Nhật Ký Nuôi Con Ở Cổ Đại

Chương 227 - Đại Bảo bán hàng 3




Đại Bảo bán hàng 3
Sở Tu Viễn quay đầu nhìn lại, Khương Thuần Quân ngồi xổm xuống nói chuyện với Sở Dương một lúc, Sở đại công tử vung tay nhỏ lên, ý bảo Khương Thuần Quân trở về phòng.
Khương Thuần Quân nhìn chằm chằm Sở Dương do dự một lát, trở về phòng làm cọc gỗ.
“Nàng đoán xem Đại Bảo và Thuần Quân nói cái gì?” Sở Tu Viễn tò mò.
Lâm Hàn nhỏ giọng nói: “Bảo nó đừng có lo, bệ hạ có biết cũng sẽ không trách nó, chúng ta đã nói qua việc này với bệ hạ rồi.”
“Cũng có thể, ồ, có người dừng lại rồi kìa.” Sở Tu Viễn vội vàng vỗ vỗ tay Lâm Hàn, ý bảo nàng mau nhìn.
Lâm Hàn nhìn thấy trên bàn vuông đặt một trái chuông vàng đã tách ra, cùng với dưa hấu và dưa trắng cắt thành những miếng nhỏ: “Đại Bảo biết nghe lời ta nói rồi.”
Sở Tu Viễn khẽ gật đầu, liền thấy Sở Ngọc chỉ vào bàn vuông nói một câu, người dừng lại kia lấy một miếng dưa trắng bỏ vào trong miệng, sau đó liền thấy Sở Dương đưa cho người nọ hai quả dưa trắng.
Sở Dương nhận được hai văn tiền, quay lại đưa cho hai đệ đệ mỗi người một văn tiền.
Sở Tu Viễn rất vui mừng: “Đại Bảo vẫn muốn có một cây cung, để về rồi ta sẽ mua cho nó một cái.”
Thuế ngân năm ngoái của huyện Phượng Tường đưa tới gần như chưa hề đụng tới, trong khố phòng còn có rất nhiều lương thực, trong không gian của Lâm Hàn có một ngàn lượng hoàng kim, đông sương phòng cũng có rất nhiều, hầu bao căng phồng, cũng hiếm khi hào phóng một lần: “Mỗi đứa một cái.”
“Được!” Sở Tu Viễn mỉm cười đồng ý, thấy lại có nữ nhân dừng lại, chỉ vào quả dưa xanh nói gì đó với Sở Dương.
Sở Dương vươn một ngón tay, lại chỉ vào cái bàn gỗ.
Đại khái là nữ tử kia ngại ăn thử, lắc đầu liền đưa cho Sở Dương một văn tiền.
Đại Bảo Bảo duỗi tay nắm lấy, Sở Dương đánh một cái lên mu bàn tay cậu nhóc, chỉ vào bàn tay Đại Bảo Bảo, đại khái là nói: “Đệ có rồi, ta còn chưa có.” Thấy tiểu hài tử xoay người cho ca ca một cái ót.
Sở Tu Viễn: “Tính tình thật lớn. “
“Đại Bảo cùng Nhị Bảo không nuông chiều thằng bé, có lớn mấy cũng lớn không nổi.” Lâm Hàn nói xong, thấy lại có người vây quanh, lần này lại chỉ quả chuông vàng.
Sở Ngọc lau sơ bàn tay rồi cầm lấy nửa trái đưa cho người nọ, để người ta nếm thử.
Người kia nhận lấy, ăn một miếng liền lấy ra hai văn tiền đưa cho Sở Ngọc.
Sở Ngọc theo bản năng cho Sở Dương.
Sở Dương nhận lấy, đưa một văn tiền cho Đại Bảo Bảo, sau đó đưa cho người kia bốn trái chuông vàng.
Đại Bảo Bảo hết giận, lại xoay người nhìn chính diện đại ca mình.
Đại khái là Sở Dương lại bảo tiểu hài tử hét rao hàng, sau đó Lâm Hàn liền nghe được tiểu hài tử hét to: “Dưa xanh ngọt, dưa trắng ngọt, chuông vàng là ngọt nhất, bệ hạ ăn cũng nói, cũng nói ngọt.”
Sở Tu Viễn rất muốn che mặt: “Tại sao mỗi lần nó nói đều nhắc tới bệ hạ thế.”
“Chàng đã nói với nhi tử của chàng, trời đất bao la bệ hạ lớn nhất. Nếu bệ hạ đã nói ngon, vậy thì đó là ngon thật.” Lâm Hàn nói.
Sở Tu Viễn xoay người lại, ba hài tử đã ngồi xuống, trên cổ mỗi đứa có đeo một cái túi tiền nhỏ, trước cửa tiệm vây quanh mấy người, đều ngồi xổm trên mặt đất chọn dưa.
“Sao lại chọn rồi?” Sở Tu Viễn nhíu mày: “Không tiện bán cho ai à?”
Lâm Hàn thấy hắn hận không thể đi ra ngoài giúp hài tử, đè cánh tay hắn lại: “Phải tin tưởng nhi tử chàng.”
Vừa dứt lời, Lâm Hàn từ khe hở nhìn thấy Sở Dương vươn hai ngón tay ra.
Sở Tu Viễn kinh ngạc: “Tự mình chọn hai văn tiền một trái?”
“Có vẻ là như thế. Nếu không bọn chúng sẽ không đặt dưa xuống.” Lâm Hàn giống như suy tư.
Sở Tu Viễn hồi tưởng lại mấy quả dưa mà Sở Mộc hái: “Cũng có trái rất nhỏ, mà trái nhỏ kia cũng bán một văn tiền, có phải mấy người này không muốn không?”
“Để xem tiếp đã.” Lâm Hàn nói.
Một lát sau, hai vợ chồng liền nhìn thấy Sở Dương cầm một quả dưa trắng nhỏ, Sở Ngọc lấy một quả chuông vàng đưa cho một người trong đó, người nọ đưa cho Sở Dương một văn tiền, Sở Dương lập tức bỏ vào trong túi tiền của mình.
Sở Tu Viễn không khỏi nở nụ cười: “Hài tử này, ngày sau văn không được võ không xong cũng có thể buôn bán được đấy.”
“Hài tử thích làm gì thì cứ làm. Chỉ cần không gây chuyện, mỗi ngày ăn uống vui chơi cũng được.” Trải qua mạt thế, Lâm Hàn đã nghĩ thông thấu: “Cũng đỡ phải giả bộ hiểu rước họa cho người nhà.”

Bạn cần đăng nhập để bình luận