Đường Chuyên

Quyển 24 - Chương 23: Nhường ngôi bình đạm

Đại Đường hoàng đế nói:

- Thiên nguyên hoàng hoàng, trẫm vi thủ trường, ngôn xuất tức pháp tùy, ma thiên chi lâu đài, cửu hoàn chi tích trượng, mạc nhược trẫm kim khẩu nhất nặc, kiến lâu các, tạo tích trượng, đồ phí quốc nô, vu dân vô ích. Nay nhường vị cho Thừa Càn, có ai dị nghị không?

Bách quan quỳ dưới đất, im phăng phắc, lúc này chỉ có lời của Lý Nhị vang vọng ở đất trời:

Nguyên Chương tiên sinh quan y nghiêm chỉnh, áp chẽn màu đen cho thấy ông ta là lễ quan ngày hôm nay, từng bước đi tới cung Vạn Dân, sau ba quỳ chín lạy với Lý Nhị mới lên tiếng:

- Từ Nghiêu Thuấn tới nay, chưa bao giờ nghe thấy có người nhường vị, bệ hạ khai sáng tiền lệ, lão thần chúc mừng bệ hạ.

Lý Nhị cười ha hả:

- Cũng là chúc mừng cho Đại Đường, trẫm mở tiền lệ, lấy làm lệ vĩnh viễn, đế vương đời sau khi tinh lực không đủ nên học theo trẫm, nhường vị cho tân hoàng, đỡ lên ngựa, tiễn một đoạn, bảo vệ Đại Đường ta thiên thu.

Thái tử dẫn bách quan trong triều cùng quỳ xuống, Trường Tôn thị dẫn đầu các phi tần, công chúa, vương phi, quý phụ có phẩm cấp đồng loạt quỳ bái hô:

- Vâng!

Nguyên Chương là một trong tam công còn sót lại của Đại Đường đi tới bàn cúng lần nữa quỳ bái, lấy chiếu thư trên giá đàn hương, trải ra rồi quay lại, khẽ ho một tiếng, đọc cho thái tử cùng văn võ bá quan:

- Ngũ vận canh thủy, tam chánh điệt đại, ti mục lê thứ, thị chúc thánh hiền. Dụng năng kinh vĩ kiền khôn, di luân khu vũ, đại tí kiềm thủ, xiển dương hồng liệt. Cách hối dĩ minh, tích đại đồng quỹ, bách vương chủng vũ, hàm do thử tắc... Trẫm tuổi đã cao, không còn sức khống chế cục diện ...

Lý Nhị nắm tay Trường Tôn thị nghiêng tai lắng nghe một hồi rồi cười bước lên ngự liễn, chuẩn bị về thành Ngọc Sơn, nơi này thuộc về tân hoàng.

Đưa mắt nhìn tấm thân hùng tráng trước mắt, cười nói:

- Kính Đức, hôm nay tân hoàng đăng cơ, ông không đi triều bãi, dắt thú cho trẫm làm gì?

Úy Trì Cung quay đầu cười:

- Thần già rồi, không phục vụ được tân hoàng nữa, cứ giao việc lại cùng bệ hạ tới thành Ngọc Sơn dưỡng lão tốt hơn. Bệ hạ không biết, lão thần Trinh Quan đều có ý này, bệ hạ nhìn quanh là biết.

Đoàn Hồng vén rèm lên, Lý Nhị phát hiện các lão thần năm xưa theo mình đánh thiên hạ đều ở bên xa giá, văn thần bên trái, võ tướng bên phải.

Vũ Văn Sĩ Cập đã gà tới sắp chết lảo đảo trên lưng ngựa chắp tay nói:

- Đừng thấy thần già, nay vẫn còn cưỡi được chiến mã, còn có thể nói được vài câu chuyện cười với bệ hạ, bệ hạ quy ẩn điền viên, sao có thể thiếu lão thần.

Lý Nhị cười lớn:

- Khanh xuống ngựa đi, trẫm lo tới Ngọc Sơn thì khanh bị xóc chết đấy.

Rồi chỉ mấy lão thần đã già quá mức ở phía sau:

- Các khanh cũng thế.

Lý Tịnh đắc ý nói:

- Võ tướng bọn thần thì không cần, đoạn đường tới Ngọc Sơn bằng phẳng, vừa khéo thúc ngựa phi nước kiệu.

Lý Nhị nhìn Lý Tịnh râu tóc bạc phơ chẳng chút khách khí nói:

- Tỉnh lại đi, chẳng may một hai người bị ngựa dẫm chết thì được chẳng bằng mất.

Chợt thấy Vân Diệp cũng xuất hiện trong đám lão thần, vẫy tay gọi y tới:

- Bọn họ làm người nhàn tản trẫm có thể đồng ý, ngươi tí cái tuổi đầu cũng trà trộn vào làm gì?

- Nếu không có thần thì mọi người sống còn thú vị gì nữa, chẳng lẽ suốt ngày uống rượu ăn thịt à? Chưa nói mạt chược vội, mọi người biết chơi poker không? Biết tả lả không? Biết xì phé không? Biết canh dưỡng sinh không? Biết thế nào là món ăn tuyệt thế không? Chắc các vị thúc bá cũng không biết ủ rượu là gì đâu nhỉ?

- Thực ra bản lĩnh lớn nhất của thần là chơi bời, ăn uống, cho nên các vị trưởng bối nếu không muốn cuộc sống sau này quá buồn chán thì không thể thiếu thần.

- Huống hồ ( hồi ức lục) của các vị trưởng bối còn phải biên soạn, cái này sẽ cho vào đồ thư quán của thư viện, nhất là (hồi ức lục) của nương nương và bệ hạ càng quý giá, với thần làm chuyện này quan trọng hơn lên triều làm quan.

Thấy bộ hạ cũ của mình, tâm tình Lý Nhị rất tốt, lần này Lý Nhị mang đi tất cả mọi thứ thuộc về mình, để lại một hoàng cung vô cùng sạch sẽ cho Lý Thừa Càn, hi vọng hắn có thể thi triển tài hoa không gặp bất kỳ níu kéo nào.

Bắt đầu từ lúc xa giá hoàng đế rời hoàng cung, năm Trinh Quan thứ hai mươi chín liền kết thúc, nhiều hơn so với lịch sử tám năm.

Võ sĩ mặc quang minh khải mang chiếu thư của tân hoàng truyền khắp cửu châu, thế là vô số biểu chúc mừng ùn ùn kéo tới, đại tướng quân của Thập lục vệ cũng lần lượt vào cung, tuyên thệ trung thành với Lý Thừa Càn.

Phong ba nhường vị cũng chỉ náo nhiệt được ba tháng, Đại Đường đã hình thành phương thức vận chuyển của mình, cũng chẳng vì thay hoàng đế mà có gì thay đổi, thiên hạ mau chóng yên tĩnh, bách tính cũng bắt đầu sử dụng tiền mới của năm Thái Hưng, Lý Thừa Càn vô cùng hiếu thảo, niên hiệu thay đổi nhưng hình bên trên vẫn là Lý Nhị, nói cách khác, bất kể sau này hoàng đế là ai, hình trên tiền tệ vẫn là Lý Nhị.

Lý Thừa Càn cho rằng thành Ngọc Sơn nên có tượng của cha mình, nên một ngọn núi bên Ưng Chủy Nhai tạc thành đầu Lý Nhị.

Lý Thái yêu mẫu thân hơn, vì thế đầu Trường Tôn thị cũng xuất hiện bên cạnh đầu Lý Nhị, hiện giờ chỉ cần tới gần Ngọc Sơn là sẽ thấy hai cái đầu cực lớn.

Phong trào n ày lan đi, biến thành mỗi tòa thành đều có, vì vậy bách tính khắp thiên hạ đều biết hình dáng phu phụ Lý Nhị.

Biết toan tính của Lý Thừa Càn, tổ tông Lý gia đều ở trong mộ ráo, hiện không tiện chôn sống cha mẹ, nên nâng lên thần miếu, thành thần rồi chắc không tranh làm hoàng đế với nhi tử nữa chứ?

Rất lạ, Lý Thừa Càn lập hoàng hậu, nhưng không lập thái tử, Lý Tượng giật dây một đám quan văn tấu xin hoàng đế lập trữ, kết quả Lý Thừa Càn nổi giận hạ chỉ đuổi Lý Tượng về đất phong, nghiêm lệnh hắn không có ý chỉ không được rời Hành Sơn, nếu không xử theo gia pháp.

Nửa đêm ở Ngọc Sơn, Vân Diệp đốt đèn lén lút lật đá tìm đồ, Tân Nguyệt cũng xách đèn lồng ở bên, chỉ cần cú mèo kêu là nhích về phía trượng phu.

- Phu quân à, chúng ta về thôi, chàng muốn bắt dế thì đợi trời sáng hẵng bắt được không? Tối thế này nhỡ ngã thì sao?

- Đã bảo nàng đừng tới, Na Nhật Mộ và Tiểu Miêu ai đi cũng không lải nhải nhiều như nàng, cánh của Thanh Hoa đại tướng quân của Trình bá bá bị Đại lực ma vương của người ta cắn mất, mấy ngày qua đang nổi điên, viết thư cho quê nhà ở Sơn Đông bất kể thế nào cũng phải kiếm cho bá bá con dế mèn lợi hại. Nàng không biết dế mèn Sơn Đông lợi hại nhất thiên hạ, có con ăn xác dế men gọi là Quan Tài Đầu, cực kỳ hiếm có, dế mèn nhà ta thì thật mất mặt, nếu nàng sợ thì về trước đi.

Vân Diệp lần nữa đem một cây nến khô đặt lên tảng đá, nghiêng tai lắng nghe một hồi, vô cùng hài lòng, nhất định có một con dế mèn lớn.

Tân Nguyệt vô cùng sợ hãi, nhưng không muốn rời trượng phu, chân đột nhiên dẫm phải thứ mềm mềm, thét lên vứt đèn lồng ôm chầm lấy Vân Diệp. Vân Diệp nhì lại, thì ra Tân Nguyệt dẫm phải một con rắn, đó là con thái hoa xà, chắc bị lửa làm sợ hãi, con rắn không nhúc nhích, Vân Diệp cầm gậy có chĩa trong tay ghim đầu con xà cho vào giỏ cá, đây vốn là thứ đựng nến, giờ có rắn, vứt nến đi cũng được.

Lúc này Vân Diệp mới để ý tới Tân Nguyệt đã sợ ngất xỉu rồi, chẳng trách nặng như thế, bế lão bà kiếm một tảng đá đặt xuống, cởi tất ra, quả nhiên bị rắn cắn, may là rắn không độc, không thì gay.
Bạn cần đăng nhập để bình luận