Xuyên Từ Mạt Thế, Cường Nữ Làm Giàu (Xuyên Từ Mạt Thế, Cường Nữ Chống Lại Thiên Tai)

Chương 336


Ngày thứ hai, cậu út Dương cầm đậu hũ nhồi thịt và đồ Tết mà ông ấy đã chuẩn bị đi đến xã Lạc Thủy.
Ngoài ra, ông ấy còn mang năm con gà rừng vô cùng khỏe. Khi đến xã Lạc Thủy đúng lúc có khách, ông đã bán hết cho họ.
Lúc này dì Dương cũng đang nhận hàng Tết, là đồ mà con trai cả đi bộ đội gửi về, trong đó có chiếc ấm đun nước tặng cho Sở Thấm.
Lý Giải Phóng mới từ chỗ luyện sắt thép về, thấy Dương Lập Thu đang sắp xếp đồ đạc thì hỏi: “Không phải tháng trước Lý Hòa vừa gửi đồ về sao?”
Dì Dương thở dài: “Ai biết được, giờ nó đã có gia đình và con cái, nhưng năm nào cũng gửi đồ về, làm tôi vô cùng sốt ruột. Đúng là không biết tiết kiệm gì cả.”
Thật ra bà ấy không lo chúng nó không tiết kiệm, mà lo vợ chồng trẻ bọn họ sẽ cãi nhau vì chuyện này.
Dì Dương tự nhận mình không phải bà mẹ chồng độc ác. Mấy tháng con trai đi bộ đội, con dâu đang ở cữ, bà ở cùng chúng vô cùng hòa thuận.
Nhưng con người sao tránh được mâu thuẫn.
Mẹ chồng nàng dâu càng dễ xảy ra. Chưa kể sống chung dưới một mái nhà nhưng mấy tháng trời không thèm nhìn mặt, đây là chuyện thường xuyên xảy ra khi có mâu thuẫn.
Nói là ầm ĩ nhưng thật ra không phải cãi nhau, không biết con dâu như thế nào, nhưng dì Dương luôn nuốt sự ấm ức vào bụng, sợ làm khó con trai khi đứng giữa mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu.
Nhưng tháng này, đứa con trai vô tâm ấy lại gửi hàng Tết về những hai lần khiến trán dì Dương giật thình thịch.
Lúc này bà ấy thật sự muốn đá cho nó một cái thật mạnh, sau đó nắm chặt vai con dâu, vừa lay vừa hét: “Mẹ thật sự không bắt chồng con gửi đồ. Mẹ không phải bà mẹ chồng độc ác!”
Bình phục một chút tâm tình, dì Sau khi bình tĩnh lại, dì Dương lại thở dài, hoàn toàn không nói nên lời.
Lý Giải Phóng lấy một chậu nước để lau mặt. Sau khi lau xong, ông ấy đến chỗ cạnh tò mò hỏi: “Nó gửi cái gì thế?”
Dì Dương ghét bỏ, tránh xa một chút: “Người ông toàn mùi mồ hôi.”
Lý Giải Phóng: “Tôi phải làm việc, trên người có mồ hôi là chuyện bình thường. Hơn nữa, ở một nơi như lò luyện sắt thép, lúc thì cực lạnh, khi thì cực nóng, mồ hôi đổ ra như trút nước.”
Ông ấy đưa cánh tay lên, nghiêm túc ngửi. Vẻ mặt ông phức tạp, xấu hổ ho vài tiếng rồi tự giác đứng xa dì Dương một chút.
À thì, đúng là có hôi thật.
Sau khi ông ấy tránh xa một bước, dì Dương mới nói: “Chúng gửi chút táo, còn cái này… là gì nhỉ?”
Bà ấy đưa lên mũi ngửi, cau mày hỏi: “Hình như là hải sản, khô mực à? Chỗ chúng ta làm gì có cái này.”
Đó là miếng khô mực lớn, dì Dương cất vào tủ bát, nói: “Ngày mai sẽ cho Sở Thấm một ít.”
Lý Giải Phóng lục tìm một chút, thấy có cả rong biển khô thì nói: “Cho con bé chút rong biển nữa. Trước đến nhà ta ăn cơm, tôi thấy con bé rất thích uống canh rong biển và canh trứng.”
Dì Dương gật đầu, tiếp tục sắp xếp, sau đó nhìn thấy ấm nước.
“Chắc là mua giúp Sở Thấm.” Dì Dương nói: “Trong thư nói Sở Thấm gửi cho nó hai con thỏ và một con gà hun khói.”
Lý Giải Phóng: “Đứa nhỏ Sở Thấm này thật khách sáo.”
Dì Dương: “Sau khi Tiểu Mãn đi, con bé mới thành ra như vậy. Đứa trẻ mồ côi mẹ thường nghĩ nhiều hơn người khác.”
Bà ấy nói xong, không biết nghĩ đến điều gì mà đột nhiên ngây người ra.
Lý Giải Phóng thấy vậy, biết vợ mình lại nhớ em gái nên vội đổi đề tài: “Gần nhất ngày nào bà cũng đi cùng Lan Bạch hàng xóm tìm con rể, thế nào rồi?”
Nói tới đây, dì Dương “Ai ui” một tiếng, vỗ vỗ đùi.
Bà ấy bĩu môi, khó chịu nói: “Ông không biết đâu, gần xã mình không có người đàn ông nào tốt cả.”
Lý Giải Phóng nằm không cũng trúng đạn: “…”
Không cần phải ghét bỏ như thế chứ.
Lý Giải Phóng gượng gạo giải thích: “Là do bà quá kén chọn đấy. Tôi nghĩ bà nên bình tĩnh lại, chứ cứ cái đà này kiểu gì Lan Bạch cũng đuổi bà ra khỏi nhà sớm.”
Dì Dương nhướn mày: “Tôi kén chọn?”
Bà đưa tay lên đếm khuyết điểm của mấy chàng trai mà Lan Bạch giới thiệu cho Lý Giải Phóng nghe thì thấy bóng cậu út Dương đang đạp xe đến đây.
“Tiểu Hưng!” Dì Dương vui vẻ chạy ra: “Tuyết rơi thế này, sao lại đến đây?”
Cậu út Dương xuống xe rồi dắt vào trong sân, đưa tay lên miệng nói: “Chị, em sắp c.h.ế.t cóng rồi, cho em xin cốc nước ấm đi.”
Chân tay ông ấy cứng đờ, vừa vào nhà đã vội hơ tay vào chậu than nóng.
Lý Giải Phóng lấy cho ông ấy cốc nước ấm, sau đó vào bếp nấu một bát canh trứng gừng.
Cậu út Dương khịt mũi, nói: “Có người chuyển hàng Tết cho chị à?”
Nói xong, ông ấy nhìn đống đồ chưa kịp sắp xếp trên bàn, ngạc nhiên hỏi: “Hàng Tết của Lý Hòa bây giờ mới về sao?”
Dì Dương: “Đây là lần thứ hai rồi.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận