Đường Chuyên

Quyển 15 - Chương 34: Ngụy Trưng thống khổ

Trước kia mọi người đều thảo luận ở Trường An tốt hơn hay ở Lạc Dương thuận tiện hơn, hiện thêm một lựa chọn rồi, đó là Nhạc Châu, nhưng chỉ lưu truyền trong bách tính, nhà quan quý chỉ cười mà thôi, chuyện vô căn cứ. Trước kia Vân Diệp thiết kế Nhạc Châu căn bản không nghĩ sẽ biến nó thành kinh sư, đó là tòa thành thương nghiệp thôi, so với Trường An thiếu một phần trang trọng khí thế.

Ngụy Trưng định qua phường Chiêu Quốc về nhà, trước kia nơi này suốt ngày tiếng gõ sắt choang choang, hôm nay đi qua, âm thanh quen thuộc đó không thấy nữa, cả phường im ắng rợn người, rác rưởi khắp nơi, gió luồn qua cửa, rác bay múa, như bãi tha ma.

Một lão hán lưng còng đang tìm kiếm đồ vứt đi còn dùng được trong đống rác, thấy một cái xe quan đi qua, vội lui qua một bên, xe ngựa dừng lại, Ngụy Trưng vén rèm hỏi:

- Lão ca ca, người ở phường Chiêu Quốc đi đâu rồi? Hiệu rèn sao không thấy nữa?

- Bẩn quan nhân, đi cả rồi, tới Nhạc Châu phát tài hết rồi, nơi đó có cả một con phố làm đồ rèn, mọi người tụ lại một chỗ, chiếu cố lẫn nhau, có vụ làm ăn lớn cũng cùng nhau nhận được, cho nên đi cả rồi, nhà cửa nơi này đều bán cho Độc Cô gia, nghe đâu chuẩn bị phá bỏ làm vườn, hôm qua có người tới xem, giờ trong phường chỉ còn lão hán ở lại đóng mở cửa.

Ngụy Trưng tạ ơn ông già, nắm đấp gầy guộc bóp chặt, ông ta biết Trường An chuyến này tiêu điều, phải năm bảy năm mới khôi phục lại được, Vân Diệp đang rút tinh hoa của Trường An bồi bổ nguyên khí cho Nhạc Châu. Nhạc Châu hưởng thụ thứ có sẵn, những cửa hiệu kia chỉ cần tới là lập tức kinh doanh, thương nhân muốn lượng lớn vật tư, trừ Nhạc Châu, căn bản không đâu cung cấp được.

Y đang trừng phạt toàn bộ người Trường An, chỉ vì những tin đồn kia mà y bày ra kế sách độc ác tới mức độ này, Nhạc Châu vốn kế hoạch ban đầu không phải như thế, nơi đó đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp và dâu tằm, cùng với trà, mục đích chủ yếu là không xung đột với sản nghiệp của Trường An, còn bổ xung cho nhau.

Một nam một bắc nương tựa vào nhau, cuối cùng đạt được mục đích cùng phồn vinh, trước kia mình bội phục quy hoạch của y, cùng nhau phồn vinh mới là phương sách quốc lực tăng trưởng nhanh chóng.

Giờ biến thành cái gì? Lấy Trường An bù đắp cho Nhạc Châu? Trước kia thương lượng là rút một phần sản nghiệp của Trường An, cũng là tiến hành từng bước, không phải sau một đêm vườn không nhà trống thế này. Chỉ vì trừng phạt những người thì thầm sau lưng ngươi vài câu thôi mà ngươi lật nhào hết phương án thương lượng trước kia, mượn tâm tư hoàng đế muốn Nhạc Châu nhanh chóng phồn vinh mà làm cái chuyện táng tận lương tâm này.

Đây không phải chuyện con người làm, ngươi không thể trút giận lên người bách tính, đó là khí độ mà một quan viên phải có, cũng là giới hạn đạo đức của một con người, Vân Diệp, sao ngươi có thể làm thế?

Người khác không hiểu chứ Ngụy Trưng cực hiểu, thương gia bỏ đi chỉ là bước đầu tiên, hậu quả sẽ dần hiện ra, không có các xưởng, những người trước kia làm công ở xưởng sẽ không còn cái ăn, chỉ đành tới nhà huân quý làm ruộng, thuế thu của Trường An sẽ giảm kịch liệt, không có tiền cải thiện hoàn cảnh, khiến cho Trường An ngày càng đổ nát, Trường An sẽ không còn gánh được trọng trách của kinh sư, nói không chừng Lạc Dương sẽ thành quốc đô thứ hai.

Ngụy Trưng không dám tưởng tượng mình sẽ rơi vào cảnh này, thống khổ vô cùng.

Ngụy Trưng đi khắp thành Trường An suốt ba ngày, đi hết một trăm lẻ tám phường, khi xe ngựa của ông ta đỗ lại phường Bình Khang liền phát hiện nơi này đã thay đổi lớn, khác với những phường xuống cấp kia, quy mô phường Bình Khang ngày càng lớn, những lầu cao trạm trổ, mỹ nhân vẫy tay áo dài, con cháu hào môn tiêu tiền như rác, làm Ngụy Trưng choáng váng. Vân Diệp sợ Trường An không chết, cố ý lưu lại những thứ này, chốn ăn chơi hưng thịnh, các ngành nghiệp khác tiêu điều, đó không phải một thành thị khỏe mạnh.

Một thành thị thối rữa, trước tiên là thối rứa ở lòng người, ổ ôn nhu luôn là mồ chôn anh hùng, nó không chỉ mài mòn ý chí một con người, đồng thời cho cả thành thị vào phần mộ, tới khi người ta chỉ chê kẻ ngèo, không chê kỹ nữ nữa thì Trường An sẽ mạt vận.

Tới lúc phải nói chuyện với Vân Diệp rồi, Ngụy Trưng nghĩ thế, cho nên ông ta liền làm thế, xe ngựa rẽ thẳng tới Ngọc Sơn, ông ta muốn nói chuyện đàng hoàng với Vân Diệp, nếu Vân Diệp vẫn cứ ngu xuẩn không chịu hối cải, thì đừng trách mình hạ sát thủ, trước vị truyền mệnh hầu không phải không thể tước bỏ.

Vân Diệp bất kể được hoàng hậu yêu quý ra sao, là một kẻ bình dân, y không muốn thành món đồ chơi cũng phải biến thành món đồ chơi vẫy đuôi tồn tại, y nhất định sẽ thành trò cười thiên cổ, tới lúc đó y sẽ không thể gây hại cho nhân gian nữa.

Khi rời thành ông ta nhìn thấy những đội xe kéo dài không dứt, phụ nhân bế con ngồi trong xe, nam nhân ngồi ở càng xe, nói chuyện với người xung quanh, thi thoảng lại nhắc tới hai chữ Nhạc Châu.

Ngụy Trưng nhìn ra, người bỏ đi đều là chủ nhà xưởng, đó là nền móng của một thành thị, mình không thể cản trở, dù muốn cản trở, lúc này cũng không còn kịp nữa.

Tới khi tấu chương được tam tỉnh đồng ý, soạn thành điều lệ đưa lên bàn hoàng đế, đợi hoàng đê phê duyệt phát trả tam tỉnh, tam tỉnh điều phái, cuối cùng tới tay mình chấp hành, ít nhất mất mười lăm ngày. Đó đã là đơn giản hóa rất nhiều trình tự rồi, triều đình muốn ra một chính sách, phải tuân thủ thời gian, hoàng đế cũng không thể tránh được.

Trên Bá kiều đã không còn cảnh tượng người xe nườm nượp nữa, liễu hai bên sông trở nên trơ trụi, thế mà vẫn còn có người lấy gậy trúc bẻ gãy cành liễu cuối cùng, tặng cho người thân, chúc phúc họ tleen đường bình an.

Lão nhân Vân gia trang lấy ghế trúc ra làm giường nằm, nghỉ ngơi dưới tán cây, vất vả một ngày, cuối cùng được nghỉ ngơi, chẳng buồn nhìn xe ngựa đi qua, dù xe quan cũng thế, vì nó chẳng liên quan gì tới Vân gia trang cả.

Vốn tưởng đón nhận thái độ thù địch của Vân gia, song Lão Tiền niềm nở tiếp đãi Ngụy Trưng, trà thơm bánh ngọt, lễ số đầy đủ, nhưng không gặp được chủ nhân, Ngụy Trưng vô cùng tức giận, bất kể hai người có thù đến thế nào, mình chiếu lễ nghi mà tới, chủ nhân không ra chiêu đãi là cực kỳ thất lễ.

- Trình công chớ giận, không phải gia chủ nhà tiểu nhân không gặp khách, mà đang theo phu tử đọc sách, ngài đợi chốc lát, chủ nhân học xong nhất định ra tiếp.

Ngụy Trưng tức thì biến sắc, đứng bật dậy:

- Vân hầu đi đâu rồi?

- Hầu gia nhà tiểu nhân đi xa thăm bằng hữu rồi.

- Lão phu nhân có nhà không? Cho Ngụy Trưng chào hỏi.

- Lão phu nhân luôn muốn đi danh sơn bái phật, cũng theo hầu gia, phu nhân cũng đi, trong nhà chỉ có một mình đại công tử, theo cô lão gia học tập.

Lão Tiền vẫn tươi cười đáp:

- Vân hầu đi từ bao giờ?

Ngụy Trưng thấy trời đất đảo lộn, ôm hi vọng cuối cùng nói:

- Hầu gia đã đi ba ngày, vì lo quấy rầy Trịnh công, nên không tới phủ cáo từ, mong ngài lượng thứ.

- Hầu gia nhà ngươi vứt bỏ đất đai tổ tiên, đinh du hoạn bao lâu? Ngay cả tiệc phong tước sắp tới cũng không tham gia, chẳng lẽ định bỏ cả truyền thừa tước vị à?

Ngụy Trưng măt dần dần đỏ lên:

- Hầu gia nói: Trước kia Vân gia không có tước vị chẳng qua sống thanh bần một chút thôi, có tham gia tiệc phong tước hay không do đại công tử tự quyết, muốn đi thì đi, không muốn thì thôi, chỉ cần sống khoái lạc cả đời là đủ. Ngài hãy đợi một chút, tiểu nhân đi bẩm báo Đại công tử biết.

Lão Tiền nói xong là đi luôn, không định quấy rầy chuyện học tập của Đại công tử, tới thẳng hậu hoa viên, gần đây nước hoa rất đắt hàng, mấy vị cô nãi nãi đều giúp đỡ, mình cũng phải trợ giúp mới được, nhà không đủ người sai bảo, không biết đám buôn người có kiếm được vài người thích hợp cho phủ không?
Bạn cần đăng nhập để bình luận