Đường Chuyên

Quyển 14 - Chương 20: ... mưa to đến!

Tiền Thăng bên cạnh mỉm cười nhìn phu phụ thứ sử làm việc, bốn có chút vui mừng, con cháu phú quý biết cái khổ của nông gia nên xuống ruộng, ai ngờ hai người đó ném mạ bừa bãi xuống ruộng rồi lên xe, nghe nói tới bên hồ nướng cá, thế là xong rồi? Nhìn đám mạ xiêu vạo, bắp thịt toàn thân Tiền Thăng run lên.

- Đây là xỉ nhục của Nhạc Châu!

Tiền Thăng ngang ngược ngăn cản tòng lại muốn giúp thứ sử cắm thẳng lại mạ:

- Để mảnh ruộng này như thế, để người ta thấy thứ sử làm rộng như thế nào.

Lưu Tiến Bảo cười hăng hắc:

- Hầu gia nhà ta là sỉ nhục của Trường An lâu rồi, là sỉ nhục Nhạc Châu thì sao, hoàng hậu nương nương nói từ khi Trường An có hầu gia liền dung tục ba phần, hám lợi thêm ba phần, tới Nhạc Châu, bầu trời không cao thêm ba phần là phúc của bách tính Nhạc Châu rồi.

Nói xong nghênh nang bỏ đi.

Tiền Thăng thiếu chút nữa chết nghẹn, thở phì phì rất lâu mới khôi phục lại, sai người kiếm một cái biển gỗ, vung bung viết :" Lam Điền huyện truyền mệnh hầu Thứ sử Nhạc Châu Vân Diệp trồng ruộng tại đây." Còn bảo người cắm biển gỗ vào lán, tránh mưa gió làm hỏng chữ.

Hàn Thành không ngừng cầu khẩn lão hữu thận trọng, làm thế là đắc tội với huân quý, không thể vì chút chuyện nhỏ mà hủy bản thân, nhưng Tiền Thăng lửa giận át lý trí căn bản không nghe, đỏ mắt cảnh cáo Hàn Thành nếu dám nhổ tấm ván này sẽ tuyệt giao.

Xa giá của thứ sử đại nhân tới chiều mới trở về, Tiền Thăng chuyên môn canh biên tấm biển gỗ, chuẩn bị liều chết bảo vệ quyền lên tiếng của mình, Hàn Thành thì kêu khổ không thôi.

Ngoài dự liệu, Vân Diệp thấy biển gỗ cười lớn xuống xe, khen Tiền Thăng biết làm việc, chỉ là biển gỗ thì cẩu thả quá, phí chữ đẹp, không bằng đổi với bia đá sẽ tốt hơn, còn cạn liền ba chén với Tiền Thăng đang loạn óc, bảo mau mau khắc bia, y nóng ruột lắm rồi.

Nhìn xa giá của Vân Diệp đi xa, Tiền Thăng chỉ theo quát tháo:

- Đồ vô sỉ!

Quát xong ôm mặt khóc, lảo đảo về căn nhà cỏ đơn sơ của mình.

Tiền Thăng muốn từ quan quy ẩn, muốn tránh xa Nhạc Châu ba nghìn dặm, ông ta cho rằng hít thở cùng một bầu trời với Vân Diệp sẽ ngạt thở.

Cáo biệt lão hữu cáo biệt thân hữu, thu dọn hành trang chuẩn bị ngồi thuyền rời đi, Hàn Thành nhiều ngày không gặp kéo tay ông ta ra ruộng, chỉ chỗ thứ sử gieo mạ nói:

- Không chết cây nào, thời gian qua ta canh ở bên ruộng, không thấy ai tới trồng lại, nhưng lạ cái là mạ không chết cây nào hết.

Tiền Thăng nhìn kỹ mạ trong ruộng, vẫn xiêu vẹo lộn xộn, nhưng còn sống, mười ba ngày rồi, những chiếc là hơi vàng đã hiện sắc sanh, cởi giày xuống ruộng, nhấc một cây lên, phát hiện mạ đã cắm rễ, đây đúng là mạ ban đầu, không ai thay cả.

Ruộng bên cạnh, mạ cũng không chết, nhưng vàng vọt không có sức sống như bên này. Tiền Thăng giật tóc hỏi:

- Thế là sao?

Hàn Thành lắc đầu, đỡ Tiền Thăng chớp mắt già đi chục tuổi tới phủ của mình, lúc này Tiền Thăng cần say một trận, lão hữu nhiều năm, rất hiểu nhau.

Vân Diệp được nghe Lưu Tiến Bảo kể chuyện Tiền Thăng, nghe xong tất nhiên chỉ cười mà thôi, mùa hè đã tới, Nhạc Châu sắp đón một mùa mưa dài.

"Nếu ngày mưa dầm lã chã, suốt tháng không thôi; gió cuồng gào thét, sóng đục xô trời; sao trời thôi chiếu, núi cao mờ dạng; khách lái không đi, buồm nghiêng chèo gãy; chiều bến âm u, hổ kêu vượn hót; lên trên lầu này, tất thấy hoài hương cảm quốc, lo phạt sợ gièm, thê lương đầy mắt, đau buồn u uất làm sao! ..."

Bản dịch của Điệp Luyến Hoa.

Vân Diệp đứng trên Duyệt Quân lâu đọc ( Nhạc Dương lâu ký) của Phạm Trọng Yêm, tiếc là không có tri âm, Tiểu Linh Đang mặt mày sùng bái, chẳng liên quan tới văn chương hay dở, chỉ cần do trượng phu đọc dù không bằng rắm chó thì nàng cũng tán thưởng. Một người khác là Lưu Tiến Bảo vừa mới chạy xuống Động Đình Hồ đái bậy, mặt đần thối, còn về Đông Ngư đang chuyên tâm nướng cá thì khỏi nhắc tới, thế là bài văn nổi danh thiên cổ của Phạm Trọng Yêm chẳng khơi lên chút gợn sóng nào ở Đại Đường,

Nhạc Dương mưa tới thường mang theo gió, hồ lớn sóng liên miên, vỗ ì oạp vào lầu đá, nước bắn lên bị gió thổi thành sương, làm ướt màn trắng, Vân Diệp lùi lại hai bước, giầy bị hơi nước làm ướt rồi, nằm trên giường, gõ giường theo nhịp sóng.

Cứ khi nào Vân Diệp nhàn nhã là Tiểu Linh Đang sẽ sán tới, nàng chỉ thích cảm giác ở bên Vân Diệp, lấy tay xé cá Đông Ngư đã nướng xong, đút từng miếng cho Vân Diệp, thi thoảng Vân Diệp cố ý cắn tay nàng, làm nàng cười khanh khách, nụ cười của Tiểu Linh Đang đem lại vận may, Vân Diệp luôn cho rằng như vậy.

Lưu Phương trì hoãn chiến sự tới sau mùa thu, đây là điều đã thương lượng trước, Động Đình Hồ vào mùa mơ không thể tác chiến, tầm nhìn không rõ có thể chệch hướng, đâm vào đá ngầm lởm chởm, đánh lén vào mùa này đoán chừng chưa tới chiến trường đã mất nửa nhân thủ và chiến thuyền.

Nhưng với thủy sư Lĩnh Nam chẳng thành vấn đề, sóng Động Đình Hồ sánh sao được với sóng biển, cho nên thủy sư Lĩnh Nam mượn mưa gió yểm hộ, quyết định tới Quân Sơn thăm dò lực lượng của địch để chuẩn bị.

Quan Đình Lung nghỉ ngơi một tháng được thả ra xem xét tình hình, quan viên lớn nhỏ trong phủ thứ sử đều mặc áo mưa tới châu huyện tọa trấn, chỉ cần có tai nạn là sẽ xử lý, ở Đại Đường bận rộn nhất không phải quan lớn, mà là hương lại ở dưới, bổng lộc không nhiều, chuyện vụn vặt vô cùng, hương dân mất một con trâu là chuyện lớn, không tìm được trâu, nói không chừng sẽ phá sản. Vân Diệp tới Nhạc Châu xử lý vụ án lớn nhất là mất trâu liên hoàn, bắt được trộm, nhưng chẳng thể làm gì, một con hổ, trừ lột da đem bán thì làm gì nổi nó.

Khi ấy nông phụ khóc than rầm trời, Hàn Thành nhìn thứ sử đại nhân, nguyên nhân vì da hổ ở đây chẳng đáng giá, nhất là mùa hè hổ thay lông, nếu mùa đông thì còn đổi được hai con trâu, vụ án đầu tiên thứ sử đại nhân xử là lấy da hổ đổi ba con trâu.

Vân Diệp không lo an nguy của thủy sư Lĩnh Nam, thủ hạ của mình mấy năm qua rèn luyện trên biển đã thành bá vương mặt nước rồi, một tên giáo úy dám hô hào lật tung hổ thủy tặc, bất sống đầu lĩnh. Từ biến khơi tới Động Đình Hồ vé như cái chậu tắm, vô cùng không quen, thường nói buồm còn chưa giương hết cỡ đã tới bờ đối diện, cá kình đại dương không thể nuôi trong chậu, lần này suất kích là tướng lĩnh thủy sư cực kỳ buồn chán vừa rèn luyện vừa đi săn ...

Quan quân tấn công độc ác vô tình, trong mưa to, nỏ tám trâu được đặt trong phòng kín tận tình phát huy uy lực, vô số thủy tặc la hét chạy tán loạn, chẳng làm gì được quan quân tới tập kích, mưa làm ướt dây cung, không kéo được, chẳng thể bắn trả, dây da của máy bắn đá cũng như thế, mấy tên phỉ tặc hung hăng ngồi thuyền nhỏ muốn đi đốt thuyền đội của quan quân, chẳng đi được bao sa mưa lớn làm thuyền nhỏ ướt súng, trong lúc trời nước một màu, đừng nói đốt người, ngay cả đốt mình cũng chẳng làm nổi, bị quan quân dùng nỏ bắn rơi xuống mặt hồ cuồng bạo.

- Bỏ thủy trại thứ nhất, lui ba dặm.

Lưu Phương không ngừng truyền mệnh lệnh đi, nhưng không mấy kẻ chấp hành, đám người do Hàn Triệt mang tới đều hạng khó thuần, căn bản không coi mệnh lệnh của ông ta ra gì, chỉ có mấy tên đầu lĩnh trẻ nhận lệnh, mang bộ hạ của mình gạt đám thủy tặc đang nóng lòng xuất chiến, lui về thủy trại thứ hai.

- Công tử, đội nhân mã thứ một, ba, bảy, mười hai đánh khỏi phòng tuyền của mình, công kích quan quân, đây là cái bẫy, là đi nạp mạng. Công tử, xin công tử lệnh cho chúng quay về, muộn rồi có hối cũng không kịp, chiến thuyền của quan quân đã bày trận áp sát, thủy trại đầu không chống cự nổi thuyền lớn, mong công tử ra lệnh.
Bạn cần đăng nhập để bình luận