Thập Niên 60: Trở Thành Bạn Thân Nữ Phản Diện

Chương 369:

Chương 369:Chương 369:
"Là Giang Hà à.”" Trước đó Vu Tiếu còn không nhớ nổi tên bọn nhỏ, nhưng sau này ở lại nhà họ Kha hơn mười ngày, ngày nào mấy đứa nó cũng theo cô đi câu cá, từ đó cũng nhớ kỹ tên từng đứa: "Đúng vậy, thím làm việc ở tiệm cơm quốc doanh, ngày mai được nghỉ nên về thăm bà nội của mấy đứa, dạo này bà nội có khỏe không? Trong nhà không có chuyện gì chứ?" Cô vừa nói vừa móc một nắm kẹo hoa quả từ trong túi ra đưa cho Kha Giang Hà: "Cháu chia cho em trai em gái đi." Trên người Vu Tiếu lúc nào cũng mang theo kẹo, mỗi viên một xu, rất rẻ, không chỉ có thể quét điểm thiện cảm từ bọn nhỏ, hơn nữa còn có thể khiến bọn nhỏ ngoan ngoãn nghe lời.
Kha Giang Hà mừng lắm, vừa chia kẹo cho em trai em gái vừa nói: "Sức khỏe của bà nội vẫn tốt ạ, đứng thật xa vẫn nghe được giọng hét của bà..." Khi thấy một đứa nhỏ duỗi tay về phía mình xin kẹo, Khang Giang Hà không cho: "Cậu không phải người nhà họ Kha, cũng không phải người nhà họ Phạm, không cho cậu đâu." Tuy nhà họ Kha đã ra ở riêng từ sớm , nhưng bọn nhỏ đã được cha mẹ giáo dục từ hồi bé tí, nhà họ Kha và nhà họ Phạm là anh em, không được giành giật, phải yêu thương lẫn nhau. Cho nên Kha Giang Hà chỉ chia kẹo cho con nít nhà họ Phạm chứ không cho nhà khác.
Hơn nữa, nếu lãng phí một viên cho người khác thì bọn nó sẽ phải ăn ít đi một viên. Vu Tiếu nghe thấy đồng ngôn đồng ngữ của Kha Giang Hà thì nhịn không được bật cười. Đặc biệt là câu dù đứng ở thật xa vẫn nghe thấy tiếng thét của bà nội... Nếu vậy thật thì sức khỏe của bà Kha vẫn còn tốt chán.
Vu Tiếu đẩy xe đạp lên trước, Kha Giang Hà dẫn đầu bọn trẻ nhà họ Phạm và nhà họ Kha theo sát phía sau. Cậu bé hỏi: "Thím nhỏ ơi, bao giờ thím mới dẫn bọn cháu đi câu cá lần nữa?"
Vu Tiếu nói: "Lần sau đến sẽ đi câu cá với mấy đứa, hôm nay có chuyện cần làm nên không thể đi được. Nhưng... sáng mai mấy đứa đến nhà bà nội nhé, thím sẽ mời mấy đứa ăn bánh bao thịt."
Con nít hai nhà lập tức sáng mắt lên, Phạm Gia Ngư hỏi lại cho chắc: "Thật ạ? Có bánh bao thịt cho chúng cháu ăn sao?"
Vu Tiếu mở miệng đảm bảo: "Thật đấy."
Bọn nhỏ cười nói: "Thím nhỏ thật tốt."
Vu Tiếu mỉm cười.
Bà Kha đã ăn cơm xong và đang ra ngoài dạo bộ, mới đi được nửa đường thì thấy con dâu đã trở lại, đằng sau còn dẫn theo một đám con nít, bà lớn giọng gọi: "Tiếu Tiếu, sao con lại về rồi? Hôm nay tiệm cơm quốc doanh không làm việc sao?" Bà chính là cố ý nói to cho người khác nghe đấy, miễn cho mấy người đó khua môi múa mép không tin Tiếu Tiếu nhà bà làm việc ở tiệm cơm quốc doanh.
Vu Tiếu đã sống chung với bà Kha một khoảng thời gian nên cũng hiểu phần nào tính khí của bà, cô nói: "Ngày mai được nghỉ, đã một tháng không gặp mẹ rồi nên con mới về thăm nhà. Hơn nữa, hôm qua Cảnh Dương vừa được phát lương và phiếu, kêu con mua ít đồ về cho cha mẹ, ông nội và bà ngoại bồi bổ thân thể."
Bà Kha nghe vậy liền cười tít mắt: "Con đừng nói tốt cho thằng nhóc thối đó, từ hồi đi lính đến giờ nó có mua đồ gì bồi bổ cho cha mẹ đâu, con trai không tỉnh tế, chắc là con nhắc nhở nó chứ gì." Con trai bà chỉ biết đưa tiền đưa phiếu, chưa thấy mua đồ bao giờ. Nhưng bà Kha cũng không để ý, con trai ấy mà, chắc chắn là không được tỉ mi như con gái, bà biết con trai hiếu thảo là được rồi.
Vu Tiếu không tiện tiếp tục đề tài này, vì vậy nói: "Tuy con có nhắc nhở, nhưng tiền vẫn là Cảnh Dương bỏ ra, cho nên vẫn là con trai của mẹ đau lòng mẹ nha."
Không có người mẹ nào không thích nghe câu nói như thế này, tuy bà Kha thật lòng yêu thích con dâu, nhưng lại càng yêu thương con trai ruột của mình hơn. Bà nói: "Đứa nhỏ này thật là... mẹ thấy yên sau xe đạp của con còn có một bao tải, con mua gì vậy?"
Vu Tiếu nghe bà Kha hỏi vậy thì biết bà ấy lại muốn khoe khoang rồi, cô bèn nói: "Mua thịt cho cha mẹ, mua sữa bột cho ông nội với bà ngoại."
Bà Kha nghe vậy thì nói với giọng hờn dỗi: "Sữa bột con để lại lần trước vẫn chưa uống hết mà, mua thêm làm gì chứ? Đi đi đi, con vẫn chưa ăn cơm đúng không? Nhanh về nhà ăn cơm thôi." Bà nói xong thì hấp tấp kéo Vu Tiếu về nhà.
Vu Tiếu vừa đẩy xe đạp vừa nói: "Sợ lần sau chưa kịp về thì sữa đã hết ạ." Vu Tiếu nói xong thì nhích lại gần khẽ nói vào tai bà Kha: "Không chỉ mua cho ông nội và bà ngoại mà còn mua cho cha mẹ nữa, mọi người cùng uống."
Bà Kha: "Ôi chao, sao lại mua cho cha mẹ nữa?"
Vu Tiếu nói: "Có nhiều tiền hơn nữa cũng cần mạng để tiêu, cho nên thân thể khỏe mạnh mới là chuyện quan trọng nhất."
Sau khi về đến nhà, Vu Tiếu thấy ông Kha và ông nội Kha đang bận thì mở miệng chào hỏi trước: "Ông nội, cha, hai người đang làm gì vậy?"
Ông nội Kha và ông Kha đều lên tiếng đáp lại, ông Kha nói: "Làm gạch, đến lúc mấy đứa thằng cả, thằng hai, thằng ba với thằng tư muốn xây nhà thì đưa cho tụi nó, nếu không cần xây thì bán cho người ta." Tuy vợ chồng hai người thương con trai út nhất, nhưng trong lòng vẫn còn những đứa con khác. Ông nói tiếp: "Về giờ này hẳn là vẫn chưa ăn cơm đúng không?”
Vu Tiếu nói: "Vẫn chưa ạ, lát nữa nhờ mẹ nấu cho con bát mì, con mang về một ít lương thực tỉnh (/).- Cô vừa nói vừa gạt chân chống xe, sau đó vác bao tải ở yên sau xe xuống và nói: "Mẹ ơi, đồ ở trong này đều để lại cho nhà chúng ta."ebookshop.vn - ebook truyện dịch giá rẻ
(/) lương thực tinh (细粮): lương thực loại tốt (bột mì trắng và gạo).
"Ôi." Bà Kha nhận lấy bao tải, cũng nặng lắm á, bà vội nói: "Sao con lại mua nhiều thế này?"
Vu Tiếu nói: "Khi nào về thăm nhà mới mua, mỗi tháng về có một lần à."
Hai mẹ con cùng vào nhà chính, bà Kha không lập tức mở đồ ra nhìn mà nói: "Mẹ xuống bếp nấu cho con bát mì đã."
Vu Tiếu: "Trong nhà có mỳ ạ? Hôm nay lúc xuống xe ở trong huyện, con có mua một ít mỳ, bột mì với gạo."
Bà Kha: "Có có." Tuy không nhiều nhưng đưa cho con dâu ăn thì vẫn đủ.
Vu Tiếu: "Mẹ à, vậy mẹ cho ít mỳ thôi, một bát nhỏ là đủ rồi, con muốn ăn rau xanh, mẹ cho nhiều rau xanh vào nhé."
Bà Kha cảm thấy con dâu út nhà mình rất tốt, con dâu nhà khác chỉ hận không thể ăn nhiều mì hơn thôi: "Ừ, được." Nếu để con dâu nhà khác biết suy nghĩ của bà Kha, người đó chắc chắn sẽ nói rằng, đừng nói là mì, ngay cả nước mì cũng không có mà húp nữa là.
Lúc bà Kha đang nấu mỳ, Vu Tiếu lấy đồ trong bao tải ra đặt trên bàn, ba hộp sữa bột, trong đó có một hộp là của Kha Cảnh Dương, còn có nửa ký đường đỏ, một ký mì sợi, một ký rưỡi bột mỳ, một ký thịt, ngoài ra còn có vải.
Bà Kha vừa bưng mì vào thì thấy một đống lớn trên bàn, vội la lên: "Con gái à, sao con lại mua nhiều đồ vậy chứ?" Nhiều đến nỗi hai mắt bà đều hoa hết rồi này.
Vu Tiếu bưng bát húp mấy ngụm canh, ăn được mỳ trứng gà rau xanh bà Kha nấu, cả người cô lập tức có tỉnh thần hơn. Nếu không phải cô và đồng chí Kha sợ bị phát hiện thì cô rất muốn đón bà Kha đến ở cùng, như vậy thì ngày nào cũng được ăn cơm bà ấy nấu rồi, Vu Tiếu nói: "Mẹ à, trong ba hộp sữa này có một hộp là của Cảnh Dương, ngày nào anh ấy cũng huấn luyện rất cực khổ, cho nên con cũng muốn bồi bổ cho anh ấy, hai hộp còn lại là mua cho cha mẹ và ông nội với bà ngoại. Về phần thịt, đường đỏ và lương thực tỉnh thì đều mua cho mọi người bồi bổ thân thể."
Bà Kha nghe vậy thì nói ngay: "Sao con không mua cho bản thân mình?" Đứa nhỏ này thật là...
Đương nhiên Vu Tiếu đã mua cho mình rồi, hộp sữa bột của Kha Cảnh Dương là mua cho cả hai cùng uống mà, hai người cùng uống thì mau hết hơn, mỗi tháng một hộp. Nhưng cô sẽ không nói như vậy, cô nói tiếp: "Sữa bột con mua lúc trước vẫn còn, còn có thể uống một tháng nữa. Đúng rồi, còn chuyện này nữa mẹ à, về phần lương bổng của Cảnh Dương ấy, không phải trước đây mỗi tháng đều gửi về nhà mười lăm đồng sao?"
Bà Kha nghe xong lập tức tiếp lời: "Không cần gửi tiền sinh hoạt phí cho cha mẹ đâu, cha mẹ ở nhà không lo chuyện ăn mặc. Mẹ vẫn còn giữ tiền sinh hoạt phí mà thằng út gửi lúc trước đây này, lần này hai đứa kết hôn, tiền xây nhà mới, tiền sính lễ đều rút ra từ số tiền đó, ở chỗ mẹ vẫn còn dư hơn năm trăm đồng. Nếu hai đứa cần dùng đến tiền thì có thể lấy từ chỗ mẹ."
Không thể không nói, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái luôn vô tư như vậy đấy. Giống như bà Kha vậy, chỉ hận không thể đưa hết số tiền mình tiết kiệm được cho con trai. Vu Tiếu cảm động nói: "Không cần đâu mẹ, mỗi tháng Cảnh Dương đều nhận được bốn mươi lăm đồng, còn con tháng nào cũng nhận hơn hai mươi đồng, sao lại cân dùng tiền của cha mẹ chứ. Tiên của cha mẹ cứ để đó, thích mua gì thì mua. Về phần tiền sinh hoạt phí, trước đây mỗi tháng đều gửi cho cha mẹ mười lăm đồng, bây giờ chúng con đã bàn lại, sau này mỗi tháng gửi cho cha mẹ năm đồng, cũng không phải là chúng con khấu trừ mười đồng, mà là cầm số tiền đó mua sữa bột cho cha mẹ. Tháng nào Cảnh Dương cũng gửi cho cha mẹ mười lăm đồng là hy vọng cha mẹ có thể cải thiện bữa ăn, bồi bổ thân thể, nhưng mẹ lại tiết kiệm, không nỡ tiêu tiền, cho nên tiền mà Cảnh Dương gửi cho cha mẹ cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Vì vậy chúng con đã bàn bạc với nhau và đưa ra quyết định cuối cùng, sau này sẽ gửi cho cha mẹ năm đồng, mười đồng còn lại để mua sữa bột. Đã mua sữa bột rồi thì cha mẹ nhất định phải uống đấy, bằng không để quá hạn sẽ bị hỏng. Còn nữa, tháng nào chúng con cũng mua, nếu cha mẹ không nỡ uống mà tiết kiệm, tháng này qua tháng khác, sữa bột chỉ càng ngày càng nhiều mà thôi."
Bà Kha nghe con dâu nói xong thì không biết phải nói gì nữa. Sau này bốn người già bọn họ phải uống hết mười đồng sữa bột một tháng, tổn thọ quá, sao bọn họ nỡ chứ, hoặc là nói, bà vẫn nỡ cho cha chồng và mẹ ruột uống đấy, nhưng bà và ông nhà thì.. Nhưng bà và ông Kha cũng càng ngày càng lớn tuổi rồi, không có đạo lý không cho chồng bồi bổ thân thể.
Vừa nghĩ như vậy, bà Kha lập tức thấy đau đầu nhức óc. Ông Kha cần được bồi bổ, vậy bà không cần bồi bổ ư? Cứ nghĩ đến chuyện mười đồng tiền bay mất theo kiểu đó thì tâm can bà lại đau đớn. Bà Kha cũng biết con dâu có ý tốt, bà hiểu hết, bà chỉ là không nỡ mười đồng tiền mà thôi.
Vu Tiếu cho bà Kha thời gian suy nghĩ, sau đó nói tiếp: "Mẹ nghĩ xem, trước đây chỉ có Cảnh Dương đi làm, mỗi tháng có bốn mươi lăm đồng, nay con cũng đi làm rồi, mỗi tháng thêm hai mươi lăm đồng nữa, cho dù tháng nào cũng chỉ mười đồng mua sữa bột thì trong nhà vẫn tăng thêm mười lăm đồng mà. Từ đó suy ra, thu nhập của nhà chúng ta còn tăng nữa đấy."
Bà Kha cũng không có cách nào nữa, bèn nói: "Được, được, được, con nói có đạo lý." Bà trừng con dâu một cái, trước tiên cất đồ ăn vào tủ bếp, sau nói: "Tiếu Tiếu này, chờ lát nữa mẹ chia nửa hộp sữa bột cho bà ngoại của con, thịt mà con mua về cũng cắt hai lạng đưa sang đó luôn."
Vu Tiếu nói: "Mẹ làm chủ là được. Đúng rồi, con còn muốn nhờ mẹ giúp một chuyện nữa, cũng không biết thời gian một buổi chiều có đủ không."
Bà Kha: "Chuyện gì vậy con?”
Vu Tiếu: "Con muốn nhờ mẹ may cho con hai bộ quần áo.." Cô nói xong thì lấy một quyển sổ từ trong túi xách ra, chỉ vào bức vẽ trên giấy và nói: "Giống như này nè mẹ, vải bông trắng để may áo trên, vải bông đen thì may quần dài, muốn may hai bộ. Còn nữa, dùng vải bông trắng này may cho Cảnh Dương hai chiếc áo, số vải còn lại thì mẹ tự may quần áo cho bản thân, cha hoặc ông bà đều được ạ."
Bạn cần đăng nhập để bình luận