Thập Niên 60: Trở Thành Bạn Thân Nữ Phản Diện

Chương 291:

Chương 291:Chương 291:
Vu Tiếu nói: "Mặc kệ là lên núi, xuống ruộng hay là làm nghề mộc, có thể học được một kỹ năng chính là có thêm một đường ra. Đi học cũng tốt, sau này có thể ngồi văn phòng."
Chị dâu cả Kha mỉm cười: "Ai nói rõ được chứ, nếu đi học mà có thể thông minh như chú út thì tốt, nhưng cả công xã Đại Phong của chúng ta cũng không có một chú út thứ hai. Cho nên đi học cũng vậy thôi, nhìn mấy thanh niên trí thức ở nơi này thì biết, đều là học sinh cấp ba, ngay cả nhà máy cũng không vào được, còn không phải đều xuống nông thôn lao động giống nông dân chúng ta sao. Vì vậy theo chị thấy, đi học cũng không có chỗ nào tốt."
Thật ra không chỉ người ở thời đại này như chị dâu cả Kha có suy nghĩ đó, ngay cả người của những năm 1990. năm 2000. khi mà các nhà máy công xưởng không ngừng mọc lên, rất nhiều người lớn đều nghĩ như vậy, đi học còn không bằng đến nhà máy làm việc, đi học thì có tác dụng gì chứ? Mãi đến khi cả thành phố lẫn nông thôn đều phát triển hơn, mọi người mới bắt đầu chú trọng đến việc học, chỉ là lúc đó sinh viên có ở khắp nơi, sinh viên đại học đã không còn đặc biệt như hồi trước.
Lấy chuyện tìm việc làm ví dụ, chỉ có đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc là cơ quan công lập mới coi nặng học lực. Còn các xí nghiệp tư nhân khác tuyển nhân viên sẽ không quan tâm người đó là sinh viên đại học hay là sinh viên cao đẳng, cũng không quan tâm người đó tốt nghiệp từ trường nào.
Nhưng mặc kệ là sinh viên đại học hay sinh viên cao đẳng, điều kiện thiết yếu chính là trình độ, trình độ là bậc cửa để tiến vào xí nghiệp.
Nếu thanh niên trí thức nghe được những lời này của chị dâu cả Kha chắc là khó chịu lắm. Nhưng chị ta vẫn luôn nói chuyện như vậy, với lại Vu Tiếu là người xuyên sách, cũng không phải là thanh niên trí thức chân chính ở nơi này, vì vậy cô mới không để ý. Vu Tiếu chỉ mỉm cười chứ không biện giải.
Ngược lại vợ của Kha Giang Quốc đã ý thức được, cô ấy nói: "Nhưng đi học vẫn có chỗ tốt đấy thôi, ít nhất có thể tìm được một người đàn ông có tiền đồ."
Chị dâu cả Kha nhìn về phía cô ấy, Vu Tiếu cũng nhìn về phía cô ấy.
Vợ của Kha Giang Quốc thấy hai người đều nhìn mình thì cũng không câu nệ nữa, tiếp tục nói: "Giống như chú út vậy, điều kiện bà nội đặt ra cho nàng dâu của chú út là người nội thành, học sinh cấp ba, nếu thím út không phải học sinh cấp ba thì cũng không thể gả cho chú út. Vì vậy mới nói, con gái đi học vẫn có chỗ tốt, ít nhất có thể tìm được một người đàn ông tốt. Chờ sau này con gái của con lớn hơn, con sẽ cho con bé đi học, để con bé có thể tìm được một người đàn ông tốt."
Lời nói của cô ấy là thật tâm chứ không hề mang ý xóc xỉa. Dù là con trai hay con gái thì đi học đều là đường ra tốt. Bản thân cô ấy chưa từng đến trường, có thể gả cho một người có điều kiện như Kha Giang Quốc đã là không tệ. Ít nhất cha chồng có tay nghề, chú út có thân phận, nhưng nếu con gái được nuôi dưỡng tốt, học hành giỏi giang thì sau này chắc chắn sẽ gả tốt hơn.
Chị dâu cả Kha không cho là đúng: "Có thể gả vào chỗ tốt như thím út của con thì được mấy người chứ? Nội thành có nhiều học sinh cấp ba như vậy, nhìn mấy nữ thanh niên trí thức trong đại đội của chúng ta kìa, và cả những đại đội khác nữa, số người gả cho nông dân chân đất cũng không ít đâu. Con gái có thể đi học mấy năm để không mù chữ là tốt lắm rồi." Đừng nói là cháu gái, cho dù là con gái của mình thì chị dâu cả Kha vẫn có suy nghĩ như vậy. Học xong tiểu học là được rồi, học tiếp làm gì? Qua mấy năm nữa là ga đi rồi.
Vợ của Kha Giang Quốc nói: "Mẹ yên tâm, sau này hai vợ chồng con sẽ tự kiếm tiền cho bé Miêu đi học." Giống như nhà cũ học Kha vậy, dù sao qua may năm nữa sẽ ra ở riêng, đến lúc đó hai vợ chồng tự kiếm tiền cho con gái đi học, cũng không lấy tiền của cha mẹ chồng, cho nên cha mẹ chồng cũng không quản được.
Bạn cần đăng nhập để bình luận