Toàn Chức Nghệ Thuật Gia

Chương 1814. Lương Chúc sánh duyên

Chương 1814. Lương Chúc sánh duyên


Ví dụ như một trong những tỷ phú họ Mã đang âm thầm nghĩ: "Lão Vương này gọi ta đến bàn chuyện làm ăn, bây giờ ta lại nghe say mê như vậy. Vì không muốn ta nhận ra hắn chẳng biết gì, lại nghiêm túc tỏ vẻ xem nhạc. Đúng là nông cạn, hời hợt thật khiến ta buồn cười.”

Trùng hợp thay, lão Vương cũng nghĩ như vậy.

Trong bầu không khí vi diệu này, Lâm Uyên đã hoàn thành xong bản Canon cung Rê trưởng. Những tràng pháo tay vang lên như sấm sét, cả Lâm Uyên cũng bị tiếng vỗ tay này doạ sợ.

Có vẻ khán giả thích bản nhạc này hơn cả hai bản đầu tiên. Lâm Uyên lại không biết, trong này rất nhiều người cố ý lớn tiếng vỗ tay, để biểu hiện mình có thể nghe hiểu âm nhạc.

Được rồi, không giả vờ, mọi người thực sự hiểu.

"Giống như mỗi người đều là tri âm của Tiện Ngư này vậy." Có khúc phụ nhịn không được đánh giá, trong giọng điệu có phần chua xót.

Lúc hắn tổ chức hoà nhạc, cũng có một số đại lão và giới thượng lưu đến cổ vũ, nhưng bọn họ nghe xong cũng không hiểu, cũng chẳng vỗ tay mạnh như vậy.

Khúc phụ bên cạnh gật đầu: “Bọn họ là xã hội thượng lưu, nghe nhạc chỉ là chuyện phong nhã. Có lẽ phong cách trẻ trung của Tiện Ngư khá hợp khẩu vị của bọn họ. Vì thế bọn họ cố gắng giả bộ nghe hiểu được những âm nhạc này, để biểu hiện mình cũng là một người có nội hàm am hiểu nghệ thuật tao nhã."

Các khúc phụ quá hiểu những người được gọi là xã hội thượng lưu. Bọn họ có yêu thích buổi hòa nhạc không? Tám mươi phần trăm là giả vờ.

Nhưng khúc phụ lại không biết đâu chỉ bọn họ mà cả hội trường đều là tri âm của Tiện Ngư.

….

Ba bài hát có phong cách khác nhau, đã làm cho tất cả mọi người hiểu được chất lượng của buổi hòa nhạc này.

Sau khi phần diễn Canon kết thúc, Lâm Uyên một lần nữa lên tiếng: “Bản nhạc đằng sau, là một câu chuyện tình yêu đẹp.

Truyền thuyết kể rằng ở thời cổ đại có một nữ tử gọi làm Chúc Anh Đài, thích ngâm sách thơ, một lòng muốn ra ngoài học tập, nhưng nữ tử lúc đó không thể xuất đầu lộ diện ở bên ngoài, vì thế liền cùng nha đầu Ngân Tâm cải trang thành nam tử đi nơi khác học tập.

Hai người nửa đường gặp một thư sinh Lương Sơn Bá cùng thư đồng Sĩ Cửu.

Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài vừa thấy đã quen, liền kết bạn cùng nhau đến thư viện học tập..."

Câu chuyện Lâm Uyên kể là "Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài".

Sở dĩ một câu chuyện như vậy được nhắc đến trong buổi hòa nhạc là vì bài hát tiếp theo được gọi là "Lương Chúc". Đó là câu chuyện về Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài hóa bướm.

Trong thực tế, đằng sau rất nhiều tác phẩm âm nhạc, ít nhiều sẽ có một số câu chuyện. Một số là chuyện có thật, một số là bịa. Lâm Uyên lại muốn lưu truyền rộng rãi câu chuyện này vì nó rất cảm động.

“...... Sau đó Lương Sơn Bá bị bệnh qua đời, Chúc Anh Đài giả vờ đáp ứng hôn sự của Mã gia, nhưng yêu cầu đội ngũ đón dâu phải đi qua Nam Sơn, hơn nữa còn để cho nàng xuống tế bái Lương Sơn Bá.

Khi Chúc Anh Đài xuống kiệu bái mộ, trong lúc nhất thời mưa gió to gió lớn, âm phong kéo đến. Mọi người kinh hãi, mộ của Lương Sơn Bá nứt ra, Chúc Anh Đài thấy thế liều lĩnh nhảy vào, mộ lập tức lại khép lại.

Chẳng bao lâu, một cặp bướm bay ra khỏi ngôi mộ."

Tất cả mọi người lắng nghe cẩn thận.

Khi lời cuối cùng của Lâm Uyên vừa dứt, tiếng sáo đã vang lên một cách rất tự nhiên. Người xem chỉ cảm thấy bản thân giống như đang ở trên mây, nhìn xuống nhân gian một cách mơ hồ.

Và sau đó, dàn nhạc hoà tấu vang lên, tầng mây đã bị một bàn tay vô hình đẩy ra, cảnh tượng nhân gian mơ hồ chậm rãi trở nên rõ ràng. Khán giả dường như nhìn thấy tình bạn của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài trở nên sâu sắc trong ba năm tại học viện.

Đùa giỡn, trêu ghẹo, quan tâm lẫn nhau.

Tiếng violin kéo dài, sự u ám dần dần kéo tới. Tiếng cello hùng hậu tròn trịa, ăn ý làm bạn. Hai loại nhạc cụ, violin chính là Chúc Anh Đài, cello chính là nhị tấu của Lương Sơn Bá, tình ý miên man.

Violin với tư cách là nhạc cụ chính chiếm ưu thế về giai điệu, thâm tình nhẹ nhàng mang đến âm sắc trong lòng. Đem quá trình chuyển tiếp tình cảm của Chúc Anh Đài diễn giải vô cùng nhuần nhuyễn. Cô gái này suy nghĩ rất nhiều, đều là về những gì mà mà cô và người sẽ phải đối mặt.

“Hãy dũng cảm để yêu!”

Không biết là Chúc Anh Đài có một trái tim kiên định, hay là khán giả gửi lời chúc chân thành.

Giai điệu đột nhiên nhẹ nhàng, tiếng sáo cũng trở nên sáng sủa. Tiếng Cello nhảy múa, giống như ngọn gió tươi sáng giữa tiết trời tháng ba khi hai người du xuân.

Gặp nhau tuy tốt nhưng luôn có thời khắc ly biệt. Khán giả im lặng, trong lòng đột nhiên nổi lên sự lo lắng. Rõ ràng là nghe nhạc, câu chuyện trước mắt cũng hiện lên rõ ràng nhưng lại cảm thấy có một cơn sóng lớn chuẩn bị ập đến mà không cách nào chống trả.

Là sự phản đối của cha mẹ hay là sự khác biệt về gia thế?

Đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ này, violin trở nên dữ dội.

Xung đột giữa hai người dần dần tăng lên, cuối cùng toàn bộ hợp tấu thăng hoa, nỗi buồn khổng lồ đột nhiên tràn ngập toàn trường.

Lương Sơn Bá đã chết, như thể các nốt nhạc có thể nói chuyện. Truyền tải cảm xúc qua giai điệu cho khán giả.

Lúc này violin như khóc như kể, thê lương, vụn vỡ đau đớn muốn chết, giống như trái tim Chúc Anh Đài đã hoá tro tàn.

Trong tiếng nhạc tựa như có tiếng khóc, những giai điệu lặp đi lặp lại như vẽ lại hồi tưởng quá khứ. Dần dà nước mắt của Chúc Anh Đài đã khô, âm nhạc cũng bị đẩy lên cao trào.

Hóa bướm, phần cuối cùng của âm nhạc. Với sự hỗ trợ của tiếng đàn cello, tất cả khán giả đều đỏ mắt.

Trước mặt bọn họ như nhìn thấy đôi bướm Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài kia, vui vẻ bay lượn tự do vĩnh viễn không chia lìa.

Đó là mùa xuân tươi sáng, là hương thơm của chim và hoa. Giữa bóng tối lạnh lẽo và tuyệt vọng, chiếu vào một tia nắng ấm áp.

Khoảnh khắc này, khán giả chết lặng. Nhiều người không chú ý đến thời gian diễn tấu đã qua chừng hai mươi lăm phút.

Cảm xúc lớn nhất của họ là đọc một câu chuyện tình yêu mơ mộng và buồn bã, nghe một bài hát tràn ngập sự tuyệt vọng và hy vọng.
Bạn cần đăng nhập để bình luận