thành húp gió bắc, con hô ly này còn thi thoảng mang tới ít rượu cho mọi người xua đi hơi lạnh.

Rượu không nhiều chỉ đủ cho mỗi người được một hớp nhỏ thôi, có điều Thiết gia cũng đâu phải là nhà phú quý, biết nghĩ tới mọi người là có lòng lắm rồi.

Cùng lúc đó truyền thuyết về hồ ly tinh từ xưa đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian lại lần nữa khơi lên gây xôn xao toàn thành, có người cam đoan tiểu hồ ly kia chính là hồ ly tinh, báo chuyện này tới Khai Phong phủ.

Bao Chửng đọc cáo trạng chỉ cười cho qua, hồ ly tinh cái gì chứ, toàn là đồn nhảm vô căn cứ, ông ta mà đem một con hồ ly có chút linh tính thành hồ ly tinh thì biến thành trò cười lớn trong giới sĩ lâm.

Chuyện mẹ con Thiết gia sống dưới hoàng thành thì cho tới gây giờ ông vẫn không tán thành, nhưng lời hoàng đế là luật pháp, đã nói ra trước chốn đông người thì không thể thay đổi, phải giữ quyền uy cho hoàng đế.

Bao Chửng không thèm xung đột với hoàng đế ở chuyện nhỏ như vậy.

Hiện giờ chuyện lưỡng cung hoàng thái hậu đã làm tình nghĩa giữa hoàng đế và thần tử tan nát, mâu thuẫn quân thần càng ngày càng gay gắt, Bao Chửng luôn cho rằng, hoàng đế và đại thần dùng tinh lực vào chuyện chẳng hề có lợi ích gì cho quốc kế dân sinh này là được chẳng bằng mất.

Còn về hồ ly của Thiết gia thì ông ta thấy qua rồi, khi hoàng đế phê duyệt tấu chương lỡ cơm trưa, con hồ ly đó sốt ruột đợi ngoài cửa sổ, thi thoảng nhảy lên nhìn xem có phải hoàng đế đang ăn không?

Một con hồ ly rất đẹp đẽ, nhưng chẳng qua chỉ là thứ tham ăn thôi, giả như lời hoạn quan nói là đúng, tiểu hồ ly giúp hoàng đế ăn thêm một bát cơm thì cũng là công lao không nhỏ.

Dù tốt hay xấu thì cũng là con thú cưng, họa hại nhiều lắm chỉ ít đồ ăn, so với thiệt hại những tên quan vô dụng trên triều gây ra, đây là chuyện không đáng nhắc tới.

Chỉ là ánh mắt hồ ly khiến Bao Chửng thi thoảng bất giác nhớ tới ánh mắt đứa bé kia, bất kể thế nào đó cũng không phải là ánh mắt của một đứa bé.

Hai chân Thiết Tâm Nguyên ngày càng cứng cáp, phạm vi hoạt động của y mở rộng, vì thế y cũng nhìn thấy Bao Chửng, vị lão quan rất nghèo khó, người khác tan triều về nhà đều ngồi xe ngựa xa hoa, chỉ ông ta ngồi xe trâu nát.

Dưới chiến tán, một viên quan mặt đen chắp tay tiếp nhận những lời khen ngợi như thủy triều của bách tính mà mặt không đổi sắc, Thiết Tâm Nguyên cho rằng, sẽ có một ngày ông ta không còn bình tĩnh được như thế nữa.
Bạn cần đăng nhập để bình luận