Toàn Chức Nghệ Thuật Gia

Chương 1888. Kiệt tác vĩ đại

Chương 1888. Kiệt tác vĩ đại


Tiếng hô ngạc nhiên rất ngắn, trên sân khấu đang bước vào công tác chuẩn bị, cả hội trường yên tĩnh đến mức tiếng kim rơi còn nghe thấy rõ. Quần chúng xem nhạc có tố chất rất cao, không ai dám phát ra tiếng động, sợ làm ảnh hưởng đến cuộc tranh tài.

Trên bục chỉ huy, nhạc trưởng Trần Mễ xoay người nâng gậy lên. Khúc tự tấu chậm rãi nhè nhẹ dần dần trở nên hùng vĩ mê người. Những nhạc cụ cũ theo sự chỉ huy của nhạc trưởng mà hoà âm cùng nhau.

Đàn hạc, trống âm, kèn sáo, sự giao thoa giữa các nhạc cụ đẩy mạnh tiết tấu bùng cháy lên mãnh liệt khiến nhịp điệu trở nên vô cùng rung động. Trong sự nhiệt huyết đó, chợt một sự sầu muộn đạm mạc dần lộ ra.

Nó không chỉ có tính hùng vĩ tự sự kể lại câu chuyện, mà biểu đạt tình cảm nồng nàn. Trên màn hình lớn tên tác phẩm đã xuất hiện, đây là tác phẩm hoà âm thứ tám của Tần Chân.

Chương nhạc đầu tiên tên là: “Thế giới mới.” Chủ đề là sự thay đổi của việc sáp nhập tám châu lục của Lam Tinh, ảnh hưởng đến người dân đương đại ở khắp mọi nơi.

......

Lâm Uyên im lặng lắng nghe giao hưởng bên tai. Tần Chân thực sự là bậc thầy giao hưởng nổi tiếng nhất của Lam Tinh đương đại. Đại sư như vậy ra tay tất nhiên bất phàm, dùng hai từ chấn động để mô tả tác phẩm không hề ngoa chút nào.

Thậm chí Lâm Uyên còn nghĩ, nếu như Tần Chân sinh ra ở Trái đất, nhất định sẽ trở thành thần của làng nhạc đương đại, hơn nữa còn là duy nhất. Bởi vì ở trái đất không thể tìm thấy một bậc thầy đương đại như vậy.

Nếu có, chỉ có thể lục lại lịch sử âm nhạc cổ điển mà thôi. Ngay lúc này, suy nghĩ của Lâm Uyên không phải là thắng bại, hắn hưởng thụ hiện tại, hưởng thụ tác phẩm xa lạ nhưng rung động này.

Sau một khoảng thời gian, chương một kết thúc và chương hai của bản giao hưởng bắt đầu. Nếu ngươi lắng nghe cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng tám nhịp đầu có tám hương vị riêng biệt.

Giống như nhịp nhạc đầu tiên, do phần trống trong ban nhạc phụ trách, tiếng bass hợp tấu tạo ra không khí bi thương. Tần Chân lại dùng sáo để độc tấu khiến giai điệu chậm rãi tràn ngập cảm giác kỳ lạ. Đàn hạc lấy hợp âm đơn giản để làm nền, tôn lên tiếng sáo đẹp đẽ của Tần Chân.

Nhịp nhạc thứ hai, nhịp nhạc thứ ba,... Dường như chương nhạc thứ hai vẫn có phong cách chủ đều của bát châu hội tụ. Ý tưởng này rất táo bạo, sự kết hợp cũng đặc biệt khó khăn. Vậy mà Tần Chân có thể cho hết chúng vào một chương nhạc là điều vô cùng tuyệt diệu.

Vậy mà Tần Chân đã làm được, Lâm Uyên cảm thấy Tần Chân xứng đáng được xưng tụng là vĩ đại.

......

Bản giao hưởng thường có bốn chương nhạc chính, bản giao hưởng của Tần Chân cũng có bốn chương nhạc như thông thường. Chương nhạc thứ ba dài hơn đáng kể so với hai chương nhạc đầu tiên. Phong cách hài hước vui vẻ xen lẫn vào cách trình bày âm nhạc.

Nửa đầu, âm nhạc nhẹ nhàng, cảm xúc dấy lên sự hoạt bát và linh động. Khi đó Lam Tinh vẫn chưa hợp nhất, các châu lục vẫn tồn tại với bản sắc riêng mình. Mọi người thu mình trong thế giới nhỏ bé, tuy không lớn nhưng an toàn tự đắc.

Đến nửa tiếng sau, chủ đề đã bành trường rộng ra, các nhạc cụ và giai điệu không còn phân tán như trước mà trở nên rõ ràng. Tựa như các châu lục đang rơi vào một câu hỏi chung, khiến toàn bộ đều hoang mang.

“Sáp nhập có tốt không?”

Không ai biết câu trả lời cho câu hỏi này.

Nhưng có thể chắc chắn rằng tất cả mọi người đã quen với làn sóng của thế kỷ mới, các châu lục ngày càng đoàn kết, quê hương dần dần trở thành một loại tình cảm, trên thực tế đây đã là một thế giới xã hội đại đồng!

......

Kết thúc của chương nhạc thứ ba giống như một quá trình chuyển đổi. Trong hầu hết các trường hợp, có một khoảng thời gian giữa các chương nhạc.

Chương nhạc thứ ba của Tần Chân và chương nhạc thứ tư lại có liên hệ rất chặt chẽ. Gần như vừa kết thúc, nhạc trưởng Trần Mễ đã bắt đầu luôn chương nhạc thứ tư.

Đây là cao trào của toàn bộ bản giao hưởng!

Nhịp điệu điển hình, một bản âm nhạc hùng vĩ. Giống như một bản tóm tắt về sự hợp nhất của Lam Tinh ở hiện tại. Khí thế hùng vĩ như leo lên đỉnh núi cao, đồng thời sản xinh ra cảm giác mạnh mẽ, đan xen dữ dội vào nhau hình thành một dòng nước lũ tình cảm.

Vào khoảnh khắc này, kỷ nguyên mới được sinh ra, hãy để tất cả mọi người hiểu được ý thức trách nhiệm và sứ mệnh của mình. Chủ đề chính của chương nhạc này được thể hiện bằng hai loại kèn tròn và kèn nhỏ, uy vũ và hùng tráng.

Sự mềm mại trữ tình được thể bằng kèn saxophone. Tất cả cùng nhau phát triển, tạo nên thời kỳ đỉnh cao của chương nhạc, một kết thúc vô cùng rực rỡ. Khi nốt nhạc cuối cùng kết thúc, cũng là tiếng vỗ tay vang dội khắp hiện trường.

Đây là một bản giao hưởng đủ để gọi là tạo nên kỳ tích đương đại, khiến bất kỳ ai cũng không thể nói được thành lời mà chỉ có thể diễn tả bằng hai từ vĩ đại.

Đó chính là câu trả lời hoàn mỹ cho một trận quyết đấu hoành tráng xứng đáng dùng trong cuộc quyết đấu đỉnh cao của làng nhạc Lam Tinh. Đồng thời, Lâm Uyên cảm thấy mình may mắn vì không khinh địch, quyết đoán sử dụng tác phẩm của Beethoven.



Những tràng pháo tay vang lên trong hội trường âm nhạc Trung Châu.

"Trong những bản giao hưởng của Tần Chân, đây là một trong những bản giao hưởng khiến ta chấn động nhất!"

"Cấu trúc giao hưởng này là thần tích, biến không thành có. Một khúc nhạc kể lại sự thay đổi của lịch sử thế giới, trong hai thế kỷ gần đây mới sinh ra được một khúc nhạc như vậy.”

“Ngoại trừ phong cách thiên biến vạn hoá, ta không tìm ra được bất kỳ lổ hổng nào.”

"Giai điệu và kỹ xảo được kết cấu hoàn hảo, đây là tác phẩm đại diện mới của ngài ấy!"

"Hắn tự mình diễn tấu, phụ trách thổi sáo làm rung động lòng người!"

"Sáo chính là sở trường của Tần Chân, cũng là nhạc cụ truyền thống của Tần Châu và Trung Châu, sáng tạo như vậy xem như dụng tâm.”

“Lần này Tiện Ngư gặp nguy rồi.”

“Ta rất mong đợi tác phẩm của Tiện Ngư, giai điệu của ‘Bản giao hưởng định mệnh' vẫn đang quanh quẩn trong đầu ta nè.”

“Có rất nhiều lúc một số tác phẩm nghệ thuật rất khó phân thắng bại. Muốn Tiện Ngư xuất ra thêm bản giao hưởng tương đương tầm cỡ ‘Định mệnh' ư? Đúng là hơi khó đó.”

"Nếu như muốn phân thắng bại, Tiện Ngư chỉ có thể lấy ra thần tác trong thần tác."

"Hoặc là tương đương "Định mệnh" của Tiện Ngư cũng được, nhưng ta nghĩ tác phẩm mới không thể đạt tới trình độ ấy đâu."

Hiện trường đang được bàn tán sôi nổi, đủ mọi tầng lớp thành phần trong xã hội, có khúc phụ, ca vương, ca hậu, còn có những người yêu âm nhạc thuần tuý.
Bạn cần đăng nhập để bình luận