Xích Tâm Tuần Thiên (Bản dịch Tiên Vực)

Chương 1614: Thế nào là phong vân?

Chương 1614: Thế nào là phong vân?
Mãi cho tới trận đấu cuối cùng của ngày này trên đài diễn võ, Khương Vọng mói thu hồi tâm thần đang đắm chìm trong đài diễn võ.
Tới lúc này hắn mới phát hiện, xung quanh đã rất trống trải, không còn mấy người nữa.
Vẫn luôn đắm chìm trong chiến đấu, ngay cả cha con Diệp Lăng Tiêu rời đi khi nào hắn cũng không chú ý.
Thế nhưng, Diệp chân nhân cũng đã nói cần phải cẩn thận, hắn cũng không thể đi chào hỏi, cho nên cũng đành vậy.
Vân Hạc quá nổi bật tại đài Quan Hà, chỉ có thể đưa tin sau Hoàng Hà đại hội vậy.
Hôm nay đã quan sát rất nhiều cuộc chiến đấu.
Thông qua Như Mộng Lệnh để mô phỏng, hắn cũng đã giao đấu rất nhiều lần.
Trong đó, có rất nhiều trận đấu vô cùng đặc sắc.
Đương nhiên, bị giới hạn bởi thực lực và tầm mắt của bản thân hắn, cùng với hạn mức của Như Mộng Lệnh, không thể mô phỏng hoàn mỹ mỗi cuộc chiến đấu được. Thế nhưng hắn cũng đã có thể tái hiện được một hai phần mười những pha đặc sắc.
Sau khi quan sát nhiều trận đấu như vậy, thứ làm hắn khắc sâu ấn tượng, ngoài trận đấu giữa Lâm Tiện và Xúc Mẫn ra, cũng chỉ có thêm một tu sĩ Nội Phủ cảnh của Tống quốc.
Người đó là Ân Văn Hoa.
Tống quốc là một trong những quốc gia có khoảng cách gần với đài Quan Hà gần nhất, vị trí địa lý là ở phía tây bắc đài Quan Hà.
Quốc gia này sùng bái học thuật Nho gia, dùng "lễ" trị quốc.
Mà Ân Văn Hoa, xuất thân danh gia vọng tộc của Tống quốc.
cũng là học sinh tại thư viện Long Môn - một trong bốn thư viện lớn nhất thiên hạ, cũng là đồng môn của Chiếu Vô Nhan.
Phía tây Thư viện Long Môn là Tống quốc, phía đông là Ngụy quốc, phía chính bắc là đài Quan Hà.
Xét về mặt khoảng cách với đài Quan Hà mà nói, thư viện Long Môn càng gần hơn so với Tống quốc.
Nghe nói khi đài Quan Hà hoàn công, cũng được một vị tiên hiển của Nho môn tự viết tế văn.
Trong truyền thuyết, vị tiên hiển của Nho môn này đã ngưng thần làm bút, dùng máu làm mực, viết xuống hùng văn hàng vạn chữ, sau khi viết xong tế văn, cười to ba tiếng mà chết.
Mà khi tế văn được đưa xuống sông, có hạo khí trường ca, lắng yên sóng lớn, ngăn chặn sóng dữ.
Về sau đệ tử của vị tiên hiển này vì nhớ sư phụ, tìm một khu vực vô chủ tại phía nam đài Quan Hà, xây dựng nhà mà ở, nghiên cứu học vấn và dạy học.
Không ít người mộ danh mà tới, thừa kế học vấn của tiên hiền.
Đó chính là tiền thân của thư viện Long Môn.
Thư viện Long Môn, bao gồm bốn thư viện lớn nhất thiên hạ, cùng với Tam Hình Cung của pháp gia, đều không cấm đệ tử làm quan. Tại Tần thì làm Tần nho, tại Tề thì làm Tề nho.
Ban đầu Mặc gia cũng vậy, thế nhưng sau khi đứng ra nâng đỡ Ung quốc, có lẽ sẽ có một vài thay đổi.
Đương nhiên khắp thiên hạ đều đang nhìn, quá trình này tất nhiên phải chậm rãi. Có lẽ cũng không có thay đổi mang tính căn bản, có lẽ chỉ dạo một vòng lại trở về hàng bắt đầu, cũng khó nói.
Dù sao với năng lượng của Mặc gia, muốn vận động cũng thực sự quá gian nan.
Tống quốc và Ngụy quốc đều là đại quốc, một tây một đông, cách tương đối với thư viện Long Môn.
Đương nhiên cũng bị thư viện Long Môn ảnh hưởng, chỉ là trình độ ảnh hưởng của hai nước này có khác biệt.
Tống quốc chỉ trọng học thuật Nho gia, dùng lễ trị quốc, đương nhiên văn mạch rất hưng thịnh, rất nhiều quan viên trong nước đều đã từng được bồi dưỡng tại thư viện Long Môn.
Mà Ngụy quốc lại càng trọng Binh gia hơn chút, đương nhiên, là một quốc gia gần thư viện Long Môn như vậy, lực lượng Nho gia trong nước cũng không yếu.
Nói tới, trong những học thuyết nổi tiếng lúc này, chỉ Binh gia khuếch tán hoàn toàn nhất, không có thánh địa của riêng mình, thế nhưng lại phân ra vô số lưu phái. Có rất ít hành động nhất trí thống nhất, thế nhưng ở bất cứ quốc gia nào, đều có thể thấy được tu sĩ Binh gia. Tất cả những nơi có chiến tranh phát sinh, đều không thể thiếu truyền thừa Binh tu...
Nói tới Ân Văn Hoa.
Người này xuất thân danh môn, lại bái được danh sư. Là điển hình của đệ tử danh môn, nền tảng cực sâu, căn cơ vô cùng vững chắc, hầu như không có bất cứ nhược điểm nào, hệ thống chiến đấu vô cùng toàn diện lại chính thống. Nhất là một tay Nhị Thập Tứ Tiết Khí Kiếm, có thể xưng là xuất thần nhập hóa.
Là một tu sĩ cùng cảnh giới làm cho Khương Vọng có kích động rút kiếm nhất trong toàn trường.
Thiên kiêu như vậy, hầu như có thể ung dung xử lý bất cứ tình huống gì, bất cứ đối thủ nào, có cơ hội đi càng xa trong Hoàng Hà Hội này.
Những thiên kiêu của tiểu quốc như Lâm Tiện vậy, đề dựa vào thần thông và đao thuật mạnh mẽ, mạnh thì mạnh thật. Thế nhưng thiếu khiếu năng lực ứng đối với những tình huống bất ngờ xảy ra. Chỉ là một con Quỷ Diện Thử Bức, cũng có thể đột ngột đánh bại y.
So sánh với nhau, kiếm của Ân Văn Hoa, chưa chắc đã hung tàn như đao của Lâm Tiện, thế nhưng khi đối mặt với tình hình đột xuất như vậy, dù gì thì Ân Văn Hoa cũng có thể phản kháng đôi chút.
Thế nào là phong vân?
Chính là từng đối thủ làm cho trường kiếm kêu vang trong vỏ, làm cho Khương Vọng khó nén kích động, chỉ muốn rút kiếm quấy phong vân.
Mà đây chỉ là giai đoạn trước của thi đấu chính thức, rất nhiều tu sĩ vẫn chưa thể hiện ra toàn lực. Thậm chí, mấy thiên kiêu của cường quốc kia vẫn còn chưa xuất hiện nữa.
Khương Vọng cũng không cảm thấy e ngại, hắn chỉ cảm thấy kích động. Chỉ muốn tham dự vào đó, thậm chí đã không kịp chờ đợi.
Xưng vương xưng bá trong vùng nước cạn, cuối cùng cũng chỉ là trò đùa.
Xưng anh hùng trong đám anh hùng, mới là anh hùng nhất!
Khi hắn rời khỏi đài diễn võ, quay lưng lại với Lục Hợp trụ. Hắn bỗng nghĩ tới khi trước, đã từng có người nói... "Bội kiếm của huynh đệ chúng ta, đều phải truyền thừa hàng ngàn đời."
Hắn cũng không tưởng nhớ người kia, thế nhưng vẫn nhớ kỹ câu này.
Từng hứa nhân gian đệ nhất lưu... ()
(: Ý là ý chí lúc thuở thiếu thời, muốn làm người mạnh nhất thiên hạ.)
Hắn nắm chặt kiếm trong tay, hỏi nó: "Ngươi đã chuẩn bị, được truyền thừa hàng ngàn đời chưa?"
Trong vỏ kiếm do Thần Long Mộc chế thành, Trường Tương Tư phát ra tiếng ngâm dài.
Bạn cần đăng nhập để bình luận