Vào Tiểu Thuyết Làm Nha Hoàn, Ta Cầm Trong Tay Kịch Bản Sống Vui Vẻ

Chương 177


Nghèo thì no thân ấm cật, có của rồi thì lo cho thiên hạ. Ngày trước Khương Đường kiếm được ít nhưng bây giờ đã kiếm được nhiều rồi, cũng phải suy xét vì dân chúng.
Cố Kiến Sơn đóng giữ Tây Bắc, điều trong lòng mong ngóng nhất có lẽ chính là dân chúng ăn no mặc ấm.
Khương Đường sẵn lòng làm chút chuyện trong khả năng của mình.
Có điều một trăm bạc mà ăn một mình thì ăn mì ăn gạo cả đời chẳng hết, nếu nấu cháo làm bánh bao để chia thì cũng chẳng được mấy ngày.
Khương Đường ở đây không vấn đề gì, bèn để lợi tức riêng của Lục Cẩm Dao vào trong một hà bao rồi chuẩn bị đưa thẳng đến Cẩm Đường Cư.
Ai mà ngờ, lúc ra khỏi cửa thì gặp phải hai người quen.
Phố Trữ Nguyên cách xa phố đông sầm uất, dù bây giờ có xe ngựa thì đi đến cũng phải mất hơn nửa giờ, giờ đã sắp trưa, cửa quán lẩu đã có khách.
hai người đang định bước lên nói chuyện, Khương Đường siết chặt áo choàng, nói với quầy bán rằng: “Điền chưởng quỹ, có hai vị người quen, ngươi qua xem xem.”
Điền chưởng quỹ nghiêng đầu nhìn, nụ cười trên gương mặt thoắt cái không nén nổi, hắn còn tưởng là ai cơ, đây chẳng phải là hai vị trong nhà “có việc gấp” rồi lại đến quán khác làm kẻ bề trên đấy ư.
Điền chưởng quỹ cười phẩy tay với Khương Đường: “Đông gia người cứ bận việc trước đi, ở đây có ta rồi.”
Điền chưởng quỹ cười mời hai người vào hậu viện.
Quán buôn bán tốt, nên hắn cũng chẳng buồn quản “tiệm lẩu Dương thị” thế nào, vừa nhìn thế này là chỉ e không tốt đẹp gì, người đều bị đuổi ra.
Hai người giúp việc còn cảm thấy có điềm nên vội vàng đi theo Điền chưởng quỹ đi vào.
Vừa bước vào thì mới biết quán mới lớn thế nào, vì đổi cửa sổ nên trông cực kỳ rộng rãi sáng sủa, sàn nhà lau sạch sẽ, đã có khách ngồi rồi, đa phần là ngồi đối diện, trên bàn bày ít rượu cười cười đợi thức ăn lên.
Việc chuyền đồ ăn, lên món, đón khác, đều trật tự nề nếp.
Điền chưởng quỹ bước nhanh nên hai người kia cũng chẳng nhìn được bao nhiêu đi theo đến hậu viện.
Hậu viện càng thoáng đãng hơn, trên mặt đất là một lớp tuyết mỏng, rau cải trắng cải củ chất trong sân cao ngất.
Củi than được để ở một bên, xếp ngăn nắp trật tự, củi bổ thành những khúc nhỏ, trong viện còn có hai người đang rửa đồ, nước trong chậu tỏa hơi nóng, vừa trông đã biết là nước ấm.
Vừa nãy Điền chưởng quỹ vẫn còn cười mỉm nhưng bây giờ mặt nghiêm lại trông cực kỳ đáng sợ.
Tục ngữ có câu đưa tay không đánh mặt cười, cái kẻ mập hơn chút cười nói: “Điền chưởng quỹ, ở nhà bọn ta không có việc gì nên muốn hỏi trong quán có còn thiếu người hay không. Ngươi thấy thời gian dài làm việc của hai bọn ta rồi đấy, đều biết làm như thế nào, cũng không cần hòa hợp.”
Điền chưởng quỹ ngắt lời: “Không làm tiếp ở quán lẩu Dương thị được nữa nhỉ, lại nhớ đến nơi này tốt à? Đừng có lôi việc cấp bách ra, thật sự coi ta là kẻ ngốc không hay biết gì à! Mau cút đi ngay, đừng có cản trở việc làm ăn của bọn ta, làm người phải dựa vào lương tâm, hai kẻ các ngươi, lương tâm đều bị chó ăn mất rồi! Còn muốn quay về, sao không đi soi gương đi?”
“Ơ…”
“Cút cút cút, còn không đi là ta gọi người!” Điền chưởng quỹ nói chuyện không nể nang, đuổi luôn hai kẻ nọ từ cửa sau ra ngoài.
Lúc đóng cửa còn bảo: “Còn dám đến nữa thì đừng trách ta không niệm tình xưa nghĩa cũ, đông gia tốt tính chứ ta thì không tốt tính như thế đâu!”
Điền chưởng quỹ vốn còn muốn tới “quán lẩu Dương thị” xem sao, nhưng đến rồi thì lại cảm thấy chả hay ho gì.
Quán lẩu của nhà người ta buôn bán có tốt hay không thì có liên quan gì tới hắn. Hắn đã không có lòng hại người chỉ đề phòng kẻ khác tới hại hắn là được.
Vừa nghĩ như vậy, cơn giận hơn một tháng nay cuối cùng cũng tan.
Còn hai kẻ làm thuê “trước” thì trong lòng đầy hối hận, bọn họ tới quán lẩu Dương thị làm trù nương, một tháng hứa trả một lượng bạc lương tháng, việc này đương nhiên là kiếm được nhiều hơn so với làm việc nặng.
Nhưng tay người nấu nướng của hai kẻ nọ không được đến mức đó, tuy ở sau bếp cũng có thể trông bầu vẽ gáo làm được mấy món, nhưng mùi vị lại chẳng nấu ra được, thời gian qua lâu tiệm lẩu Dương thị chẳng có mống khách nào.
Hai kẻ nọ bị đuổi, làm việc chưa nổi một tháng, một văn tiền lương tháng cũng chẳng lấy được.
Đi nói lý thì đông gia bên kia không dễ nói chuyện như Khương Đường, để giữ mặt mũi cho nhau chứ suýt chút nữa đã đuổi hai kẻ nọ ra ngoài.
Sau này hai kẻ kia bàn bạc thử quay lại xem sao, dù sao khi ấy nói trong nhà có việc gấp, hơn một tháng rồi nên vừa hay việc gấp cũng đã làm xong, ai mà hay Điền chưởng quỹ sớm đã trông thấy bọn họ ở bên ấy.
Khương Đường tới Cẩm Đường Cư trước, rồi ngồi xe ngựa quay về nhà luôn.
Xuân Đài đánh xe, dọc đường còn có thể nói vài câu tán gẫu nên cũng không buồn tẻ.
Trong quán có hai chưởng quỹ, nếu chuyện gì cũng đều cần nàng thì thuê chưởng quỹ làm gì, nàng tin Điền chưởng quỹ có thể xử lý sự tình thỏa đáng.
Sau khi về nhà, Khương Đường hỏi: “Công tử nhà ngươi vẫn chưa có tin gì ư, có biết khi nào quay về không?”
Xuân Đài lắc đầu: “Tình thế trong triều gắt gao, tiểu nhân thật sự không biết.”
Theo lý mà nói thì nên quay về rồi, đợt này đã đi nửa năm, khi xưa nửa năm về kinh báo cáo công việc một lần thì đa phần đều là công tử nhà hắn về, cũng chẳng biết tại sao mà lần này lại trễ như vậy.
Có điều sắp thu phục được tộc Hồ thiên hạ thái bình, nên có lẽ bận bịu cũng không theo lẽ thường, công tử sẽ không ở Tây Bắc mãi nữa.
Khương Đường gật đầu, vén rèm hé ra nhìn cảnh sắc bên ngoài, tuyết vẫn đang rơi, người đi trên đường không nhiều, nàng nói: “Vậy chốc nữa ngươi đừng vội đi ngay, lần trước vội vã chuẩn bị đồ đạc cho công tử nhà ngươi nên trong nhà không có gì cả, tí nữa ta làm một ít, ngươi mang về mà ăn dần.”
Cố Kiến Sơn đối đãi với Xuân Đài không hề coi như hạ nhân. Cũng không thể nói trong mắt Cố Kiến Sơn không có tôn ti, chỉ là vì là tướng quân nên trông thấy nhiều thế nên rất khó để người khác hầu hạ như lẽ đương nhiên.
Khương Đường lại khá khâm phục ở điểm này.
Chuyện Xuân Đài giúp nàng cũng chẳng ít, tới Quản Thành mà bây giờ mở quán thì chuyện mua thịt mua rau,… đều là đi theo cách của hắn, mỗi lần Cố Kiến Sơn đi Tây Bắc, Xuân Đài đều ở lại Thịnh Kinh.
Xuân Đài cười, ngượng ngùng đồng ý: “Vậy thì ta không khách sáo với cô nương nữa.”
Sau khi về nhà đưa đồ cho Xuân Đài, Khương Đường lại cho Điểm Kim Ô Kim ăn, chuẩn bị bữa trưa ăn ít đồ đơn giản, đến tối thì cùng ăn với cả nhà họ Lưu.
Chiều trông sắc trời u ám nên định bụng làm tổ trong nhà ngủ một giấc.
Trong nhà chỉ có mình nàng, Điểm Kim Ô Kim chỉ canh ở cổng viện, trong lúc đang ngủ thì nàng nghe thấy những âm thanh ồn ào của hàng xóm, lúc tỉnh lại trời vẫn còn chưa tối, nàng ngủ có lẽ còn chưa được một giờ. m thanh bên ngoài còn lớn hơn, đi ra ngoài nhìn mới biết là đám trẻ con trong ngõ đang chơi ném tuyết.
Nàng ngủ một giấc mà tuyết đã dày đến độ hai ngón tay rồi.
Chỉ có điều vẫn to như hạt muốn, khó mà vo thành quả cầu tuyết, tuyết sương bay đầy trời.
Lưu đại lang không nén nổi lòng quăng đi mấy cái, trông thấy Khương Đường đứng ở cửa nhìn thì xấu hổ rụt tay lại: “Khương tỷ tỷ, mẹ ta nói tuyết lớn nên tối không ra ngoài bày hàng nữa, chúng ta ăn cơm sớm sủa chút, cứ đến luôn là được, chớ đừng mang thêm gì khác!”
Khương Đường hồi thần lại: “Ừm, vậy chốc nữa ta thu dọn rồi sang, đệ mau chơi đi, đã lâu không đổ trận tuyết rồi.”
Lưu đại lang đã mười bốn tuổi, tuy chín chắn thận trọng hơn so với mấy đứa trẻ trong con hẻm nhưng dẫu gì ở cái tuổi này vẫn còn ham chơi, hắn cúi người lại vo một quả cầu tuyết, rồi ném về phía đối phương.
Khương Đường quay vào nhà lấy đồ, lấy một miếng thịt bò đông lạnh rồi lại lấy một miếng thịt cừu.
Nước dùng lẩu thì Lưu đại lang biết làm, ở Lưu gia đồ ăn gì cũng có, ăn lẩu là ăn cái sự náo nhiệt, đồ đạc Khương Đường cũng có nhưng ăn một mình thì buồn tẻ.
Lúc đi sang, Lưu đại tẩu trông thấy thịt thì giậm chân, hét ra ngoài sân: “Đại lang! Con không nói với dì Khương của con không được mang thịt à!”
Khương Đường vội cất lời: “Hắn nói rồi, tự ta sẵn lòng mang mà, thái cái này trước đã, một mình ta ăn mãi lâu chẳng hết.”
Lưu đại tẩu thở dài bảo: “Ôi, ngươi thế này bảo ta nói gì mới hay đây, mang đồ về đi. Ở đây không cần ngươi giúp đâu, để đại lang đắp người tuyết cho ngươi chơi.”
Lưu đại lang vừa từ bên ngoài về, bất kể lớn thế nào kiếm tiền được bao nhiêu thì hắn vẫn sợ mẹ hắn từ tận lòng tận dạ.
Lưu đại nang lại chạy vụt ra ngoài: “Con ra ngoài xúc tuyết, tuyết trong sân không đủ.”
Lưu đại tẩu lại làm vằn thắn thịt bằm, mẹ chồng nàng ấy lên phố xem bánh nướng có còn bán hay không, Khương Đường thích ăn cái này.
Váng đậu, miến khác đều là tự nàng ấy chuẩn bị, chỉ là rau hơi ít, chỉ có rau cải thảo và cải củ, cơ mà từng này là đủ cho cả nhà ăn rồi.
Chỉ đợi Lưu đại thẩm bây về, bây giờ thì đun nóng nước lẩu trước lát nữa là có thể ăn rồi.
Canh đỏ bên trong nồi đồng thả thêm hành cắt khúc và gừng lát, mùi thơm ngào ngạt, hình như còn có chút hương sữa như có như không, chỉ ngửi thôi đã thơm hơn nhiều so với quán lẩu khác.
Đây cũng là nguyên nhân tại sao quán lẩu Khương thị đông khách tiếng tăm tốt, hương vị có thể thơm nhưng lại không ngon như Khương thị.
Viên súp lẩu Lưu đại lang cũng biết làm, cơ mà hắn cứ làm cho Khương Đường, nửa cuối năm nay hắn chạy khắp trời nam đất bắc, cũng chưa tới chỗ nào bán viên súp lẩu.
Hơi nóng như cưỡi mây đạp gió, thịt dê thái lát cực mỏng được bày ra, thịt bò đã đập nhuyễn nên dày nhiều hơn chút, như thế thì có độ dai, còn có tôm viên cá viên, đậu phụ đông… bày cả đống trên cái bàn to.
Người nhà họ Lưu nhiều, cả đám người ngồi vây tròn, Khương Đường ngồi ở giữa Lưu đại tẩy và con gái lớn của nàng ấy, có điều hôm nay Lưu nhị lang không ở nhà, hắn ở thư viện vẫn chưa về.
Năm nay Lưu nhị lang đã đến thư viện rồi, đương nhiên không phải thư viện Tùng Sơn, ngưỡng cửa thư viện Tùng Sơn cao, Lưu giao vẫn chưa với tới được, nên tới một thư viện nhỏ gần nhà.
Biết chữ đọc sách, Lưu đại lang biết gia đình cung cấp cho mình hắn không dễ dàng thế nên học hành cực kỳ nghiêm túc. Con gái lớn của Lưu gia hòa nhã hơn, ở nhà chăm lo cho tiểu muội muội, tuy bạc kiếm được không thể bì với Khương Đường nhưng cả gia đình sống cùng với nhau nên cực kỳ đầm ấm.
Khương Đường không cần khách sáo với Lưu đại tẩu, coi như nhà mình vậy, đến khi lẩu sôi thì cho thịt vào trước, thịt dê nóng hôi hổi cuộn cùng với tương mè trộn dầu ớt, cay càng thêm cay, ăn một miếng thì trong miệng nóng như thiêu, chân tay đều nóng bừng.
Những đồ ăn kèm khác mà quá cay thì uống hớp nước ô mai, trời lạnh thế này mà uống một hớp nước lạnh thì hơi lạnh sẽ xộc thẳng đến đỉnh đầu.
Quá là đã.
Lưu đại tẩu nhỏ giọng bảo Khương Đường đừng uống nhiều như thế, rồi lại bảo nàng ăn nhiều thịt lên: “Ngươi ấy, bận rộn cả ngày rồi, chả hiểu sao mà ăn cơm qua loa thế, ăn nhiều lên tí.”
Nhà ai nổi lửa đều có thể trông thấy từ trong ống khói bốc ra, Khương gia rất hiếm khi nổi lửa.
Khương Đường cười ngượng nhùng: “Tẩu tử ở bên ngoài không phải cũng ăn uống qua loa đấy ư.”
Lưu đại tẩu xuýt xoa một tiếng: “Ít nhất ta và thẩm ngươi ăn đồ nóng, nào có như ngươi, hơn nữa ăn vằn thắn vẫn là ăn qua loa mà.”
Buôn bán hơn một năm, tuy có lúc gió đến mưa qua nhưng kiếm được nhiều bạc, cũng sẽ không quá thiệt thòi cho mình.
Giống như Hứa gia, kiếm nhiều tiêu ít, có điều mỗi nhà có một cách giống khác nhau, Lưu đại lang cũng có thể kiếm tiền phụ gia đình, còn Hứa gia đều dựa vào một mình Vương thị nên tất nhiên không giống nhau.
Lưu đại tẩy cũng chẳng quan tâm Hứa gia sống như thế nào.
Khương Đường: “Biết rồi, biết rồi mà, ta nhớ rồi.”
Thỉnh thoảng nàng cảm thấy bận rộn một chút cũng tốt, sẽ không cứ mãi nhớ đến Cố Kiến Sơn.
Mặc dù cùng ăn cơm với người nhà họ Lưu rất vui nhưng sau khi quay về lại một mình với hai con chó.
Một năm nay, Khương Đường thường xuyên đến Lưu gia ăn cơm, nàng thích ánh lửa khói bếp của Lưu gia.
Tuy Lưu đại tẩu luôn trách mắng mấy đứa Lưu đại lang nhưng trông bọn họ nói nói cười cười thì sẽ cảm thấy náo nhiệt.
Bạch Vi vẫn ở trong cửa hàng, Khương Đường từng hỏi nàng ấy có tới nhà nàng ở hay không, Bạch Vi sợ thêm phiền phức cho Khương Đường nên bèn từ chối.
Sau khi Khương Đường quay về thì ngồi trước cửa sổ một lúc, rồi lại ngắm tuyết một chốc, v.uốt ve đầu hai con ch.ó to rồi tắm rửa đi ngủ.
Bây giờ nàng cảm thấy, phòng tân hôn mà Cố Kiến Sơn chuẩn bị có hơi to, to đến độ một mình nàng ở sẽ cảm thấy cô đơn.
Nhưng Khương Đường lại không cảm thấy sợ hãi, càng không cảm thấy hối hận đã định thân với hắn, phải gả cho một người luôn không ở nhà như thế.
Nàng khâm phục thái độ làm người của Cố Kiến Sơn, cũng kính phục hắn đã vào quân đội bảo vệ gia đình bảo vệ quốc gia, tuy thi thoảng sẽ cảm thấy thất vọng, nàng đã kiếm được tiền làm được chuyện mà không thể nói cho hắn nghe, nhưng con người không thể chỉ nhìn mỗi mặt tốt.
Nàng thích Cố Kiến Sơn chứ chẳng phải chỉ thích điểm tốt của hắn, hắn cũng có chỗ không tốt, ví dụ như mấy ngày nữa chính là sinh thần của nàng rồi, chắc chắn Cố Kiến Sơn không kịp quay về.
Người ở nơi này không hề quá xem trọng sinh thần, ngoại trừ tròn tuổi thì chỉ có nữ tử mười lăm tuổi cập kê, nam tử hai mươi tuổi làm lễ đội mũ sẽ tổ chức lớn.
Những năm khác trải qua sinh thần thì chỉ ăn vài thứ ngon chứ sẽ không đặc biệt chúc mừng.
Muốn mừng tuổi tác thì đợi đến khi mấy chục tuổi, tự sẽ có con cháu chúc mừng cho.
Nhưng Khương Đường khá là coi trọng sinh thần, lại lớn thêm một tuổi, không giống với quá khứ, như thế nào cũng phải ăn bánh bông lan, thổi nến, ước một ước nguyện. Lại chẳng phải lễ cập kê nên có lẽ chẳng có ai nhớ sinh thần của nàng, một mình nàng không có ai chúc mừng, nhưng nếu Cố Kiến Sơn ở đây thì chắc chắn có thể cùng ra ngoài ăn một bữa ngon.
Giống như Cố Tiêu và Thẩm Hi ngày đó vậy.
Bảo rằng không ngưỡng mộ thì là giả, dẫu cho bây giờ Cố Kiến Sơn đứng trước mặt nàng nói chuyện thôi cũng tốt.
Bạn cần đăng nhập để bình luận