Xuyên Về Cổ Đại, Ta Làm Nông Nổi Danh Thiên Hạ

Chương 368


"Vị tiểu hữu này biết được hôm nay là sinh nhật của vợ lão phu nên đã tự tay làm gà quay và vịt quay, thêm món ăn cho chúng ta. Nghe nói còn có món điểm tâm đào chúc thọ rất đặc biệt cho chúng ta thưởng thức.”
 
Lúc ông đang nói chuyện, quản gia dẫn theo một đám người làm bưng gà quay và vịt quay tiến vào. Mùi thơm đậm đà nháy mắt tràn ngập toàn sân. Dư Tiểu Thảo còn đặc biệt chuẩn bị nhiều một chút, sau khi mỗi bàn đều có vịt quay và gà quay thì vẫn còn thừa mấy con!
 
Vịt quay và gà quay rõ ràng là vừa mới ra lò, đều đang bốc hơi nghi ngút. Vịt quay vừa quay xong da giòn rụm, thịt mềm, ăn càng ngon hơn! Gà quay da thơm thịt mềm, xương cũng mềm, vào miệng là tan, chinh phục vị giác của tất cả mọi người. Dù là bàn tiệc của khách nam hay khách nữ thì món ăn hết đầu tiên nhất định là hai món này.
 
Sau khi bưng xong thức ăn, quản giả lại dẫn người bưng đào thọ lên. Đào thọ nhìn sống động như thật, hết sức hấp dẫn. Anh Đào mặc quần áo màu hồng nàng ta mới may, dáng người dong dỏng đứng trước mặt Tri phủ phu nhân. Nàng ta cười tươi lộ ra lúm đồng tiền, giòn giã nói: “Tiểu thư nhà chúng ta biết hôm nay là sinh nhật của phu nhân nên đã tự làm đào thọ, chúc phu nhân tiên phúc vĩnh hưởng, thọ bỉ nam sơn!”
 
 
 
“Ôi, đây là nha đầu nhà ai thế, lớn lên xinh đẹp lại nhanh nhảu nữa! Mà sao ta thấy nha đầu ngươi quen mắt thế nhỉ?” Vịt quay và gà quay vừa nãy đã khiến cho Tri phủ phu nhân có mặt mũi trước mặt khuê mật và bạn bè thân thiết. Còn có món đào thọ sống động này nữa, càng tô điểm cho thọ yến của bà ấy. Bà ấy vui vẻ nên khen Anh Đào mấy câu.
 
Anh Đào biết tiến biết lui, tươi cười gãi đúng chỗ ngứa: “Cảm ơn phu nhân đã khen ngợi. Nô tỳ là nha đầu trong phủ Chiêu Dũng tướng quân, bây giờ hầu hạ tiểu thư nhà chúng ta!”
 
Tiểu thư nhà Chiêu Dũng tướng quân? Con gái nuôi mà Phòng tướng quân nhận? Tri phủ phu nhân chợt bừng tỉnh, lúc con trai của Phòng tướng quân tròn một tuổi bà ấy cũng được mười đến. Yến tiệc ngày hôm đó của Phòng phủ, xuất sắc nhất chính là món bánh ngọt cuối cùng, cao cỡ một người, có tận mấy tầng. Không những tạo hình độc đáo mà hương vị cũng rất tuyệt vời. Trong Kinh thành có nhiều cửa hàng điểm tâm lâu đời như vậy mà không có một nhà nào có thể làm được món bánh ngon như vậy.
 
Đáng tiếc, người nhiều bánh ít, mỗi người chỉ được chia một miếng nhỏ, Tri phủ phu nhân còn chưa kịp thưởng thức hương vị thì đã hết mất rồi. Nghe nói cái bánh ngọt đó là do chính tay con gái nuôi của Phòng tướng quân làm. Đại sư phó của cửa hàng bánh ngọt Đạo Hoa Thôn nổi danh nhất Kinh thành nghe chuyện bánh kem, đã tự mình chạy đến phủ tướng quân xin được gặp con gái nuôi của Phòng tướng quân. Nhưng đáng tiếc là nàng đã rời khỏi Kinh thành, không rõ tung tích!
 
Nói đến bánh ngọt của Đạo Hoa Thôn, người trong Kinh thành không ai không biết, không ai không hiểu. Đó là cửa hàng bánh ngọt lâu đời. Nghe nói đại sư phó là đời sau của thợ bánh ngọt được ngự dụng của tiền triều. Lúc Hoàng thượng còn trẻ chỉ thích cải trang vi hành đã đến Đạo Hoa Thôn mua bánh ngọt ăn. Độ nổi tiếng của bánh ngọt nơi đó không thua kém gì mới ăn của Trân Tu Lâu.
 
Đại sư phó của Đạo Hoa Thôn tính cách khá quái dị, trong Kinh thành có không ít người dòng dõi quý tộc nổi danh đặt bánh ngọt ông làm. Ông có nhận hay không còn tùy tâm trạng, người không có duyên dù có bưng ngàn vàng ông cũng không thèm liếc mắt nhìn. Ông nhận đặt hàng của Hoàng thượng hết lần này đến lần khác, mỗi tháng Tô đại tổng quản đều sẽ tự mình ra khỏi cung đi mua bánh ngọt cho Hoàng thượng, cho nên dù là vị quan lớn quyền to thế nào cũng không dám làm gì ông!
 
 
 
Mà ông lại tự mình đến thăm tiểu nha đầu biết làm bánh ngọt đó, đủ để thấy tay nghề làm bánh ngọt của cô con gái nuôi này của Phòng tướng quân có chỗ đáng để học hỏi.
 
Đại nha hoàn dâng đào thọ ở trước mặt tự xưng là nha hoàn của con gái nuôi Phòng tướng quân, như vậy thì những đĩa đào thọ này đều là kỳ tài làm bánh ngọt mà đại sư phó của Đạo Hoa Thôn rất hâm mộ đó sao? Trong lòng Tri phủ phu nhân tràn ngập mong chờ!
 
 
 
“Làm phiền tiểu thư nhà ngươi rồi, ngày khác ta nhất định sẽ tự mình đến cảm ơn con bé!” Tri phủ phu nhân để cho nha hoàn thiếp thân thưởng cho Anh Đào một cái vòng tay bằng bạc. Anh Đào nhận lấy, nói mấy câu cát tường rồi lui xuống.
 
Từng cái bánh ngọt được bưng lên mỗi bàn. Tri phủ phu nhân sai người đi lấy dao, tự chia bánh ngọt thành từng miếng nhỏ, chia cho các phu nhân và tiểu thư, bên trong đào vàng ánh cam, dâu tây đỏ, khiến cho từng lớp bánh ngọt càng thêm phong phú.
 
“Ngon thật đó! Ta lớn như vậy còn chưa được ăn bánh ngọt ngon thế này bao giờ!” Con gái của nhà Đồng tri tính cách khá đơn thuần, sau khi ăn một miếng thì vội vàng biểu đạt cảm xúc của bản thân, thật lòng khen ngợi.
 
“Bánh rất tinh tế, vào miệng là tan, trái cây bên trong lại càng xuất sắc hơn. Dù là Đạo Hoa Thôn trong Kinh thành cũng chưa chắc có thể làm được món bánh ngọt ngon như vậy!” Thông phán phu nhân xuất thân từ phủ Thái phó, tuy chỉ là con thứ nhưng kiến thức của bà ấy không phải con gái nhà bình thường có thể theo kịp. Bà ấy đã nói như vậy chứng tỏ bánh ngọt đào thọ này đúng là có điểm vượt trội.
 
Nghe các vị phu nhân và tiểu thư khen bánh ngon, Tri phủ phu nhân cảm thấy rất hãnh diện. Không ngờ rằng phu quân nể mặt Quận vương gia, nửa bán nửa cho cửa hàng, là bán cho con gái nuôi mà Chiêu Dũng tướng quân vô cùng yêu thương. Tiệm đồ kho Dư Ký? Đúng rồi! Lúc đầu ở yến tiệc một tuổi kia, Phòng phu nhân đã giới thiệu con gái nuôi của nàng ấy, họ Dư. Sao bây giờ bà ấy mới nghĩ đến nhỉ?
 
Tri phủ phu nhân không nhịn được chia sẻ với các vị phu nhân và tiểu thư, lúc bà ấy tham gia yến tiệc tròn một tuổi của con trai Chiêu Dũng tướng quân đã được ăn bánh sinh nhật, dù là tạo hình hay hương vị cũng đều do người làm đào thọ này làm ra. Thông phán phu nhân cũng đáp lời bà ấy, con gái nuôi của Phòng tướng quân không những làm bánh rất ngon mà cũng rất tinh thông y thuật. Tiểu Hoàng tử của Hoàng hậu nương nương bị bệnh nặng cũng là do nàng cứu chữa. Thuốc nàng phối cũng khiến cho sức khỏe của Tĩnh Vương phi tốt hơn rất nhiều...
 
Chỗ khách nam và khách nữ chỉ cách nhau mấy tấm bình phong. Nghe thấy chuyện “bát quái” truyền đến từ bên khách nữ, trong lòng mỗi người đều tự nhắc nhở bản thân phải cẩn thận. Có thể khiến cho Hoàng hậu nương nương và Tĩnh Vương phi coi trọng, người này tuyệt đối không tầm thường, chỉ có thể kết giao không thể đắc tội!
 
Một khoảng thời gian sau đó Dư Tiểu Thảo vẫn luôn không giải thích được vì sao mình lại nhận được vài cái bái thiếp hoặc thiếp mời. Ngoài Tri phủ phu nhân ra thì nàng không giao thiệp với ai hết, chứ đừng nói là biết người ta. Sau khi dẫn Anh Đào và Dương Liễu đối phó vào lần nàng càng thấy khó hiểu hơn - phu nhân và tiểu thư nhà quan, còn có người nhà phú thương, sao lại đều muốn kết giao với nàng thế? Nàng chỉ là một đứa con gái nhà nông biết nấu ăn mà thôi.
 
Sau vài lần, Dư Tiểu Thảo cảm thấy quá phiền nhiễu. Cũng may sau khi có cả nhà Hoàng Đại Chùy giúp đỡ, dù là hậu đường hay cửa hàng đều đã đi vào quỹ đạo. Trải qua một thời gian đào tạo, một mình Hoàng Tiểu Mai cũng có thể lo liệu cửa hàng dưa muối chu toàn. Dư Tiểu Thảo bèn dẫn hai đại nha hoàn trở về thôn Đông Sơn.
 
Từ sau lần bị Anh Đào đả kích đó, Hoàng Tiểu Mai bèn khổ luyện bản lĩnh tính nhẩm, bây giờ nàng ta gần như không cần tính toán cũng có thể nói nhanh ra số tiền mà khách cần trả, chỉ khi khách mua nhiều thì thỉnh thoảng mới cần. Anh Đào ở bên cạnh giúp đỡ vài ngày phát hiện Hoàng Tiểu Mai tính toán gần như không có SƠ sót gì.
 
Có thể nói Anh Đào và Tiểu Mai không đánh không quen, bây giờ hai người đã trở thành chị em tốt. Anh Đào thấy Tiểu Mai ngoài hai bộ quần áo tiểu thư cấp cho khi vào cửa hàng làm ra thì gần như không có bộ quần áo ra trò nào khác bèn lấy mấy bộ quần áo mình được nhận trong phủ năm ngoái ra tặng cho nàng ta.
 
 
 
 
Phòng phu nhân đối xử với người làm khá rộng rãi, mỗi quý sẽ phát cho nha hoàn và ma ma hai bộ quần áo. Nhất là đại nha hoàn, bọn họ thường xuyên đi theo chủ tử, đại diện cho mặt mũi của chủ tử, quần áo dù là chất vải hay kiểu dáng, màu sắc ở trong mắt đa số người trong Kinh thành vẫn rất ra dáng.
 
Lúc Anh Đào mới đến, Tiểu Mai còn tưởng nàng ta là thiên kim nhà nào trong Phủ thành! Quần áo năm ngoái của nàng ta mỗi bộ đều mới đến tám phần, mang tặng người khác cũng không mất mặt. Tiểu Mai rất vui vẻ, luôn miệng nói mình lớn thế này cũng chưa từng được mặc quần áo đẹp như vậy!
 
Vì muốn né tránh những phu nhân và tiểu thư nhà quan khó hiểu kia mà Dư Tiểu Thảo trở về thôn Đông Sơn ở một thời gian. Đúng lúc này trời đông giá rét lại tới mà không hề báo trước.
 
Đầu mùa đông, một trận tuyết rơi lớn nhuộm trắng núi đồi, người già và trẻ con sức khỏe hơi yếu một chút không kịp đề phòng nên đã ngã bệnh. Dư Tiểu Thảo lại bận túi bụi.
 
Từ sau khi Vưu đại phu tìm được cháu trai thất lạc, sống ở thôn Đông Sơn thêm một thời gian thì quyết định lá rụng về cội, sau khi nói lời tạm biệt với các hương thân phụ lão thôn Đông Sơn thì rời đi. Dư Tiểu Thảo thân là “đệ tử chân truyền” của ông, là người duy nhất hiểu y thuật trong thôn. Nhưng mà hiện giờ thôn dân cũng không dư dả gì, đặc
 
biệt là vừa mới trải qua năm đói kém, bệnh nhỏ thì không cần chữa, cố gắng chịu đựng cho qua khỏi. Nếu như không chịu được thì cũng là mượn xe ngựa lên y quán trên thị trấn khám. Chuyện Dư Tiểu Thảo biết y thuật rất ít người nhớ đến.
 
Lần này thời tiết thay đổi đột ngột nên Dư lão đầu cũng ngã bệnh. Sốt, đau đầu, cả người khó chịu, ho khan đến không thở nổi. Lúc đầu ông cho rằng chỉ là bệnh cảm bình thường, uống ít canh gừng cho toát mồ hôi là không sao. Ai ngờ chưa được hai ngày đã nằm liệt trên giường không dậy nổi.
 
Dư Tiểu Thảo lấy ra mấy loại thảo dược trị cảm từ trong hòm thuốc nhỏ của nàng, dùng nước linh thạch sắc thuốc, cho ông uống mấy hôm, các triệu chứng bệnh nhanh chóng biến mất. Chưa đến ba ngày Dư lão đầu đã khỏe mạnh như không đi đến dưới chân núi nhặt củi. Dư lão đầu là người không chịu ngồi yên, không để ông làm việc ông sẽ thấy không thoải mái. Mùa đông đến, thời tiết chuyển lạnh đột ngột, củi trong nhà không đủ dùng, thế là ngày nào ông cũng đeo sọt đến dưới chân núi Tây Sơn nhặt củi.
 
Lúc trời sẩm tối, Dư lão đầu ghé vào nhà đại ca mình thăm hỏi. Vừa vào cửa đã ngửi thấy mùi thuốc nồng nặc. Hỏi một chút mới biết hóa ra đại ca Dư Lập Xuân của ông cũng không thể tránh khỏi căn bệnh đầu mùa này, triệu chứng khá giống ông, đã uống thuốc năm ngày mà không thấy bệnh đỡ hơn.
 
Cả con gái nhỏ mới hơn một tuổi của Dư Giang cũng bị sốt. Đứa nhỏ đáng thương đã bao nhiêu lớn đâu, mỗi ngày đều bị bắt uống thuốc đắng, khóc đến khản cả giọng. Có nhiều lúc cho đứa nhỏ uống thuốc, đứa nhỏ đều phun hết ra ngoài, cả người uể oải mất sức, ngủ mê man thì nhiều mà tỉnh táo thì ít, đại phu mời về từ thị trấn đều lắc đầu nói không lạc quan.
 
Chăm sóc già trẻ hai người, còn chưa đến một tuần mà Dư Giang đã gầy đi rất nhiều. Hai năm này hắn đi theo nhị ca kiếm được không ít tiền, hắn cũng không tiếc bạc, ngay khi biết cha và con gái nhỏ bị bệnh hắn đã lập tức lên thị trấn mời đại phu về, trước sau đã tốn mười mấy lượng bạc tiền thuốc mà bệnh tình vẫn không có tiến triển tốt
 
Sau khi đại tỷ của Dư Giang biết tin thì đến thăm cha, biết được triệu chứng của ông ấy thì rơi nước mắt, nói lão Hàn ở thôn nàng ta không lớn tuổi như ông ấy nhưng cũng bị sốt cao kéo dài, cả người không có sức lực không rời nổi giường. Con gái nhà ông ta cũng rất hiếu thuận, mời đại phu kê thuốc, đã tốn không ít tiền mà cuối cùng vẫn không là vô ích. Nhìn khuôn mặt hốc hác của cha, đại tỷ của Dư Giang không nhịn được bật khóc thành tiếng.
Bạn cần đăng nhập để bình luận