Phổ la chi chủ

Chương 142: Tổng hợp từ lóng và thuật ngữ

Để thuận tiện cho các đạo hữu thưởng thức truyện, tại hạ sẽ cập nhật dần các từ lóng trong truyện vào đây.
+ Người trên đường để chỉ người trong giang hồ.
+ Thanh tử để chỉ vũ khí.
+ Phúc tinh. Phúc tinh thường sẽ làm “chủ tịch giả vờ” để thử lòng người, nếu ưng thì sẽ tặng “ba lần vận may” rất nghịch thiên.
+ Dê trắng non để chỉ những người non tay khờ khạo, không có tu vi, mới chập chững vào giang hồ.
+ “Trên đường nào?”
tức là thuộc thế lực nào?
+ Nhân nha tử để chỉ kẻ bắt cóc con nít để bán.
+ Hỏa luân là cách hỏi để phân biệt giữa người kéo thường và người kéo xe là lữ tu.
+ Sóng vai nghĩa là anh bạn.
+ Chi quải là hộ vệ.
+ Lưỡi hoa là người môi giới ở vùng biên giới Phổ La Châu.
+ Thánh Hiền là tên 1 chức vụ, bộ não của Giang Tương Bang.
+ Hồng Côn là tên 1 chức vụ, phụ trách việc chém giết của Giang Tương Bang.
+ Tuần Phong là tên 1 chức vụ, phụ trách canh gác cho Giang Tương Bang.
+ Tâm Phúc là tên 1 chức vụ, tham mưu cho đà chủ của Giang Tương Bang.
+ Quỷ dương là từ dùng để chửi tây lỏ.
+ Quan Phòng Sứ là quản lí việc xuất, nhập cảnh ở Phổ La Châu.
+ Côn lang là đám lâu la trong các bang phái.
+ Lá cờ lớn là ám chỉ những đại gia tộc ở Phổ La Châu.
+ Móc câu/Thuận Phong Nhĩ là ý chỉ kĩ pháp của khuy (nghe lén) tu.
+ Quang âm có nghĩa là thời gian, nhưng trong truyện này thì “quang âm” lại mang ý nghĩa là “thời gian được bonus khi tích lũy trong quá trình tu hành”.
Lấy ví dụ: thực tu tầng 0 mỗi ngày phải ăn 5 cân cơm, đây gọi là chỉ tiêu cơ sở tu hành, cứ đều đặn như vậy suốt 10 năm thì lên được tầng 1, nhưng nếu mỗi ngày có thể ăn được 10 cân cơm (dư ra 5 cân), thì sẽ được rút ngắn đi 1 ngày tu hành (đây gọi là 1 ngày quang âm), cứ đều đặn mỗi ngày 10 cân cơm thì chỉ cần 5 năm để lên được tầng 1.
+ Linh âm là tiếng nói của vật có linh tính, nghe được nhờ kĩ pháp Thông Suốt Linh của nhân vật chính.
+ Tiền bổng ngoại là phí dịch vụ của những dịch vụ “mờ ám”.
+ Ngồi xổm là mai phục.
+ Người cầm gáo là chỉ thủ lĩnh của 1 thế lực.
+ Kiềm thủ là tiểu kiềm thủ: đầu mục hoặc tiểu đầu mục của Quỷ Thủ Môn.
+ Kiếm ăn trên đầu là ăn trộm vặt.
+ Mở giếng trời tức là mở túi áo.
+ Kẻ lâu năm là người có nhiều kinh nghiệm.
+ Xé có nghĩa là chạy.
+ Cái da là để chỉ ví tiền.
+ Lá cây để chỉ tiền.
+ Qua cầu ám chỉ qua cầu Nại Hà, tức là chết.
+ Trời đục để chỉ ban đêm.
+ Trời trong là để chỉ ban ngày.
+ Dương hỏa là diêm.
+ Tuần bổ là cách gọi của lính canh gác của Quan Phòng Sứ, tên 1 chức quan thời nhà Thanh, vẫn còn áp dụng cho Phổ La Châu.
+ Tân địa:
"tân địa" ở đây không nên hiểu là "vùng đất mới", mà phải hiểu rộng ra là "khu vực mới", bởi vì không phải mọi "tân địa" đều là "vùng đất", chương 100 có đoạn giải thích:
... Dư Nam tiếp tục giải thích:
“Giống như hai ngọn núi ban đầu ở cạnh nhau, trải qua được một năm, hai ngọn núi đột nhiên tách xa nhau, thêm ở giữa xuất hiện một dải đất trống, đó chính là tân địa.
Đa phần tân địa đều là đất bằng phẳng, nhưng cũng có ngoại lệ, có nơi là đồi núi, nơi thì có khe sâu, nơi thì là vũng bùn, còn có nơi là một hồ nước.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận