Toàn Chức Nghệ Thuật Gia

Chương 1833. Thuỷ Hử

Chương 1833. Thuỷ Hử


Những người định chế bảng xếp hạng là một tập thể đông người. Khó tránh khỏi việc bất đồng ý kiến, trong những trường hợp như vậy, thiểu số thua đa số là cách công bằng nhất.

Chưa kể đến những tranh cãi nội bộ của Hiệp hội văn học nghệ thuật. Dương Chung Minh cùng lúc gửi lời mời dự buổi hoà nhạc đến với Lâm Uyên.

Bên ngoài việc quảng bá về buổi hòa nhạc đã bắt đầu. Quảng cáo cho đại sảnh Kim Sắc cũng thường xuyên xuất hiện ở các địa điểm khác nhau.

Là nhạc sĩ đứng thứ 3 thế giới, người hâm mộ của Dương Chung Minh có lẽ không nhiều như Tiện Ngư, nhưng địa vị của họ lại cao hơn rất nhiều so với giới trẻ hâm mộ Tiện Ngư. Ít nhất là trước khi Tiện Ngư tổ chức một buổi hòa nhạc.

Buổi hòa nhạc nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người trên toàn thế giới. Nếu muốn so về quy mô tuyên truyền thì buổi hoà nhạc của Lâm Uyên vẫn lớn hơn. Tất cả đều bị so sánh với Lâm Uyên cả.

Chủ yếu là bởi vì Dương Chung Minh là một nhạc sĩ kỳ cựu tổ chức buổi hòa nhạc cũng là chuyện thường, ít nhất một năm phải có một lần. Không cần phải quảng cáo nhiều, khán giả nghe được ba chữ "Dương Chung Minh" sẽ ngoan ngoãn mua vé.

Ngày hôm sau, Lâm Uyên đến công ty, cùng Dương Chung Minh tiến hành diễn tập "Khúc Ban Chiều".

Hắn phụ trách chơi đàn dương cầm, còn Dương Chung Minh phụ trách chơi violin. Kỹ thuật rất tốt, tốt đến mức khiến người ta không thể tin rằng đây là sự phối hợp giữa hai khúc phụ.

Tập luyện khoảng ba lần thì hai người đều nhất trí hài lòng. Đều là nhạc cụ mà họ am hiểu nhất, lại còn tin tưởng lẫn nhau.

......

Sau khi xác nhận diễn tập đã hoàn hảo, Lâm Uyên trở lại văn phòng tìm xem bảng xếp hạng âm nhạc. Dù vẫn chưa được cập nhật nhưng Lâm Uyên không lo lắng, có trời mới biết hiệp hội nghệ thuật có thể kéo dài bao lâu.

Tuy nhiên, kế hoạch năm nay Lâm Uyên đặt ra cho Tiện Ngư đã hoàn thành. Trong bảng xếp hạng tác giả, Sở Cuồng và nhà văn xếp thứ sáu cùng có số liệu rất sát nhau.

Điều này có nghĩa là chỉ cần Sở Cuồng phát hành một cuốn sách mới, thì sẽ có hy vọng thăng lên hạng sáu toàn cầu. Lúc này Lâm Uyên khó tránh khỏi việc cảm thấy dở khóc dở cười.

Rõ ràng Sở Cuồng đã đạt được hạng sáu nhưng lại bị Tiện Ngư nhảy dù lên hạng 3 đẩy tụt hạng. Chẳng phải là tự mình đâm mình hay sao?

Xếp hạng của Sở Cuồng đều do việc phát hành tác phẩm liên tục mà có. Nhưng nếu đã gần sát nhau như vậy, Lâm Uyên quyết định sẽ viết thêm một cuốn để tăng hạng.

Viết cuốn sách nào bây giờ?

Đi tới bước này, Lâm Uyên càng ngày càng lựa chọn thận trọng: "Tác phẩm trước của Sở Cuồng là "Vây thành", mang theo màu sắc văn học, tác phẩm kế tiếp cũng phải nhuốm màu văn học mới được…”

Đôi mắt Lâm Uyên sáng lên: “Ta có thể viết Thuỷ Hử Truyện.”

Thuỷ Hử, Tây Du là một trong bốn tác phẩm kinh điển của Trung Hoa.

Sở Cuồng đã giới thiệu về triều đại Tống trong rất nhiều tác phẩm trước đó cho độc giả Lam Tinh.

Bây giờ viết Thuỷ Hử là phù hợp nhất. Nội dung cuốn sách dễ khiến người ta đồng cảm.

Anh hùng gặp nạn, lâm vào đường cùng bước lên Lương Sơn. Đánh bạn với hảo hán, cùng chung chí hướng lập nên quân đoàn. Cốt truyện có chiều sâu, sẽ dẫn dắt cảm xúc người đọc đến cực hạn.

Chưa kể đến vị trí của cuốn sách trong lịch sử văn học.

Người ta nói: "Già không đọc Tam Quốc, trẻ không đọc Thuỷ Hử, nam không đọc Tây Du, nữ không đọc Hồng Lâu.”

Bỗng nhiên Lâm Uyên có cảm giác mình phải viết hết các đại danh tác này để mọi người có thể đánh giá công tâm. Tây Du đã hoàn thành được vài năm, bây giờ đến phiên Thuỷ Hử, sau đó hắn nên viết Tam Quốc hay Hồng Lâu. Thôi không băn khoăn nữa dù sao cũng viết chẳng chừa bộ nào cả.

Lâm Uyên cũng không chỉ có mỗi tác phẩm trong nước, ở nước ngoài có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, dùng dần là được. Nghĩ đến đây, Lâm Uyên hít sâu một hơi, mở máy tính ra bắt đầu gõ chữ.

Một lát sau, trên màn hình máy tính của Lâm Uyên xuất hiện tác phẩm mới mang tên Thủy Hử truyện. Thuỷ Hử có rất nhiều phiên bản khác nhau, Lâm Uyên dự định viết phiên bản nổi tiếng nhất.

Phiên bản này có 120 hồi, bao gồm chín trăm sáu mươi ngàn chữ là phiên bản được lưu truyền rộng rãi nhất cũng là phiên bản được đề nghị bởi hệ thống.

"Có thể xuất bản nó vào cuối tháng giêng năm sau." Lâm Uyên thầm tính toán trong lòng.

Chín trăm sáu mươi ngàn chữ thì cần một tháng hoàn thành là đủ. Hắn còn đang cần nhắc chỉ vì hạng 6 mà dùng đến ‘Thuỷ Hử' liệu có đáng hay không?

Mọi người đều nói "Thiên Long Bát Bộ" là tác phẩm có hình tượng quần thể tốt nhất trong tiểu thuyết của lão tặc Sở Cuồng, kế tiếp hắn sẽ lật đổ nhận thức của độc giả.

Không biết từ khi nào, mọi người càng ngày càng thích những tác phẩm phù hợp tam quan. Rất nhiều tác phẩm kinh điển, lúc trước đọc rất hay nhưng sau này lại chẳng khác nào rác thải.

Ví dụ như “Anna Karenia", nữ nhân vật chính đã từ đấu sĩ trở thành một trà xanh dưới góc nhìn của thời đại mới. Ngay cả ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa' cũng có nhân vật tương tự.

Trong sách có người thợ săn tên Lưu An, muốn chiêu đãi Lưu Bị nhưng trong nhà không còn thức ăn thế là biến nương tử của mình làm thực phẩm, dâng lên Lưu Bị, hành động này đã chạm đến giới hạn trong lòng độc giả.

Thuỷ Hử cũng không thể thoát khỏi cuộc tranh luận đúng sai. Cho đến ngày nay, 108 vị hảo hán Lương Sơn vẫn còn bị mang ra dèm phe, xem thử họ có đúng là “Hảo hán" thật không? Hay chất lượng quyển sách có thật sự đáng để xếp vào hàng tứ đại danh tác không?

Bên trong tác phẩm, ngoại trừ đám ngừoi Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Lâm Trùng thì rất nhiều hảo hán anh hùng đã làm ra những hành vi ác ma, giết người không chớp mắt.

Nhưng Lâm Uyên thích nhìn vấn đề từ những góc độ khác, nếu có người bị khinh bỉ, uất ức mà không dám phản kháng sẽ hiểu được tâm tình của Lâm Trùng. Đáng tiếc không phải ai cũng có một người bạn tốt như Lỗ Trí Thâm

Tư tưởng của Lý Quỳ rất đơn giản: “Ta làm việc, ngươi đưa tiền, ta tuân thủ pháp lệnh triều đình vậy thì cứ an tâm mà sống. Nhưng ngươi không cho ta sống an ổn, là tự mình tìm đường chết.”

Suy nghĩ đơn giản đến mức mộc mạc khiến người ta phải đỡ trán, người như vậy gia nhập Lương Sơn thì không có gì đáng phải nói.
Bạn cần đăng nhập để bình luận