Đường Chuyên

Quyển 12 - Chương 28: Lại thấy ngọc bài

Trường Tôn thị nhìn Vân Diệp đi xa, đăm chiêu một lúc nói:

- Sao hôm nay bệ hạ dễ dàng tha cho y như thế? Thiếp thân thấy tên tiểu tử này không có nói thật.

Lý Nhị đặt bút đỏ xuống, cầm ấm trà lên tu một ngụm:

- Nước quá trong không có cá, còn làm gì được nữa, nàng an bài y đi thăm dò Thiên ma vũ, y đã làm được rồi, có chút tính toán nhỏ là bình thường thôi, một số chuyện y không tiện nói với chúng ta, nhưng trẫm dám cá, y sẽ nói với Thừa Càn và Thanh Tước. Chuyện liên quan tới tính dục thế này, chính Thừa Càn cũng không tiện nói rõ cho chúng ta, khi nàng hỏi Thanh Tước, chẳng phải nó cũng ú a ú ớ không nói à? Mấy tên tiểu tử này chớp mắt cái đã lớn, Vân Diệp cũng không phải là đứa bé bị trẫm đá đít năm xưa nữa, cần cấp thể diện thì phải cấp.

Trường Tôn thị ngây ra một lúc, nói với giọng mất mác:

- Thiếp thân cũng mới phát hiện Vân Diệp đã cao hơn mình cả cái đầu rồi, đúng là đã lớn, hôm qua thiếp thân còn coi nó như trẻ con, chớp mắt đã thành nam tử cao lớn rồi, Thừa Càn, Thanh Tước cũng đã lớn, biết có chuyện không tiện nói với cha mẹ.

Lý Nhị đi tới ôm lấy thê tử đang thương cảm, cười nói:

- Trưởng thành như thế là chuyện trẫm muốn thấy, đơn thuần, sạch sẽ. Sinh trong hoàng gia mà không có bóng đao ánh kiếm, lừa lọc dối trá, mấy huynh đệ hiểu nhau đi tới bước này, chúng ta không thể không hài lòng, ha ha ha, năm xưa quan hệ mấy huynh đệ chúng ta thế nào, đâu phải nàng không biết.

Lý Nhị nói trúc trắc, Trường Tôn thị hiểu, khi nào Lý Nhị nói lời tận phế phổi mới thế, thở dài, nhận lấy ấm trà, rót đầy nước, bảo hoạn quan đem núi đá cách hoàng đế xa một chút, rồi mới ẩn vào sau rèm.

Vân Diệp đi qua vô số cung điện, chẳng bao lâu tới Đông cung, vừa tới cổng đã thấy huynh đệ Lý Thừa Càn, Lý Thái nằm dưới giàn nho, tiếng khoác lác của Lý Thái truyền tới tận đây.

- Đại ca, huynh không đi xem Thiên ma vũ là lỗ nặng, khúc ca vũ đó đúng là chết người, vũ nương chỉ mặc một lớp váy mỏng, nhảy qua nhảy lại, váy áo tuột ra hết, núm vũ treo chuông, lắc mình một cái, chậc chậc, nhất là mỹ phụ xuất hiện cuối cùng kia, tuy che mặt, nhưng vóc dáng nhìn một cái khiến người ta phun máu, Diệp Tử nhanh tay cướp mất rồi, nếu không đệ cũng ra tay cướp về.

- Ha ha ha, bốc phét, vũ nương có lẽ khiêu vũ không tệ, còn các ngươi, hắc hắc, Thanh Tước, hiện dược hiệu chưa hết, chắc đệ không có chút ham muốn nào đâu nhỉ? Đệ nghĩ thuốc của Tôn tiên sinh là giả à? Hai câu thơ của Trường Tôn Xung hay lắm "hỏi chàng sầu bao nỗi, mà như thái giám tới thanh lâu", ha ha ha, chết cười, ta không muốn làm thái giám mười lăm ngày.

Vân Diệp đi tới, kiếm chỗ thoải mãi nằm xuống:

- Ngươi tưởng mình thoát được à? Khi đi thăm Tôn tiên sinh, ông ấy nói, đám chúng ta chẳng đứa nào ra hồn, ngươi cũng phải cố thận dưỡng tinh, à, đây là phần của ngươi, Tôn tiên sinh nhờ ta mang tới, dùng hay không thì tùy, sau này có bất lực cũng đừng kêu ai.

Lý Thái cười ngã luôn xuống đất, chỉ Vân Diệp nói:

- Hôm đó cả gói thuốc lớn bị chúng ta uống hết rồi, ngươi lại đi tìm Tôn tiên sinh xin thuốc thật à?

- Xin thuốc cho Thừa Càn chỉ là thuận đường, chủ yếu là tìm Tôn tiên sinh xem một vị thuốc, là một cây nấm độc, trong hoàng cung còn có ba cây, ở trong cung điện bỏ hoang, phải đi lấy, thứ này không thể ở hoàng cung.

Nụ cười của Lý Thừa Càn tắt ngúm, nhỏ giọng hỏi:

- Vũ nương ngươi cướp đi đúng là nữ nhân ấy?

Vân Diệp gật đầu, Lý Thừa Càn giang tay ra với Lý Thái:

- Đệ thấy chứ, mỹ nữ đó là trưởng bối nhà ta, may mà bị Diệp Tử cướp đi, nếu bị đệ cướp đi thì còn mặt mũi nào gặp ai nữa.

- Ta cướp đi thì cũng chỉ thờ như tổ tông, hiện nàng ta làm cung phụng trong nhà ta, người ta giấu độc dược trong hoàng cung, chúng ta phải lấy, đó là bí mật đầu tiên nàng ta nói khi thành cung phụng, chúng ta phải cẩn thận, không để người ta phát hiện. .

- Thế cũng tốt, sống ở Vân gia yên ổn cả đời cũng không tệ, nói cho cùng là hoàng gia có lỗi với nàng ta, nàng ta như thế ở trong hoàng cung là họa hay phúc cũng khó nói.

Lý Thái cũng tán đồng, nữ nhân đó đã nói ra chỗ giấu độc dược, tức là không muốn dính líu gì với hoàng cung nữa, đã hoàn toàn chấm dứt đoạn nghiệt duyên này rồi.

Từ khi điện Vạn Dân xây xong, cung Thái Cực thuộc về Lý Uyên, chỗ ở ban đầu của ông ta mau chóng trống không, Lý Uyên thích đem toàn bộ nữ nhân phó nhân của mình tụ lại một chỗ, cho nên cung Thái Cực giờ chật kín, tòa cung điện đại biểu cho ký ức đau khổ kia không còn ai nữa.

Tới gần một viện tử cực kỳ hoang vu, cỏ dại mọc quá đầu gối, xung quanh toàn là côn trùng kiến bọ, cửa sổ khép hờ, bụi phủ một lớp dày, giữa ban ngày mà khiến sống lưng người ta lành lạnh.

- Đại ca, sao trong hoàng cung lại có nơi hoang vu mức này, đệ tưởng rằng chỗ chúng ta bị phạt đã hoang vu lắm rồi, không ngờ còn chỗ thế này.

Vân Diệp đẩy cửa, một đám chim phành phạch bay ra, bụi mù trời, cả ba lui liền mấy bước, chờ bụi tan đ mới vào phòng.

Ánh sáng loang lổ chiếu qua cửa sổ rách bươm, bên trong rất sâu, Vân Diệp đứng trong bóng tối một lúc mới thích ứng hoàn cảnh u ám của nó.

Một cái giường gấm cực lớn cho thấy chủ nhân của nó trước kia được sủng ái thế nào, tiếc rằng giờ đã bị chuột cắn thủng lỗ chỗ, Vân Diệp thậm chí nhìn thấy hai con chuột lấm lét nhìn ra ngoài.

- Diệp Tử, lấy nhanh lên, ta không muốn ở chỗ quỷ quái này thêm một chút nào.

Lý Thái bịt mũi chịu đựng mùi mốc, không ngừng giục Vân Diệp.

Đối diện với cái giường là bàn trang điểm, mở ngăn kéo, trong không, thứ tốt đã bị đám thái giám cung nữ trộm sạch, Vân Diệp thử đẩy đáy lên, một tấm gỗ hơi lỏng, đẩy nó ra, ngăn nhỏ xuất hiện, bên trong có ba cây nấm cực đẹp, còn có tấm ngọc bài, ba chữ ghi trên đó cực kỳ quen thuộc: Bạch Ngọc Kinh.

Vân Diệp ngây ra một lúc, ném ngọc bài cho Lý Thừa Càn, còn mình cẩn thận gói nấm lại, cho vào cái hộp nhỏ mang theo.

- Diệp Tử, trên tấm ngọc bài này viết gì? Sao ta thấy quen quá, hình như thấy ở đâu rồi.

- Ở nhà ta, theo ta biết đây là tấm ngọc bài thứ ba.

Lý Thừa Càn cầm ngọc bài lật qua lật lại, không có manh mối gì liền ném cho Lý Thái, bên trên toàn vòng vòng chấm chấm, giống trẻ con vẽ bậy, không có quy luật nào cả.

- Diệp Tử, ngọc bài này cứ trả cho ngươi thì hơn, bọn ta không hiểu, chỗ ngươi có hai tấm, nói không chừng sẽ phát hiện bí mật kinh người trong đó.

Lời Lý Thừa Càn làm Vân Diệp bật cười, nhận lấy tấm ngọc bài, tung trong tay:

- Bí mật gì, Bạch Ngọc Kinh à? Ta hẳn là người uyên bác nhất thế giới, muốn tới Bạch Ngọc Kinh mà không có chút khả năng nào, nếu như là bảo tàng, chúng ta đã ôm tiền toàn thế gian rồi, ai rảnh đi tìm, dù có trăm vạn lượng hoàng kim thì sao? Nhiều hoàng kim như thế đưa vào Đại Đường là tai họa, thị trường tự điều chỉnh nhu cầu, bất kể có bao nhiêu hoàng kim vào thị trường, cuối cùng tổng lượng mua được không có gì khác nhau, nếu chúng ta không phải người thống trị quốc gia còn có thể mưu lợi, giờ quốc gia này là của chúng ta, ngươi muốn hại ai nào?

- Thừa Càn, khi ngươi chưa chuẩn bị phát hành tiền mới, chúng ta căm ghét những người chôn tiền xuống đất, vì chúng ta cần tiền lưu thông thị trường, hiện không cần nữa, về sau Đại Đường sẽ không còn vấn đề tiền bị bỏ phí, khi cần hối phiếu của tiền trang cũng là tiền, vàng, bạc chẳng qua là vốn liếng cho ngươi phát hành tiền tệ, có bao nhiêu vàng bạc có bây nhiêu hối phiếu, đó là nguyên tắc phải tuân thủ. Ít tiền, bách tính sẽ quay lại thói quen vật đổi vậ, tiền nhiều, số lương thực vốn mua bằng sáu đồng sẽ tăng lên thành tám đồng.

- Cho nên khi rảnh không có gì làm tìm kiếm bí mật là thú vui, nhưng nếu đặt hét tinh lực lên đó thì ngu không gì bằng.

Những lời này làm huynh đệ Lý gia vừa rồi còn hưng phấn giờ mất sạch, ngọc bài với họ mà nói là thứ vô dụng, nói không chừng còn gây họa, chẳng ai muốn nhìn thêm một cái nào nữa.

- Thứ này đưa nương nương đi, ba chúng ta chạy lung tung trong cung thế nào cũng phải có cái cớ thích hợp, chuyện độc dược không thể nói, khó khăn lắm mới bố trí được cho nữ nhân đó, vì độc dược mà chết thì không đáng.

Ném ngọc bài cho Lý Thừa Càn, Vân Diệp nhìn bên bàn trang điểm một cái mặt nạ cổ xưa bằng vỏ cây, khuôn mặt hung dữ, hai cái răng trắng lộ ra ngoài, giống mặt nạ trong vở kịch, được Thiên Ma Cơ treo ở đây, nhất định là đồ yêu thích. Vân Diệp lấy mặt nạ xuống, thổi bụi đi. Cả ba uể oải rời viện tử, chuẩn bị về Đông cung, chỗ Lý Thừa Càn có hải sâm mới đưa từ Đăng Châu tới, định làm nồi lớn nhắm rượu.

Nếu hoàng cung là một mạng nhện lớn thì Trương Tôn thị chắc chắn là con nhện nằm ở giữa cái mạng nhện đó, bà ta làm như vô tình xuất hiện ở trên đường ba người về Đông cung, bên cạnh có rất đông nanh vuốt, nhìn tên thái giám đang nhỏ giọng bẩm báo, biết ngay hắn là kẻ lắm mồm hớt lẻo.

Lý Thái được mẫu thân cưng chiều nhất, thấy có kẻ bán đứng mình, bất cần biết, đi tới đá cho tên thái giám vài cái, sau đó hếch mũi lên, tỏ vẻ rất tức giận.

Làm nũng là độc quyền của tiểu nhi tử, lão đại không có tư cách đó, Lý Thừa Càn nói với mẫu thân:

- Mẫu hậu, ba đứa bọn con nhàn rỗi không có việc gì làm, đi dạo trong chỗ bỏ hoang giải khuây, không ngờ có thu hoạch, mẫu hậu xem, chính là nó, trước kia mẫu hậu nói thứ tốt toàn bị Tiểu Diệp lấy, giờ nhà ta cũng có.

Rồi lấy ngọc bài đưa cho mẫu thân.

Trường Tôn thị tức thì nhíu mày, thứ này bất kể thật giả bà đều không thích, tiên nhân quá hư vô, chẳng nghe nói có ai thành công, trượng phu đã lên tới đỉnh cao quyền lực thế gian, tiến thêm một bước nữa là trường sinh bất lão, bao nhiêu hoàng đế bị hỏng ở chuyện này, cầu tiên chẳng được còn thành trò cười, hoàng đế càng anh minh càng tin thần tiên tồn tại, trượng phu hay than cuộc đời ngắn ngủi, bà ta rất cảnh giác với vấn đề này, mốn làm minh quân, trước tiên không thể cầu tiên. Con người chỉ cần hỏi tới tiên đạo sẽ xem thường mọi thứ xung quanh.

Đầu óc Trường Tôn thị vận chuyện trong chớp mắt, tùy tiện lật ngọc bài xem qua, rồi cho Vân Diệp:

- Cổ ngọc không tệ, nhưng chế tác hơi kém, thưởng cho ngươi, từ xe nghe thấy ba đứa nói đi ăn đồ biển, nếu Vân Diệp xuống bếp, vậy thêm một phần cho bản cung cũng không phải nhiều chứ?

Vân Diệp đành cầm lấy ngọc bài, đang định nói thì thấy Lý Nhị từ xa đi tới, vội vàng giấu ngọc bài đi, Trường Tôn thị thấy chẳng sao, Lý Nhị thấy sẽ có giông tố, có khi lập nên đội thám hiểm, mình mà bị làm đội trưởng thì thê thảm.

- Thanh Tước, con cũng kiềm bớt lại đi, so đo với một tên hoạn quan làm gì, hắn báo tin cho mẫu hậu con là chức trách, lần sau không được như thế nữa. Vân Diệp, hoàng hậu cho ngươi thứ gì đưa trẫm xem nào, thứ tìm được trong hoàng cung mà trẫm không được nhìn à?

Vân Diệp rất không tình nguyện đưa ngọc bài cho Lý Nhị, ông ta hứng thú mân mê trong tay, thậm chí còn cầm lên hướng về mặt trời xem có ngăn kín không, một đế vương cầm ngọc bài nhìn trước ánh mặt trời rất cổ quái, Trường Tôn thị đỡ trượng phu, lo ông ta nhìn lâu chóng mặt ngã ra đất.

- Không phải muốn đi ăn đồ biển sao? Trẫm cũng đi.

Lý Nhị nắm ngọc bội trong tay, xem bộ dạng này là không định trả nữa rồi.

Lén lút đưa hộp gỗ cho Lý Thừa Càn, để hắn cất đi, Vân Diệp xuống bếp làm hải sâm, lần trước Vân Diệp làm món này, Lý Thừa Càn ăn xong cứ thèm mãi, thứ sử Đăng Châu muốn giúp bách tính bán hải sản, tất nhiên phải bồi dưỡng một nhóm người thích ăn hải sản, nghe tin thái tử điện hạ có cái thị hiếu này, một chiếc thuyền nhẹ ngày đêm không ngừng tới Trường An, dù thế, tới Trường An chỉ còn hơn mười con còn sống.

Đầu to, thân béo, trông mà thích, bỏ đi bùn, moi nội tạng, vốn này chẳng cần phí nhiều tinh lực, xào hành đã thành món ăn.

Vân Diệp ghét nhất làm từng đĩa nhỏ, y thích làm cả chậu lớn, bên cạnh toàn loại giỏi ăn, nhất là hoàng hậu nương nương, lần trước bà ta tới nhà ăn thịt, Vân Diệp vẫn nhớ như in.

Năm người ăn một chậu chắc là đủ rồi, Vân Diệp gắp một ít hành cho thái giám thử, miệng lẩm bẩm, thêm vào gạo trân châu, chẳng có lý nào không đủ ăn.

Thấy tên thái giám ăn hành xong còn định gắp hải sâm, Lý Thái kệ lời giáo huấn vừa rồi của cha, đá tên thái giám một phát.

Tự mò trong chậu ra mấy con hải sâm, ăn hết sạch mới vớt một bát cho cha mẹ, miệng nói:

- Phụ hoàng, mẫu thân, hài nhi thích nhất Diệp Tử làm nồi lớn, tư vị đủ, phân lượng đủ, người thử đi, thì ra đồ biển ngon như thế.

Lý Nhị vẫn chơi ngọc bài trong tay, vừa rồi ông ta đã rửa qua, tự mình rửa, cho ngọc bài vào chậu cũng không tìm ra manh mối, đặt ngọc bài lên bàn, gắp hải sâm cắn một miếng, kêu lên ngạc nhiên, tay gắp vèo vèo.

- Bệ hạ, nương nương xưa nay thích ăn thịt, bệ hạ lại có bệnh đau đầu, ăn nhiều thịt không có lợi, nhưng ăn nhiều hải sâm rất có lợi, thậm chí còn có tác dụng trị liệu bệnh đau đầu. Ngư dân vất vả, hải sâm phải bắt từng con dưới biển, tốn thời gian công sức, khi thần ở Đăng Châu, lúc đó sơ xuân giá lạnh, ngư dân mình trần xuống biển, mò khắp đáy biển cũng chỉ được mười mấy con thôi, vận chuyển tới Trường An càng gian nan, mười con có một con sống là may rồi.

Lý Nhị cứ như không nghe thấy, Trường Tôn thị tiếc nuối nhìn chậu hải sâm, đặt đũa xuống:

- Đồ tuy tốt, nhưng có được không dễ, nhọc dân tốn của, không ăn cũng được.

Lý Nhị nhét đữa lại tay thê tử, đợi Vân Diệp nói tiếp.

- Nương nương mang lòng từ mẫu thương con dân, nhưng hải sâm vẫn phải ăn, còn ăn nhiều mới tốt. Chỗ người khác thần không biết, lai lịch hải sâm của thái tử thì thần biết, thứ xử Đăng Châu Nguyên Đại Khả có chí lớn, Đăng Châu ở bên biển, đất đai bị nước biển xâm thực, nhiễm mặn, đất đai sản xuất chẳng được là bao, làm ruộng hai năm phải lấy nước rửa mặn, phức tạp.

- May là ông trời công bằng, không cho bọn họ đất đai màu mở, lại cho bọn họ hải dương phong phú, cá kình hiện không còn là thứ hiếm ở Trường An, mùa đông nương nương tới quán ăn Trường An cũng có rong biển, nhà nhà đều có, cá mặn thành đồ ăn thường ngày, đều là công của hải dương.

- Thái tử mua hải sâm từ biển về, bất kể lãng phí thế nào, tiền bỏ ra đều từ phủ thái tử, chuyện này ngư dân có lợi, quân phủ có thuế để thu, không phải chiếm đoạt, ai cũng có lợi. Tiền là thứ phải không ngừng luân chuyển từ tay người này sang tay người khác mới phát huy được tác dụng của nó.

- Ngươi và thái tử là hảo hữu, vậy không lo ngôn quan các ngươi xa hoa lãng phí à?

Trường Tôn thị cắt ngang lời:

- Tiền cất trong kho để phủ bụi mới là lãng phí lớn nhất, tiện nội cứ một thời gian là lại đem tiền ra phơi nắng, còn dùng nước thuốc rửa bạc, nếu không bạc sẽ đen, đồng sẽ mốc, phiền hà vô cùng, tiêu tiền đi luôn có lợi, đặt trong khó không phải là tiền.

- Hừ, ý ngươi là cần kiệm là sai? Mỗi người đều phải tiêu tiền mang nợ? Ví như trẫm bây giờ phải ra sức xây dựng viên lâm? Há có lý này?

- Nếu tất cả mọi người đều tiên tiền mang nợ, thần dám đảm bảo, khi đó bệ hạ không cần thuế nông gì cả, nói không chừng bách tính làm ruộng còn được bệ hạ phát trợ cấp.
Bạn cần đăng nhập để bình luận