Nam Nữ Phụ Sao Phải Bồi Nam Nữ Chính? Chi Bằng Ta Về Với Nhau

Chương 166 - Chấp Thuận Nuôi Heo


Thực không giấu giếm, một tờ giấy này, sang tay ít nhất có thể bán được một nghìn tệ.
Lục Ngọc nhìn tờ giấy, vô cùng vui sướng, lại nói rất nhiều lời tốt đẹp, khiến xưởng trưởng Lưu cười tít mắt. Cô hoàn thành nhiệm vụ liền trở về!
Rất nhanh thư ký đã hâm nóng xong há cảo và thịt bò kho. Trên đường mang tới, mùi thơm bá đạo bay khắp hành lang.
Rất nhiều người ở trong văn phòng đều đi ra nhìn.
“Thư ký Vương, anh cầm gì vậy?” Thơm quá.
Thư ký Vương nói: “Là cơm của xưởng trưởng.” Anh ấy ở gần nhất, cũng vô cùng thèm thuồng.
Nhìn xưởng trưởng Lưu bị đồ ăn ngon như vậy câu ra, đứng ở cửa văn phòng ngó, thư ký Vương cũng không dám lề mề, vội vàng cầm tới!
Xưởng trưởng Lưu mở ra xem, ồ, há cảo, nhân thịt bò củ cải, còn có thịt bò kho.
Ông ta nghe nói thịt bò đắt, hôm nay ngửi mùi, bỗng nhiên cảm thấy đắt cũng có lý của đắt.
Gắp một miếng thịt bò kho cho vào trong miệng, thịt bò được hầm cực kỳ mềm, gân bò bên trên đều dai dai, chất thịt rát thơm, càng nhai càng ngon.
Há cảo lớn to gần bàn tay, gắp lên cắn một miếng, thịt bò và củ cải tập hợp thành một khối vừa vặn, vô cùng tươi ngon, không chấm gì hết cũng vô cùng ngon.
Nếu chấm thêm chút giấm thơm, chắc chắn tuyệt đỉnh! Ăn hết một cái, vội vàng ăn cái thứ hai, ăn liên tục hai cái còn có tám cái nữa.
Xưởng trưởng Lưu ăn há cảo và thịt bò hầm này, cảm thấy còn ngon hơn quán cơm quốc doanh, nói: “Gói lại mang về nhà.”
Xưởng trưởng Lưu đã từng tới những quán ăn lớn, nhà ăn lớn rất nhiều lần, chỉ có lần này ăn vừa miệng thoải mái nhất.
Thấy thư ký Vương cũng thèm, nhịn đau cho anh ấy một cái há cảo. Thịt bò kho tất nhiên không cho được. Ông ta định buổi tối rót cho mình một ly rượu trắng, nhấm với rượu!
Thư ký Vương ăn xong cũng khen không ngớt lời: “Ngon.” Anh ấy đã bắt đầu tính toán ngày mai phải mua hai cân thịt bò về nhà gói chút há cảo, anh ấy là thư ký của xưởng trưởng, lương không thấp, bình thường không suy nghĩ tới chuyện ăn uống gì.
Nhưng há cảo này đã dụ dỗ anh ấy không cưỡng được!
Xưởng trưởng nói đồ ăn đó là do Lục Ngọc đưa tới, còn nói đùa với thư ký Vương: “Chuyện phân bón đã đồng ý quá sớm, nếu không còn có thể ăn ké thêm vài bữa.”

Lục Ngọc về thôn, lập tức tới chỗ trưởng thôn, đưa tờ giấy cho trưởng thôn xem.
Trưởng thôn cả kinh, cầm giống như bảo bối, sợ tay ra mồ hôi làm bẩn nó, chà tay lên người mấy cái.
“Cô thật lợi hại.” Trưởng thôn cũng phục rồi, nhiều năm như vậy chưa từng nghe nói thôn nào mua được phân bón của xưởng phân bón.
Bây giờ trưởng thôn nhìn Lục Ngọc còn thân thiết hơn nhìn con gái.
Lục Ngọc nói: “Xưởng trưởng nói chỉ bán một lần này.”
Trưởng thôn đáp: “Thế này đã không tồi rồi.”
Lục Ngọc nói với ông ta: “Vậy…thủ tục nuôi heo giao cho chú rồi.”
Sở dĩ cô tích cực như vậy chính là vì chuyện nuôi heo.
“Nếu tôi đã hứa với cô thì chắc chắn sẽ làm được nhưng nói trước nếu lỗ, hoặc khó nuôi, tổn thất này các người phải tự gánh.”
Lục Ngọc đáp: “Bên trại nuôi heo nguyện ý cung cấp kỹ thuật.”
Trưởng thôn nghe vậy, trong lòng vui sướng, càng cảm thấy Lục Ngọc tài giỏi, lúc bát tự còn chưa xem đã sắp xếp chuyện phía sau đó rồi.
Trưởng thôn cũng nghiêm túc, ông ta làm trưởng thôn nhiều năm như vậy, ở trong huyện cũng có một số mối quan hệ, trước đây đều không nỡ dùng.
Bây giờ thấy Lục Ngọc lấy được đơn của xưởng phân bón, chạy mấy lần, cuối cùng cũng giải quyết xong chuyện nuôi heo trong thôn.
Còn đặc biệt đến thôn nhà mẹ chồng chị hai Lục lấy kinh nghiệm. Thôn của họ là hợp tác nuôi heo, heo con và thức ăn cho heo đều là các nhà bỏ ra, các nhà nhận heo, hoặc mổ hoặc bán đều do các nhà quyết định.
Nhưng trưởng thôn Vương không muốn làm như vậy, trong thôn chị hai Lục, người bình thường giàu hơn thôn Đại Vũ, ít nhiều mọi người cũng không so đo như thế.
Nhưng thôn Đại Vũ thì khác, bình thường tính từng đồng từng cắt, nếu hợp tác nuôi heo, chưa biết chừng sẽ ầm ĩ nhường nào.
Quay về, tìm cha mẹ nhà họ Lục và Lục Ngọc, nói: “Lần này có thể nuôi heo, cũng nhờ Lục Ngọc góp sức. Tôi định, trại nuôi heo sẽ giao hết cho các người, trong thôn đưa đất cho các người xây. Heo con và thức ăn đều do các người tự chi, mặc kệ nuôi bao nhiêu, mỗi năm chia cho thôn ba phần.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận