Dune - Xứ Cát
Tác giả:
Frank Herbert
Đánh giá
0/5
(0lượt )
Số Chương
45
Lượt Xem
206
Theo Dõi
0
Trạng Thái
Full
Thể loại
Chương Mới Nhất
Chương 45: Hết
Mới
nội dung truyện Dune - Xứ Cát
Sự tinh tế của ý thức và việc suy nghĩ có một cách thức diễn đạt được lặp lại nhiều lần trong cuốn sách này như một lũy thừa bậc ba cho bất cứ mối nghi ngờ nghiêm túc nào - theo kiểu: Âm mưu trong âm mưu trong âm mưu,…Sự tinh tế của Ý thức ở trong nỗi hoài nghi. Và một trong những thách thức lớn nhất của nó là sự hoàn hảo.
Ở đây - Xứ Cát , ta có một cuốn sách hoàn hảo, một câu chuyện hoàn hảo, một câu chuyện lớn.
Hoàn toàn khác thường, đây là câu chuyện về sự sinh trưởng một lãnh tụ tôn giáo, một “Nhà Tiên tri” (như cái tên của phần thứ ba cuốn sách) dựa trên sự hoàn thiện của tri thức và ý thức con người với tư cách là một hệ thống định dạng cho toàn bộ vũ trụ.
Ai sẽ nghe trong chủ đề ấy một âm hưởng lạc quan?
Câu chuyện được kể như đã xảy ra trong một thời khắc mang tính lịch-sử-loài-người vào thiên niên kỷ thứ mười một, sau chúng ta ngày nay hơn tám ngàn năm nữa.
Liệu ai có thể có ý niệm rõ rệt nào về các tổ tiên của chúng ta hơn tám ngàn năm về trước hay không?
Bây giờ ta dịch chuyển khoảng thời gian khó tưởng tượng đó về phía tương lai: hơn mười ngàn năm sau Thiên chúa (After Christ) con người lại chật vật tìm tương lai qua một đấng Cứu thế mới/khác.
Bạn có thể coi cái khả năng-triển vọng đó trong hình dung này về tương lai loài người như một “sự trở về vĩnh cửu” hay tính luân hồi của vũ trụ nói chung và lịch sử; dù thế nào thì đó cũng không phải là một cái nhìn lạc quan - nhưng nó cũng không bi quan; nó tỉnh táo một cách khắc kỷ, quan sát và dò xét: nó hoài nghi.
Một cuốn sách lớn luôn gợi lên những mối hoài nghi lớn. Xứ Cát là một truyện thánh tích, kiểu như “Cuộc đời và khổ nạn của Chúa” ; ở đây là câu chuyện về quá trình hiển lộ và chiếm lĩnh vai trò lãnh tụ của nhân vật trung tâm - Nhà Tiên tri Paul Muad’Dib.
Đặc trưng của truyện thánh tích, dĩ nhiên, là ở những dấu chỉ thần bí có tính tiên tri về sứ mạng thiên sai của Con người, tính ưu việt đạo lý nổi bật cùng những năng lực khác thường của sứ mạng và Con người đó, và cả tính thần bí nói chung trong các yếu tố cấu thành bối cảnh truyện.
Ở câu chuyện thánh tích viễn tưởng này, toàn bộ tính thần bí đó dựng lên từ cái nền viễn tưởng khoa học. Một thí dụ điển hình cho điều này là đoạn mô tả cậu thiếu niên Paul lần đầu tiên, trong hang đá trên Arrakis-Xứ Cát - Hành tinh sa mạc- đã nhận ra vai trò lịch sử mang tính liên hành tinh bởi những thị kiến tiên tri của mình:
“Cậu cảm thấy nó, cái ý thức dòng giống mà cậu không thể thoát ra. Có một sự rõ ràng sắc bén, sự chảy vào của dữ liệu, sự chính xác lạnh lùng của ý thức. Cậu ngồi xuống nền hang, tựa lưng vào vách đá, trao con người cậu cho nó. Ý thức chảy vào cái địa tầng vô thời gian đó, nơi cậu có thể nhìn thấy thời gian, cảm thấy những con đường sẵn có, những luồng gió của tương lai… những luồng gió của quá khứ: thị kiến một mắt của quá khứ, thị kiến một mắt của hiện tại và thị kiến một mắt của tương lai - tất cả kết hợp lại thành một thị kiến ba mắt cho phép cậu nhìn thấy thời-gian-trở-thành-không-gian.”(tr.397).
Có lẽ, trong phạm vi liên quan đến tôn giáo và sự thần bí, đây là một diễn giải đầu tiên và hiếm hoi về hiện tượng truyền thống được gọi là các thị kiến tiên tri mà viện đến những ý niệm vật lý phi-cổ điển một cách nghiêm túc. Sự tiên tri được xem như việc nhìn thấy thời gian ở phương diện vật chất của nó, thời gian như là quá trình chuyển biến của toàn bộ vũ trụ vật chất tạo ra, với tính đều đặn phổ quát lớn lao của nó mà sự sai lệch chỉ có thể đo được ở mức lượng tử.
Các “thị kiến một mắt” của quá khứ, hiện tại, tương lai, và cái tổng hợp “thị kiến ba mắt” của nó có thể hiểu theo hướng này. Đó không phải là cái nhìn thị giác thông thường, mà là sự kiến lập những hình ảnh 3D của các sự kiện nhất định, sẽ xảy đếnvới tư cách là cái-có-thể-xảy-ra; trong đó, quá khứ-hiện tại-tương lai là những tiền thế không ngừng sụp đổ vào dòng vận động, hoặc sẽ triển khai, hoặc sẽ đổi thay và biến mất. Vậy là:
“Cậu nhận ra việc nhìn thấy trước tương lai là một sự khai trí, nó hợp nhất những giới hạn của cái mà nó để lộ ra - cùng một lúc là nguồn gốc của sự chính xác và sai số có nghĩa. Một loại tính bất định Heisenberg can thiệp vào đây: sự tiêu tốn năng lượng làm bộc lộ điều cậu thấy, thay đổi điều cậu thấy.”(tr.398).
Cái nhìn nhận ra các “giới hạn” của những điều bộc lộ trong thị kiến tiên tri (hẳn là phát minh của Frank Herbert) rõ ràng khác với việc chấp nhận giải thích hình ảnh tiên tri như một biểu tượng đa nghĩa; một cách phù hợp, đó là cái nhìn của tư duy do khoa học rèn luyện. Tất nhiên đây làmột lý thuyết mang tính văn học, nhưng nó tổng hợp tri thức bằng mô hình tâm trí con người, và mô hình đó phải/có thể mang hình thái của tri thức thời đại của nó.
Bởi thế, nhắc đến “tính bất định Heisenberg” là một kiến giải nữa (của người kể chuyện và của chính nhân vật Paul Atreides) về bản chất của thị kiến tiên tri, bản chất không thể xác định đầy đủ toạ độ không-thời gian của nó; điều có nghĩa là không thể hoàn toàn kiểm soát-dự đoán các hành động và hậu quả trong tương lai mà thị kiến như “một sự khai trí” có thể cho anh thấy trước hoặc hậu quả hoặc hành động.
Đó cũng là khía cạnh khác của “thị kiến một mắt” - thị kiến bất thường, không đầy đủ, nhưng là một hành động quan sát “nhìn thấy thời gian” mà hệ quả, trong tính Tương đối Lớn, là làm thay đổi đối tượng quan sát.
“Và điều cậu nhìn thấy là mối liên hệ thời gian trong cái hang này, sự sôi sục các khả năng tập trung ở đây, nơi mà ngay cả hành động nhỏ nhất - cái nháy mắt, một lời sơ suất, một hạt cát nhầm chỗ - cũng làm chuyển động một đòn bẩy khổng lồ bắc ngang qua vũ trụ đã biết.”(tr.398).
Vai trò then chốt của Nhà Tiên tri hẳn là ở chỗ như vậy: mọi người trông vào cái năng lực quan sát ở quy mô lượng tử của anh ta không chỉ để thấy trước một kết cục tương lai mà chủ yếu để thay đổi cái kết cục hiện tại - bởi kẻ có thị kiến tiên tri “nhìn thấy thời gian” nên “các khả năng” luôn tập trung qua chỗ anh ta.
Khác với dòng sự kiện và các biến cố căng thẳng, tốc độ, đột biến không ngừng qua từng trang sách khiến cho cuốn tiểu thuyết này hấp dẫn như một cuốn trinh thám, phiêu lưu và hành động khác thường, trục trung tâm của câu chuyện này chỉ xoay quanh và xoáy mãi vào quá trình tự ý thức của nhân vật Paul với năng lực tiên tri của mình.
Quá trình tự thức của năng lực tiên tri
Một nỗi lo âu không ngừng tăng lên trong những vòng xoắn ốc tự thức đó. Đồng thời đó cũng là những vòng xoáy đưa cậu thiếu niên Paul Atreides theo con đường những thị kiến tiên tri đã đánh dấu mà đi đến chỗ trở thành con người đối lập với chính mình trong nhà lãnh đạo tôn giáo trẻ Paul Muad’Dib.
Đi từ chỗ một con người hành động, thông tuệ, đầy tri thức, có vẻ như được chuẩn bị để cải biến một hành tinh hoang mạc cát thành một hành tinh thích hợp với các điều kiện sống con người, đến chỗ trở thành biểu tượng sống cho một cuộc chiến tranh nhân danh giấc mơ thiên đường Xứ Cát ấy, và đến chỗ trở thành người mở ra con đường một niềm tin thần bí.
“Ở đâu đó đằng trước cậu trên con đường này, những đoàn quân cuồng tín xẻ con đường đẫm máu xuyên qua vũ trụ dưới tên cậu. Ngọn cờ xanh đen của nhà Atreides sẽ trở thành biểu tượng của nỗi kinh hoàng.”(tr.427).
Một cảm hứng tiên tri khởi nguồn và tràn ngập cuốn sách này, câu chuyện này. Nó vừa có tính anh hùng ca vừa có tính bi kịch, bởi nó trình bày một vũ trụ của định mệnh. Paul Atreides là sản phẩm mang hình mẫu của vũ trụ định mệnh đó:anh ta là một hiện thân sự thần bí của tri thức và lý trí.
Và dĩ nhiên anh ta không đơn lẻ, không ngẫu nhiên - cũng như các nhà tiên tri trước Kitô giáo, anh ta sinh ra từ những lực lượng thần bí ở thời đại của mình: Hiệp hội Không gian, Bene Gesserit - những thể chế mang tính tôn giáo riêng của những kẻ du hành vũ trụ và tín ngưỡng riêng của một phái nữ quyền có khả năng điều khiển việc sinh đẻ, phát triển đến mức rất cao việc tu tập một thứ mật tông Phật giáo kết hợp với yoga. Đó là cái thế giới “viễn tưởng” không chỉ về “khoa học”.
Mà là một viễn tưởng Lịch sử - Xã hội.
Thậm chí, bằng cách dựng lên niên biểu một Đế quốc-Thiên hà theo kiểu Đế quốc La Mã, có đủ cả nô lệ và đấu sĩ, có một quân đội được tổ chức chặt chẽ và khét tiếng thiện chiến v.v… vào thời điểm thiên niên kỷ thứ mười một trong tương lai (với khoảng cách xa như vậy, ta thấy một ngàn năm cũng chỉ như một thời điểm mà thôi!), thì Xứ Cát đã ném một cái nhìn hoài nghi sâu sắc về phía các tiến trình lịch sử đương thời: Mọi con đường (lịch sử) đều (lại) dẫn đến (đế chế của) Roma!
Cũng trong niên biểu đó, mốc-số-không mới về lịch đại sẽ là B.G (trước Hiệp hội) chứ không còn là B.C (trước Christ) - nữa. Hiệp hội (tức Hiệp hội Không gian) trong Xứ Cát là tổ chức độc quyền khống chế việc đi lại trong không gian liên hành tinh. Câu chuyện viễn tưởng này dựng lên một tương lai tôn giáo đa nguyên toàn diện. Bằng cách đó, nó gợi lên nỗi hoài nghi về chính bản thân các tôn giáo với tư cách là nguồn thường hằng tự phong về sự thật và cứu cánh tương lai.
Việc đưa nền tảng logic luận lý vào các kiến giải về hình ảnh tiên tri, dựa trên những ý niệm vật lý hiện đại, một mặt thần bí hóa tri thức trong khi mặt kia lại thế tục hóa một ngọn nguồn của các tôn giáo lớn - những mặc khải, những thị kiến - vốn là những “hòn đá triết học” tự thân, không ưa trò diễn giải.
Rốt cục, tất cả là sự hoài nghi con người với tư cách là Con người. Cái nhìn của Frank Herbert ở đây có vẻ chứa đựng một phép biện chứng bi thảm, đến nỗi có thể là một biện chứng của sự phủ nhận vô tận tuần hoàn: sau chúng ta hơn tám ngàn năm, con người lại đi tìm Miền Đất hứa ở một hành tinh có-lẽ-từng-là-trái-đất; sau tột đỉnh (ngày nay ta chưa thấy!) một văn minh của máy tự động, vũ khí hạt nhân v.v… người ta quay về với các vũ khí bạch binh và nghệ thuật chiến đấu bằng cơ bắp cùng tâm trí bén nhạy cá nhân.
Với Hoàng đế cùng các Đại Gia tộc, các Công tước, Bá tước, các thái ấp-hành tinh, vũ trụ Con người tương lai trong Xứ Cát , bằng câu chuyện lịch sử-viễn tưởng hấp dẫn choáng ngợp của nó, đặt lại câu hỏi:Quo vadis? *
* Quo Vadis trong tiếng Latin có nghĩa là “Ngài đi đâu?” Câu hỏi này liên hệ với câu Kinh Thánh (John 13:36) trong Thánh Kinh Tân Ước. Trong bản dịch King James, câu Kinh Thánh này được đọc như sau, “Si-môn Phi-e-rơ thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa! Chúa đi đâu? Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Nơi ta đi, bây giờ ngươi chẳng có thể theo ta được; nhưng rồi sau ngươi sẽ theo ta.” (Wikipedia tiếng Việt).
Danh sách chương truyện Dune - Xứ Cát
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27
- Chương 28
- Chương 29
- Chương 30
- Chương 31
- Chương 32
- Chương 33
- Chương 34
- Chương 35
- Chương 36
- Chương 37
- Chương 38
- Chương 39
- Chương 40
- Chương 41
- Chương 42
- Chương 43
- Chương 44
- Chương 45: Hết
Bạn cần đăng nhập để bình luận