Ngân Hồ
Chương 9: Chim én tha rác xây nhà. (1)
Hoàng thành địa thế cao nên coi như còn khô ráo, gió từ phía Tướng Quốc Tự thổi tới mang theo chút dư âm chuông sáng, các vị hòa thượng đang cầu nguyện cho những vong hồn, hi vọng những tiếng chuông xa xăm có thể mang linh hồn của họ lên thiên quốc.
Vương Nhu Hoa nghe tiếng chuông liền thành kính chắp tay quỳ xuống đất cầu khẩn cho Thất ca, mong hắn kiếp sau không khổ như vậy nữa, phù hộ cho Nguyên Nhi bình an trưởng thành, không bệnh không tật.
Gậy trúc chống vải dầu liền thành cái lán đơn giản, đây chính là chốn an thân của mẹ con họ.
Vương Nhu Hoa rất hài lòng với tình cảnh trước mắt của mình, chính bởi vì nhìn thấy những người bị mua bán như gia súc, nàng cảm thấy cuộc sống không quá tệ, nếu như tìm được tộc nhân để ở cùng một chỗ thì không thể tốt hơn, học vấn của Lục công rất cao, nhất định có thể dạy Nguyên Nhi thành tài.
Cuộc sống giản đơn của hai mẹ con Vương Nhu Hoa cứ thế từng ngày trôi qua.
Thời gian qua Vương Nhu Hoa có thêm một sở thích, đó là nhặt nhạnh mọi thứ mà nàng cho là hữu dụng, cho dù đó chỉ là vài cành cây to một chút, một hai viên đá vuông vức hay viên gạch nguyên vẹn, thậm chí chỉ là bùn đất hay rơm khô.
Thị vệ trên tường thành tò mò thiếu phụ xinh đẹp ấy làm gì với những thứ vứt đi đó, rồi một ngày họ nhận ra nàng đang làm công việc của chim én tha rác xây tổ, cái lán đơn sơ dần dần có được cái mái bằng thực sự lợp bằng rơm, hai bức tường đất dần dần xuất hiện, do nàng dùng cỏ trộn với bùn đắp thành.
Nếu như không thể dựng lên được một cái nhà trước khi gió thu nổi lên mẹ con nàng sẽ không qua được mùa đông giá lạnh, thành Đông Kinh vào mùa hè nóng bức vô cùng, mùa đông lại thành chốn băng thiên tuyết địa.
Vì nàng sống ở bên hoàng thành, không có một người thợ nào dám tới giúp Vương Nhu Hoa xây nhà, nàng cũng biết điều này, có điều nàng càng coi trọng an toàn của bản thân và nhi tử, cô nhi quả phụ không có tộc nhân và trượng phu che chở muốn sống ở Đại Tống không phải là chuyện khó khăn bình thường.
Thế là mảnh đất trống trơ trọi trước hoàng thành dần dần xuất hiện một căn nhà đất xinh xắn mái rơm vàng, có cả hàng rào nhỏ bao quanh, hai tảng đá làm thềm vào nhà, trông ra dáng lắm. Dương Hoài Ngọc đi qua nhìn một lần chỉ hừ một tiếng, thi thoảng có vài chiếc xe ngựa sang trọng đỗ lại rồi đi, bách tính hiếu kỳ chỉ được một hay ngày, chỉ những thị vệ trên tường thành mới hiểu hết khó nhọc của nàng, không phục không được, nữ nhân như thế ai cưới được về là có phúc.
Nhà đã xây xong nhưng Vương Nhu Hoa chẳng thở phào được lâu, gần đây trong thành luôn có người chết, thuyền vận chuyển thi thể ở thủy đạo qua lại không ngớt, nghe đâu có bệnh dịch.
Người chết tất nhiên xong hết mọi chuyện, người sống thì khốn khổ, ai nấy đều khao khát thời khắc gió thu nổi lên, chỉ có mùa đông tới ông trời mới không tiếp tục lấy người nữa, người sống mới có thể bình an sống tới năm sau.
Nhà phú quý thấy nước lũ rút đi là cũng lũ lượt rời khỏi thành Đông Kinh, bọn họ càng hiểu đạo lý nhiều người thì càng nhiều dịch bệnh.
Vương Nhu Hoa chỉ còn cách cắn răng kiên trì, bỏ năm trăm đồng nhờ thư lại của Khai Phong huyện chuyển hộ tịch của mình và nhi tử từ Tường Phù huyện tới Khai Phong huyện, như thế mình thành người Đông Kinh thực sự rồi.
Mùa đông quan gia phát tiền củi lửa sẽ có một phần cho nhà mình, tuy nói mỗi năm chỉ được ba mươi đồng, nhưng mình và nhi tử sẽ sống ở Đông Kinh cả đời mà, tốn năm trăm đồng chẳng oan uổng.
Kỳ thực Vương Nhu Hoa còn có suy tính sâu hơn, con mình một khi đọc sách học chữ thì huyện học của Khai Phong huyện chắc chắn là tốt nhất Đại Tống.
Mọi chuyện đều tốt.
Rắc rối duy nhất là Nguyên Nhi không chịu ăn đồ ăn, trừ sữa mẹ ra thì nó không đụng tới thức ăn khác, cho dù là bánh hoa quế mềm ngọt hay là cháo gạo vàng ươm, Nguyên Nhi đều không ăn, điều này khiến nàng rất khó xử.
Nguyên Nhi nếu như không chịu ăn cơm thì làm sao mà lớn được?
Cũng may là Nguyên Nhi rất hiểu chuyện, chỉ cần ăn no là không khóc quấy, có lần ngã xuống đất trán sưng một cục cũng chỉ mếu mồm đưa tay đòi mẹ bế.
Đều là trời cao thương xót, tội nghiệp nó không có phụ thân che chở nên để nó khôn sớm, chuyện mừng không khỏi làm người ta buồn tủi.
“ Nguyên Nhi, không được cho hồ ly ăn bánh hoa quế.” Nhìn thấy nhi tử lại định đem miếng bánh hoa quế nhét vào miệng hồ ly, Vương Nhu Hoa đoạt ngay lấy, có hơi muộn, bánh hoa quế cướp được từ miệng con hồ ly làm nó kêu ầm ĩ, nàng thở dài trả lại cho nó:
Thiết Tâm Nguyên lại cho tay vào thùng nước rồi, Vương Nhu Hoa kéo ra, đứa bé này thích nhất là tự gây phiền toái cho bản thân, có lúc làm lật đổ thùng nước, cho dù bị ngã cũng chơi không biết chán.
Bây giờ nó đã có thể ngẩng đầu bò khắp nơi rồi, thậm chí có thể vịn đồ vật đứng lên.
Vương Nhu Hoa nhìn nước trong thùng đã bị bàn tay dính đất của nhi tử làm bẩn, nhớ ra nhi tử chưa bao chờ đụng vào nước nóng, đôi khi nàng muốn dạy cho đứa con nghịch ngợm này một bài học, cố ý đặt nước khá nóng một bên chờ nhi tử cho tay vào, để chừa đi cái thói xấu thích nghịch nước.
Nhưng đứa bé này chỉ cần nhìn thấy nước nóng là tuyệt đối không chạm vào, để ngay trước mặt nó cũng không chạm vào.
Nhiều lần quan sát, Vương Nhu Hoa cuối cùng hiểu ra nguyên nhân, nhi tử mỗi lần chơi bẩn xong là ra nghịch nước, đoán:” Nhi tử, con rửa tay phải không?”
Thiết Tâm Nguyên cười khanh khách, sờ bàn tay ướt sũng lên mặt mẫu thân, đầu dụi vào ngực nàng, hai mẹ con chơi đùa vui vẻ.
Té ra nhi tử thích sạch sẽ, đúng là nhi tử của Vương Nhu Hoa này.
Bạn cần đăng nhập để bình luận