Đại Ngụy Đế Quốc

Chương 243: Túc Thị Đo Lường Tân Quy

Chương 243: Túc Thị Đo Lường Tân QuyChương 243: Túc Thị Đo Lường Tân Quy
Đo lường là tiêu chuẩn chung dùng để đo chiều dài, thể tích, trọng lượng của các vật. Trong đó, dụng cụ dùng để đo chiều dài gọi là "độ", dùng để đo và tính thể tích là "lượng", còn dùng để đo trọng lượng của một vật gọi là "hoành".
Mà hôm qua, Triệu Hoằng Nhuận xác định tiêu chuẩn của "độ", mặc dù vẫn sử dụng cách tính cũ, nhưng trên thực tế, tiêu chuẩn của loại thước mới đã chuẩn xác hơn loại thước cũ .
Mà sau khi chuẩn hóa "độ”, thì Triệu Hoằng Nhuận không chọn chuẩn hóa "lượng", mà là chọn chuẩn hóa "hoành", tức là trọng lượng, vì hắn thấy;lượng" có tiêu chuẩn đơn vị khá rắc rối, khiến hắn nhức đầu nhất. Đối với việc chuẩn hóa trọng lượng, Triệu Hoằng Nhuận đương nhiên sẽ không lựa chọn "ki-lô-gam'", vì sẽ không có người hiểu nổi, nên hắn vẫn dự định áp dụng tiêu chuẩn cũ, lấy "cân" và "lạng" làm đơn vị cơ bản, mà việc hẳn phải làm, chỉ là chuẩn hóa trên cơ sở này.
Theo Triệu Hoằng Nhuận biết, người xưa lấy "kê", tức là hạt gạo làm đơn vị nhỏ nhất, quy định 7 10 kê là lũy, 10 lũy là bạt, 24 bạt là lạng, 16 lạng là cân. , nói một cách đơn giản, một cân tương đương với 38400 hạt kê.
Nhưng lần này, Triệu Hoằng Nhuận không định dùng cách tính đó, nguyên nhân là vì, cách chuyển đổi quá phức tạp, không có lợi cho tính toán.
Nên sau khi suy nghĩ cẩn thận, Triệu Hoằng Nhuận lựa chọn lúa xem như vật để cố định tiêu chuẩn. Đầu tiên, để thợ làm một cái cân đơn giản, kế tiếp bỏ 240 hạt gạo vào nhiều chiếc túi vải nhỏ, dùng cân để cân, ước tinh ra trọng lượng 1 cân.
Sau đó, từ từ bỏ lần lượt những chiếc túi ra để lấy được đơn vị 1 lạng.
Triệu Hoằng Nhuận không có lựa chọn phương pháp chuyển đổi "1 cân bằng 16 lạng", bởi vì hắn thấy, cách tính này không có lợi cho ngày sau, nên Triệu Hoằng Nhuận quyết định, giữ ở mức 1 cân bằng 10 lạng.
Cách tính mới này, chính là Dã Tạo †y áp dụng "Túc Hoành chế”, vì lựa chọn hạt lúa mới lớn hơn hạt lúa cũ, nên 1 kê mới bằng 2 kê cũ, nhưng vì "Túc Hoành chế" dùng cách tính thập phân, nên 1 kê mới chỉ nặng hơn 1 kê cũ chút xíu.
Tóm lại, với cách tính mới thì bất kể là cân hay lạng đều sẽ nặng hơn cách tính cũ.
Sau đó, Triệu Hoằng Nhuận lại quy định "quân" và "thạch", vốn dĩ "1 thạch bằng 10 quân bằng 100 cân bằng 1 ngàn lạng bằng 1 vạn bạt bằng 10 vạn lũy", sau khi thay đổi, 1 lạng mới gần như gấp đôi 1 lạng cũ, 1 quân mới ước chừng 2/3 quân cũ, nhưng 1 thạch mới thì bằng 5/3 thạch cũ.
Nói chung/Túc Hoành chế” giúp chuyển đổi dễ dàng hơn nhiều, nhưng vân có không ít người vẫn còn nghỉ ngờ về cách tính này.
Mà Vương Thích là một trong số đó, thấy không thuyết phục được Túc vương, liền thận trọng nói: "điện hạ, chi bằng, Dã Tạo ty áp dụng cách tính mới trước, tạm không đưa ra cho lục bộ?"
"Vương Ty Lang là lo về phản ứng của Hộ Bộ?" Triệu Hoằng Nhuận nhìn thấu tâm tư Vương Thích.
Hộ Bộ phản ứng là đúng, Hộ Bộ quản lý kinh tế cả Đại Ngụy, áp dụng quy định "1 cân bằng 16 lạng", hơn nữa, người Ngụy đều đã quen dùng cách tính này, nhưng bây giờ, Triệu Hoằng Nhuận đột nhiên đưa ra quy định mới "1 cân bằng 10 lạng", tạm không nói có bao nhiêu người phản đối, nhưng việc đưa vào sử dụng, chắc chắn sẽ khiến thị trường hỗn loạn.
Thậm chí sẽ có thương nhân lợi dụng quy định để trục lợi, gây ra sự thiệt hại cho thường dân.
Nghĩ đến đây, Triệu Hoằng Nhuận nói với Vương Thích và những người thợ xung quanh: "có lẽ các vị không hiểu vì sao bản vương đưa ra quy định như vậy, cứ coi như bản vương tùy hứng, kể từ hôm nay, Dã Tạo ty vứt bỏ "Hoành chế" ban đầu, áp dụng quy định mới... Nhưng, đúng như Vương Ty Lang nói, vì quy định mới có thể dẫn đến hỗn loạn, nên quy định mới sẽ chỉ có Dã Tạo ty sử dụng."
Nói xong, Triệu Hoằng Nhuận lập tức để thợ rèn rèn chính xác những quả cân có trọng lượng "lạng "cân 'quân', yêu câu chế tạo loại cân 1 lạng, 2 lạng, 5 lượng, 1 cân, 2 cân, 5 cân, 1 quân, 2 quân, 5 quân, sau khi xong thì bảo quản cẩn thận để dùng cho sau này.
Mà ngay sau đó, Triệu Hoằng Nhuận liền bắt tay xây dựng tiêu chuẩn "lượng", tức tiêu chuẩn thể tích.
Ở Đại Ngụy, cách tính thể tích rất hỗn loạn, tỉ như thạch, rõ ràng là đơn vị trọng lượng, nhưng người xưa quy định "10 đấu bằng 1 thạch", thạch lại biến thành đơn vị thể tích, điều này khiến trọng lượng và thể tích xuất hiện nhầm lẫn. Và đây chính là điều Triệu Hoằng Nhuận muốn loại bỏ. Hắn muốn một danh sách đơn vị thể tích trở nên rõ ràng hơn.
Người xưa luôn dùng gạo để làm tiêu chuẩn tính thể tích, nhưng Triệu Hoằng Nhuận hẳn vẫn quen dùng nước để làm tiêu chuẩn hơn, dùng nước sẽ giảm thiểu mức độ sai sót.
Tuân theo phương pháp dùng nước để tính, Triệu Hoằng Nhuận cũng dự định dùng nước làm tiêu chuẩn tính thể tích: quy định 1 cân nước là Thăng. (giá trị khoảng 0. 5L)
Đồng thời quy định Ÿ 1 vạc bằng 10 hộc bằng 100 đấu bằng 1 ngàn thăng bằng 1 vạn hợp...
Nhưng khó ở chỗ phải tạo ra thứ chứa chính xác 1 lít nước, rồi còn phải tạo ra thứ chứa đúng đơn vị chuông, hộc, đấu, thăng, hợp, những đơn vị đại diện cho hệ thống tính thể tích mới. Cho dù là Triệu Hoằng Nhuận, cũng phải tính toán cẩn thận mới tạo ra đồ chứa chính xác.
Cũng may, thể tích của cách tính mới gần bằng một nửa của cách tính cũ, nên thợ trong Dã Tạo ty cũng có cơ sở để chế tạo ra dụng cụ chính xác theo yêu cầu của Triệu Hoằng Nhuận.
Nhưng giống như cách tính trọng lượng, cách tính thể tích cũng không thể đưa ra dùng luôn vì để tránh gian thương lợi dụng.
Và vì để tương lai để cách tính mới lưu truyền rộng rãi, Triệu Hoằng Nhuận đang nghĩ biện pháp thay đổi thói quen của người Ngụy, lấy cách tính trọng lượng và thể tích mới để mua bán nhu yếu phẩm thường ngày, đến lúc đó có thể bán ra "Túc cân hoặc "Túc thăng" (những thứ dùng để tính thể tích và trọng lượng).
Nhưng hiện tại bất kể Túc cân hay Túc Thăng, đều không thích hợp đưa ra thị trường, chỉ có thể dùng trong Dã Tạo ty, nhưng Triệu Hoằng Nhuận đã thấy trước, tiêu chuẩn hắn quy định, sẽ dân được chấp nhận và thay thế cách đo lường cũ.
Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian nhất định.
Nhưng mặc kệ thế nào, Triệu Hoằng Nhuận đưa ra quy định đo lường mới, đã được thợ trong Dã Tạo ty gọi là "Túc thị đo lường tân quy", và đã được tấu lên Ngụy Vương.
Nhìn những thứ trên long án, nếu Triệu Hoằng Nhuận có ở đây, nhất định sẽ giật nảy mình, mặc dù hắn chế tạo mấy công cụ đo lường tiêu chuẩn và ra lệnh cho người của Dã Tạo ty trông giữ nghiêm, nhưng không ngờ vẫn bị thái giám lấy được một bộ.
Hơn nữa còn có cả Túc cân và Túc thăng mà Triệu Hoằng Nhuận tạm thời không có ý định đưa ra.
Hừ, coi như thông minh, không đưa ra sớm, nhưng... Vì sao phải quy định tiêu chuẩn như vậy? ¡
Ngụy Vương thích thú cầm một quả cân nặng 1 lạng, sau đó nhìn những quả cân khác, trong đầu thầm nghĩ.
"Đây không giống quả cân dùng trên cân đòn..."
Ba vị Trung Thư đại thần cũng đứng xem, Lận Ngọc Dương thích thú cầm quả cân có khắc chữ "1 lạng", thầm kinh ngạc với độ tinh xảo của nó.
Mà ở bên cạnh, Ngu Tử Khải cũng kinh ngạc nhìn rất quả cân trên long án, thì thào: "1 lạng, 2 lạng, 5 lạng... A?" Hắn ngạc nhiên phát hiện, dùng quả cân mới, có thể nhanh chóng tính toán ra các trọng lượng dưới 10: "một hai là ba, hai hai là bốn, một năm là sáu, hai năm là bảy, một hai năm là tám, hai hai năm là chín, năm năm là mười... Thú vị."
Nghe Ngu Tử Khải lẩm bẩm, Ngụy Vương và Lận Ngọc Dương mấy người cũng hiểu ra, tính thử trong đầu, kết quả đúng như Ngu Tử Khải nói, xem ra những quả cân kia, sau khi kết hợp lại lại tính ra toàn bộ trọng lượng.
Điều này khiến Ngụy Vương vốn không chấp nhận "Túc thị đo lường tân quy" cũng nhận ra ý nghĩa trong đó.
Ngay cả Ngụy Vương cũng dần cảm thấy, quy định mới nhanh gọn hơn quy định cũ nhiều, nhưng vấn đề ở chỗ, quy định cũ đã lưu truyền mấy trăm năm, làm sao có thể dễ dàng thay thế . Tuy vậy, Ngụy Vương vẫn rất kỳ vọng vào Dã Tạo ty, hắn có linh cảm, sau khi con trai hắn chủ trì Dã Tạo ty, Dã Tạo ty có lẽ sẽ khiến thiên hạ phải thay đổi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận