Đường Chuyên

Quyển 10 - Chương 6: Thơ chẳng qua là ghép chữ

Uy Trì Cung mắt sáng tới khiếp người, tóm ngay lấy tay Vân Diệp hỏi:

- Bảo Lâm làm được chuyện đó thật sao?

- Trừ hắn ra, tiểu chất không nghĩ ra được nhân tuyển thứ hai, Trường Tôn Xung thông minh nhưng không chịu được khổ, Lý Hoài Nhân cũng không kém, nhưng hứng lên là làm bậy, Xử Mặc trừ làm quan binh thì chẳng làm được gì khác, chuyện này Trình bá bá phải cầu bệ hạ nhiều lần mưới được. Hiện đám Bảo Lâm đang ở nhà làm mô hình, đoán chúng xong được tám phần rồi, bá bá rảnh rỗi thì tới thư viện xem thành tựu của bọn họ cho yên tâm, trong triều có bá bá, tiểu chất không tin ai có thể ngăn cản Bảo Lâm lập công.

Úy Trì Cung cầm bát rượu tu cạn, gằn giọng nói:

- Kẻ nào dám cản trở nhi tử ta lập công sẽ là đại địch sinh tử của ta, tiểu tử, sau khi Bảo Lâm thành công, lão phu dẫn nó tới thư viện tạ ơn Lý cương tiên sinh.

Bỏ tâm sự xuống rồi, Úy Trì Cung lớn tiếng mời rượu đám huynh đệ, tới Lý Nhị cũng không bỏ qua. Thấy ông ta vui vẻ như thế, Lý Nhị bất giác nhìn ông ta mấy lượt, ông ta rất hiểu viên hàng tướng mình thu phục được, lúc này đúng là thực sự cao hứng.

Lý Nhị biết Úy Trì Cung lo cái gì, hiện thấy ông ta nghĩ thông rồi, mình cũng bớt đi phiền toái, càng có hứng uống rượu, làm Vân Diệp rót không kịp.

Mấy quan văn chịu không nổi kiểu uống rượu này, Vương Khuê vỗ bàn nói lới:

- Ức hiếp người quá lắm, lão phu thấy bây giờ chúng ta bắt đầu làm thơ uống rượu.

Lý Tịnh cười lớn:

- Lão Vương, không uống được rượu thì thôi, lấy bản lĩnh giữ nhà của mình ra làm gì.

Vương Khuê đốp chát lại:

- Năm người lão phu là người nhã nhặn, các ngươi dùng cách uống rượu của đám dã nhân chuốc lão phu, chẳng lẽ không cho lão phu dùng cách văn minh đáp lại, làm thơ, mỗi người một bài, không làm được thì uống.

Lý Nhị ngồi ở chủ vị nhìn bọn họ công kích nhau, bản thân rót rượu nho thong thả thưởng thức, làm thơ cũng được, đấu rượu cũng xong, với ông ta mà nói chẳng là gì, Sài Thiệu cũng ngồi vững vàng, ông ta văn võ song toàn, thời trẻ lang thang phóng túng ở Trường An, là lãng tử có tiếng.

Lý Tịnh chẳng sợ, ông ta cũng được xem như văn từ phong phú, thương cho Lý Tích xuất thân ăn cướp, làm gì biết thơ phú, thấy Trường Tôn Xung đánh trống cười như thằng ngốc, lập tức tóm hắn trợ trận.

Trường Tôn Vô Kỵ bực bội hỏi:

- Ngươi bắt con ta làm gì, có giúp thì nói cũng phải giúp ta.

- Câu này không đúng rồi, ông chui vào đám quan văn là chuyện của ông, nhi tử ông là giáo úy dưới trướng lão phu, chủ soái có nạn, nó không nên chịu thay à?

Thủ đoạn vô lại này làm đám Trường Tôn Vô Kỵ, Phòng Huyền Linh khịt mũi coi thường, Lý Tích làm việc luôn đi đường vòng, không đi đường lớn, gả khuê nữ cũng xin hoàng hậu giúp, dát vàng lên mặt.

- Tiểu tử, làm nữa làm thơ, phần của Tần bá bá, Ngưu bá bá, Úy Trì bá bá ngươi cần ngươi làm thay, không cần hay, qua được là xong.

Trình Giảo Kim an bài nhiệm vụ cho Vân Diệp, còn Lý Thừa Càn đã bị Lý Hiếu Cung, Lý Đạo Tông bắt mất, Lý Hoài Nhân bị đá hai cái, làm thơ với hắn thì quá khó.

Vương Khuê, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hồi là thi văn đại gia, Trường Tôn Vô Kỵ, Sài Thiệu cũng chẳng phải hạng tầm thường, bên phía đối diện trừ Lý Tịnh là nhân vật hạng nhất, số còn lại không đáng nhắc tới, Vân Diệp toán học cao tuyệt, làm thơ lại là điểm yếu, chưa bao giờ nghe thấy y làm bài thơ nổi tiếng nào, Trường Tôn Xung có chút danh tiếng, nhưng đối đầu với cha hắn, khó tin hắn nhảy ra được khỏi lòng bàn tay ông ta.

Hoàng đế đương nhiên là trọng tài, làm Lý Nhị rất bất mãn, cũng rất hụt hẫng, ông ta thích làm thơ ở yến hội, nhưng thân phận luôn hạn chế ông ta, lần nào mở tiệc ông ta cũng là trọng tài.

Với cái tính của Lý Nhị mà nói, ông ta bất mãn sẽ làm khó dễ người khác, bản thân không có phần, chơi không đã, cũng không cho người khác được chơi thoải mái, há mồm một cái là định ra quy củ, làm thơ phải đúng quy củ, hợp vần thi ca, không được giống bài thơ của Trình Giảo Kim làm lần trước, kiểu tùy tiện, ôi chao mẹ của ta, một cành cây thật lớn, phải có ý vị.

Vừa đưa ra quy củ đám tướng quân kêu trời như bọng, trước kia bọn họ dựa vào loại bài thơ cái cây thuận miệng đọc ra để qua ải, bệ hạ làm thế là thiên vị quan văn trắng trợn.

- Tiểu tử, có vấn đề gì không, bệ hạ nâng độ khó lên không ít, xem chừng khó mà qua ải.

Trình Giảo Kim lo lắng hỏi, ông ta biết thơ văn không phải sở trưởng của Vân Diệp, nhưng võ tướng có thể thua chứ không thể sợ tham chiến, chết cũng phải cắn của kẻ địch vài lạng thịt, đó là truyền thống của tướng quân Đại Đường.

- Bá bá yên tâm, chuyện vặt, bài thơ bá bá làm trước kia cũng không tệ.

- Nói bậy, đó là lão phụ bị ép quá làm bừa, thôi toi rồi, tiểu tử ngươi ngay cả thơ của lão phu cũng thích thì tám phần là thua rồi.

- Bá bá, thơ bọn họ làm chỉ là trò chơi văn tự, lấy mấy chữ xếp đi xếp lại, đại gia thực sự làm thơ do cảm hứng ra, đem linh hồn thân thể của mình dung nhập vào đó, không thể thiếu tinh khí thần, thơ như thế, hoặc bi phẫn, hoặc cảm khái, hoặc hào hùng, phải mang linh hồn mới có tình cảm, còn lại chỉ là đống chữ ghép lại, đâu đáng gọi là thơ.

Thấy Vân Diệp khoác lác, đám Trình Giảo Kim yên tâm hẳn, nhưng bị Vương Khuê ngồi bên kia nghe lén từ xì khói, quát lớn:

- Tức chết đi được, tiểu tử, dám khoác lác coi thường tiên hiền, hôm nay nếu ngươi không làm được bài thơ phù hợp vần luật, mai lão phu đánh lên Ngọc Sơn, xem ngươi còn mặt mũi nào dạy đệ tử.

Chửi mắng Vân Diệp xong, còn thêm dầu thêm mỡ vào lời Vân Diệp vừa bình luận về thơ phú mọi người làm, đám Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối đồng loạn tím mặt, chửi mắng Vân Diệp không biết trời cao đất dày, xúc phạm văn hoa thiên hạ, muốn y phải có câu trả lời.

Vân Diệp nghĩ nửa ngày trời không ra năm Trinh Quan có bài thơ nào nổi tiếng, mấy bài thơ lưu lại của Lý Nhị chẳng qua vì ông ta là hoàng đế, sử gia nể mặt mới chép vào, còn về người khác, đúng là chẳng nghe thấy.

- Tiểu tử, khẩu khí lớn lắm, hợp triệt áp vận là vần luật mới có năm đầu Đại Đường, ngươi đã nói khảng khái như thế thì làm một bài thơ hay cho trẫm nghe xem, nếu không Vương khanh có đánh lên Ngọc Sơn thì trẫm cũng mặc.

Vân Diệp đứng dậy thi lễ với Vương Khuê:

- Vừa rồi tiểu tử ăn nói càn rỡ, mong lão tiên sinh tha thứ.

Sắc mặt Vương Khuê mới dịu xuống, lại nghe y nói tiếp:

- Tiểu tử học toán, phát hiện chuyện trên đời đều tuân theo trình tự, thơ văn cũng thế, dùng toán học sắp chữ, đúng là làm ra cả đống thơ hợp vần đúng luật, có bài còn rất hay, ví như bài thơ Trình bá bá của tiểu tử làm đúng là rất hay.

Vương Khuê thiếu điều hộc máu, dùng cách sắp xếp toán học làm thơ? Khinh người quá lắm.

Lý Nhị trấn an Vương Khuê đang sắp nổi khùng, nghiến răng nói với Vân Diệp:

- Hay lắm, ngươi giải thích cho trẫm nghe xem danh tác vịnh cây khô của Trình bá bá ngươi hay ở chỗ nào.

Đám võ tướng lo lắng nhìn Vân Diệp, bọn họ cũng không thấy hai câu " Ôi chao mẹ của ta, một cành cây thật lớn" hay ở chỗ nào.

Đi tới giữa sảnh Vân Diệp chắp tay một vòng, nói:

- Các vị trưởng bối, khi đó quá gắp, Trình bá bá của tiểu tử còn chưa đọc hết hai câu sau, chỉ cần nối lại sẽ là bài thơ tuyệt cú có vzzfn có điệu.

- Mau đọc đi, nếu không mai lão phu tới Ngọc Sơn tìm Lý Cương tính sổ.

Vân Diệp lắc lư đầu ngâm:

Ôi chao mẹ của ta

Một cành cây thật lớn

Xuân tới rêu là lá

Đông về tuyết là hoa.

Vân Diệp vừa đọc xong các vị tướng quân tức thì luôn mồm khen hay, đến Lý Nhị cũng phải thừa nhận là một bài thơ hay, hai câu đầu thẳng thắn, hai câu sau miêu tả cái cây khô sống động, không có đại tài, không làm được bài thơ như vậy.

Vương Khuê sững sờ, thơ ca có thể làm như thế à? Không đúng, bài thơ này nhất định làm trước, nói không chừng Trình Giảo Kim tìm đại gia thi văn làm tiếp để vãn hồi thể diện, phải ra đề tại chỗ.

Phất tay ngăn đám võ tướng làm ồn, nhất là Trình Giảo Kim, đang bốc phét với người bên cạnh trước kia lão phu cũng nghĩ thế, nhưng các ngươi không cho lão phu cơ hội thể hiện. Thấy Vương Khuê muốn mọi người yên tĩnh càng cười tợn.

Đợi mọi người cười đùa chán, Vương Khuê nói:

- Vân tiểu tử, nếu ngươi làm được bài thơ liên quan tới tuyết nữa lão phu mới tin. Ai biết bài thơ này có phải Trình Tri Tiết nhờ đại nho thư viện làm không?

Đám võ tướng tức thì nhao nhao phản đối, Trình Giảo Kim càng chửi Vương Khuê lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, mặt dày vô xỉ, không ít võ tướng nhân cơ hội chửi đổng toàn bộ văn nhân, nói rặt một đám bề ngoài ra vẻ quân tử, bên trông đĩ bợm trộm cắp, khiến đám Vương Khuê tức run rẩy, luận độ thâm thúy thì tất nhiên văn nhân ăn đứt, nhưng mà chửi thâm thì đám thô lỗ kia không hiểu, chửi tục thì làm sao tục bằng được.

Vân Diệp giơ tay bảo các vị tướng quân yên lặng, cười nói:

- Ghép chữ thôi mà, thời gian ngắn qua không cần cầu kỳ nữa, chỉ cần hợp vần là được, muốn thơ hay đợi tiểu tử về lấy sách thư viện ghép sẵn, lão tiên sinh nghe nhé " trời đất mông lung lung, miệng giếng xi đèn đèn, chó vàng thân trăng trắng, chó trắng người sưng sưng."

- Thôi rồi, văn hoa nghìn năm bị hủy mất rồi.

Vương Khuê ngồi bịch xuống đất kêu bi thảm, bài thơ này đúng là chẳng phải thứ thơ chó má gì, nhưng vần luật lại không chê vào đâu được.

- Diệp Tử, nói vậy chúng ta trở về, chỉ cần đem chữ có vần tách ra, phân từng loại khác nhau, cuối cùng muốn làm bài thơ gì, tổ hợp những chữ đó lại sao cho thuận miệng mà thành thơ à?

- Thơ hay do cảm xúc phát ra còn thơ ứng phó với tiệc rượu như thế là đủ.

Nghe Vân Diệp và Lý Hoài Nhân tung hứng với nhau, Vương Khuê cứ cảm thấy có gì đó không ổn, nhưng trước mặt sự thực không thể không thừa nhận, chớp mắt đầu đã đầy mồ hôi.

- Thì ra làm thơ là như thế, Lão Vương, Lão Phòng, các ngươi quá thiếu nghĩa khí rồi, sớm nói cho huynh đệ có phải xong không, làm bọn ta bêu xấu bao năm.

Lý Tích đợi đề tài này mãi, mỉa mai đám quan văn:

Lý Nhị vỗ bàn nói:

- Tiểu tử, thiếu chút nữa bị ngươi qua mặt rồi, thơ là nơi bày tỏ chí. Ở trong lòng là chí, phát ra lời là thơ. Nếu như ngươi đơn giản ghép chữ lại mà gọi là thơ thì coi thường sĩ tử thiên hạ rồi, có bản lĩnh ngươi ghép chữ thành một bài hay, mới có thể tính được, hãy nói tới luận điệu hoang đường của ngươi không muộn, lấy mỹ tửu trước mắt làm đề, tiểu tử, trẫm đợi ngươi làm trẫm bất ngờ.

Nhìn rượu màu hổ phách trước mắt, Vân Diệp chợt thấy đề Lý Nhị đưa ra không khó, vì thế hỏi tiểu nhị:

- Rượu gì thế?

Tiểu nhị đáp nhỏ:

- Bẩm hầu gia, đây là Lan Lăng mỹ tửu.

Vân Diệp gật đầu, lấy một tờ giấy lớn, mở đầu viết bốn chữ " rượu quý Lan Lăng", lại hỏi tiếp:

- Rượu này ngâm cái gì?

- Bẩm hầu gia, ngâm úc kim thảo, cho nên mùi thơm ngát.

Vân Diệp lại gật đầu, viết tiếp ba chữ "tỏa ngát hương", viết xong chạy tới trước mặt Lý Nhị nhìn chén rượu của ông ta, người khác uống chén sứ, chỉ mình ông ta là chén ngọc, nhìn kỹ một lúc, quay về chỗ tở giấy, viết hai chữ "chén ngọc", gãi đầu thêm vào " chứa đầy màu hổ phách", vừa viết xong thì Vương Khuê khịt mũi.

Trường Tôn Xung ra sức nói nhỏ với Vân Diệp gieo vần không đúng, Vân Diệp nghĩ một lúc, sửa chữ màu thành " ửng men hường", nghĩ lúc nữa sữa "chứa đầy" thành "rót đầy", lúc này mới hài lòng gật đầu.

Tiết Vạn Triệt nói với Sài Thiệu:

- Lần trước chúng ta uống rượu trên thảo nguyên, ta uống tới mức đến lều cũng chẳng tìm ra, loại rượu ngòn ngọt này không bằng thứ rượu Vân gia.

Vân Diệp như có thần nhập, làm liền một hơi viết xong bài thơ, đặt bút xuống, hắng giọng đọc:

- Rượu quý Lan Lăng toả ngát hương

Rót đầy chén ngọc ửng men hường

Giá như gia chủ mời say khách

Đất lạ đâu chẳng phải cố hương

Lý Nhị đọc bài thơ mấy lượt, thở dài một hơi, thấy bài thơ này vô nghĩa, vì sao thơ hay ở ý cảnh làm ra nó, trải chiếu ngắm trăng làm thơ, bài thơ này hay thì hay thật nhưng một chuyện phong nhã mà Vân Diệp làm như mổ lợn, mổ bụng moi ruột ghép gan ghép lòng thành bài thơ tuyệt mỹ, thì ra thơ ca làm ra như thế, chẳng cần có ý cảnh gì hết.

Vương Khuê lệ rơi đẫm mặt đau lòng cho bài thơ hay sinh ra bởi cách tệ bạc nhất, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối mặt tím tái, Trường Tôn Vô Kỵ sắc mặt biến đồi liên tục, nhìn Vân Diệp càng lúc càng hồ nghi.

Thế là yêu cầu làm thơ uống rượu của Vương Khuê phá sản, đám võ tướng uống rượu càng tưng bừng, Vân Diệp, Lý Thừa Càn ôm vò rượu chạy khắp nơi, rõ ràng trong tửu lâu có tiểu nhị, Lý Nhị lại bắt mấy người trẻ tuổi làm việc này.

Tiết Vạn Triệt nhân cơ hội tóm lấy Vân Diệp:

- Huynh đệ, ngươi cũng làm cho ta một bài đi, bệ hạ gả muội tử cho ta, nghe nói nàng thích thơ lắm, phải hay nhé. Cuối cùng nếu nói là do ca ca làm thì cảm kích bất tận.

Trường Tôn Vô Kỵ nghe thấy yêu cầu của Tiết Vạn Triệt, liền ngồi bên Vân Diệp để xem y làm thở thế nào, ông ta vẫn không tin cứ ghép chứ là làm ra được thơ, để rồi thành tuyệt tác tuyền đời mấy nghìn năm, nếu như đúng là làm ra kiểu như vậy thì còn học làm gì nữa, ngay cả công tượng trong thư viện cũng là đại gia làm thơ.

Nhìn quanh, thấy Lý Nhị và Lý Tịnh đang thì thầm to nhỏ, Lão Trình đang giáo huấn nhi tử, Lý Hoài Nhân buồn chán dựa vào tường ngoáy mũi, thấy hắn thuận tay búng một cái, không biết gỉ mũi bay đi đâu rồi, thức ăn hôm nay có đánh chết Vân Diệp cũng không ăn miếng nào nữa.

- Lão Tiết, chúng ta là huynh đệ, chuyện nhỏ này nhất định phải giúp, trận trước ngươi trú ở đâu nhỉ? Chúng ta làm thơ biên quan, như vậy nói không chừng Đơn Dương công chúa nhìn ngươi bằng ánh mắt xanh, có điều làm thơ xong thì không thể thiếu một bữa tiệc trên thuyền hoa ở Khúc giang đâu nhé.

- Chuyện này là đương nhiên, nếu như ngươi làm phù rể cho ca ca, thì ca ca bao ăn uống cả năm.

Tên khốn này rõ ràng không ngốc, hiện giờ nữ tử Trường An ra tay với nam nhân vừa tàn vừa độc, có kẻ nào làm phù rể không mặt mũi sưng húp, lừa ma à? Phù rể của Lý Thừa Càn cũng không làm, mình đắc tội với mấy công chúa liền, dám đi, mạng khó giữ.

- Nằm mơ, kiếm bao tải đi ăn đòn à, ta không đi, giúp ngươi làm thơ là cực hạn rồi.

Thấy Vân Diệp không mắc lừa, Tiết Vạn Triệt bực tức nói:

- Cũng được, không biết kẻ nào cầm đầu, trước kia cưới nương tử có chịu tội như vậy đâu. Chúng ta làm bài thơ Lương Châu đi.

- Ngươi tới Lương Châu rồi, còn ta thì chưa, mau nói xem có những gì, ghép cho ngươi xong còn đi nghỉ.

- Lương Châu ngoài cát ra thì còn có gì nữa, gió thổi một cái là cuốn tận trời, một tòa thành cô độc, bốn phía là núi cao đen xì, ngựa cũng chẳng leo lên được, ngươi ghép đi.

- Hoàng sa viễn thượng bạch vân gian, nhất tọa cô thành tứ diện sơn. Thấy thế nào?

Vân Diệp biết Trường Tôn Vô Kỵ đang nghe lén, Vương Khuê cũng giương lỗ tai lên, cố ý viết sai vài chữ.

- Hay hay, nghe đã biết là thơ hay.

Nghe tên thô lỗ Tiết Vạn Triệt khen bài thơ chẳng khác gì văn xuôi, Trường Tôn Vô Kỵ không chịu nổi nữa:

- Lão phu thấy sửa "nhất tọa " thành "nhất phiến cô thành","tứ diện sơn" thành " thiên nhận sơn" thì khí thế hơn.

*** Một nhận bằng tám xích, ba xích = 1 mét.

Tiết Vạn Triệt cười lớn:

- "Thiên nhận sơn" quả nhiên hay hơn "từ diện sơn", vì sao không viết luôn thành "vạn nhận sơn", vạn to hơn thiên gấp mười lần.
Bạn cần đăng nhập để bình luận