Đại Ngụy Đế Quốc

Chương 276: Vị Trí Hải Cảng Bắc Đại Lương

Chương 276: Vị Trí Hải Cảng Bắc Đại LươngChương 276: Vị Trí Hải Cảng Bắc Đại Lương
Buổi trưa ngày tiếp theo, Triệu Hoằng Nhuận dẫn theo tông vệ, cùng với Vương Thích, Trần Tuế, Trình Lâm, Tuân Hâm, cưỡi ngựa ra ngoài Đại Lương, đi về hướng đông bắc.
Ngay cả Triệu Hoằng Nhuận cũng khó tin, lần đầu hắn ra khỏi thành không phải vì dạo chơi, mà là vì khảo sát mảnh đất Bác Lãng Sa hắn chọn làm hải cảng.
Cùng lúc đó, hắn không khỏi cảm thán, hắn càng lúc càng xa rời ước mơ của bản thân.
Ngay từ đầu, hắn chỉ muốn làm một vương gia bình thường, không muốn làm những việc mệt mỏi và rắc rối.
Tiếc rằng, phụ vương lừa hắn, để hắn đành phải lựa chọn Dã Tạo ty, giờ đây còn phải vì kế sinh nhai của cả Dã Tạo ty mà bôn ba.
Đương nhiên, trước khi đến Bác Lãng Sa, Triệu Hoằng Nhuận sẽ không quên oán phụ vương mình một chầu.
Bác Lãng Sa tiếp giáp phía bắc Hoàng Hà, phía nam Quan Độ Hà, tây nam là Nội Mưu huyện, phía đông vượt Quan Độ Hà là Hoàng Trì huyện, vị trí vô cùng thuận lợi để xây dựng bến cảng.
Đây là kết luận Triệu Hoằng Nhuận nhìn từ bản đồ.
Nhưng đợi đến khi đám người bọn họ đến Bác Lãng Sa, Vương Thích, Trân Tuế, Trình Lâm, Tuân Hâm, tất cả đều lắc đầu với địa hình phức tạp của Bác Lãng Sa.
Bác Lãng Sa ở vào nơi hợp lưu của Quan Độ Hà và Hoàng Hà, phía tây là dãy Mang Sơn, phóng mắt ra nhìn, khắp nơi là cồn cát, cỏ dại, bụi gai, hơn nữa vùng trũng của cồn cát lại là đầm lầy, lau sậy mọc tùm lum.
Có một con đường kết nối "Thành Quan Đạo”, thì là một trong những con đường khó đi nhất.
Đám người Triệu Hoằng Nhuận đứng ở phía đông con đường, nhìn vùng đầm lầy ở phía xa.
"Điện hạ định xây bến cảng ở đây?” Vương Thích nhíu mày, xem ra khá bất mãn với việc xây dựng cảng ở đây, nếu buộc phải đầu tư nhiều nhân lực vật lực vào đây, còn không bằng tìm một nơi khác.
Hắn đành khuyên Triệu Hoằng Nhuận: "điện hạ, hạ quan cảm thấy, không bằng xây dựng bến cảng ở giữa Tuấn Thủy và Quan Độ Hà."
"Cách Đại Lương quá gân." Triệu Hoằng Nhuận lắc đầu.
Vương Thích nói cũng không sai, dù sao Bác Lãng Sa còn cách Đại Lương mấy chục dặm, bây giờ đâu nhất thiết phải xây xa Đại Lương như vậy, dù sao những mỏ quặng kia còn không phải chuyển vào Đại Lương sao?
Nhưng Vương Thích nói như vậy, đó là vì hắn không thấy xa như Triệu Hoằng Nhuận.
Trong mắt Triệu Hoằng Nhuận, tuy ngoại thành Đại Lương vẫn còn hoang vu, nhưng khi Đại Lương dần phồn vinh, người dân càng lúc càng nhiều, thì Đại Lương của hiện tại sẽ không đủ chỗ chứa.
Nên Bác Lãng Sa tuy bây giờ cách Đại Lương rất xa, nhưng khi Đại Lương mở rộng, sẽ thành nơi tiếp giáp Đại Lương, còn nếu làm như Vương Thích nói, thì lại phải xây mới, đã như thế không bằng tập trung xây một nơi.
Hơn nữa, mặc dù Bác Lãng Sa cách Đại Lương mấy chục dặm, nhưng mảnh đất này phù hợp làm nơi buôn bán trong suy nghĩ Triệu Hoằng Nhuận.
Triệu Hoằng Nhuận thấy, chỉ cần hắn xây bến cảng Bác Lãng Sa, thì Nội Mưu huyện và Hoàng Thì huyện cũng sẽ được hưởng lợi, những huyện thành sẽ tiến gần đến Quan Độ Hà, dần dần biến nơi này thành một vùng thịnh vượng.
Đến lúc đó, Bác Lãng Sa sẽ trở thành nơi thương nhân tụ tập, thậm chí thành trung tâm kin tế mới cũng khó nói.
....J
Nhận thấy vẻ mặt của Túc vương, Vương Thích và mấy Lang quan thở dài.
Bọn hắn hiểu rõ, Túc vương đã hạ quyết tâm, thì có khuyên cũng vô dụng, thay vì thuyết phục, chỉ bằng, nghĩ cách cải tạo vùng đất này thành nơi xây cảng.
"Cỏ lau rất dễ xử lý, một mồi lửa là có thể đốt sạch sành sanh... Khó là khó ở dưới đáy, nếu hạ quan đoán không sai, phía dưới đáy toàn là phù sa, không phải đất rắn... Muốn đóng thuyền ở nơi đây, e rằng..." Nói đến đây, Vương Thích lắc đầu.
Trần Tuế, Trình Lâm, Tuân Hâm liếc nhau lắc đầu, bọn họ đều từng là thợ, tuy xây dựng không phải chuyên môn, nhưng ít ra cũng có kinh nghiệm, biết rõ tâm quan trọng của nền móng, nếu nền móng không vững chắc, thì làm sao có thể xây lầu cao.
Lúc này, Triệu Hoằng Nhuận xen vào nhắc nhở: "dùng khúc gỗ lớn đóng cọc thì thế nào?"
Vương Thích, Trân Tuế, Trình Lâm, Tuân Hâm nghỉ ngờ nhìn, thấy vậy, Triệu Hoằng Nhuận giơ tay ra dấu, nói chỉ tiết: "vót nhọn một đầu gỗ, cắm thẳng đứng vào vũng bùn, sau đó dùng ván gỗ đậy lại...
Nghe vậy, Trân Tuế vuốt râu, kinh ngạc nói: "đây là biện pháp tốt, nhưng. . Gỗ ngâm nước rất dễ hỏng, huống hồ bến cảng điện hạ yêu cầu chiếm diện tích khá lớn, sau này muốn tu sửa, chỉ sợ có rắc rối."
Triệu Hoằng Nhuận nghe vậy im lặng, bởi vì... Đây chính là điều hắn lo lắng, đúng như Trần Tuế nói, đóng cọc gỗ vào trong nước, gỗ sẽ bị mục, đến lúc đó làm sao bây giờ? Chẳng lẽ nhấc tấm ván gỗ ở trên ra, đóng cọc gỗ mới?
Lúc này, Trình Lâm đề nghị: "chỉ bằng dùng cọc đá thay thế cọc gỗ?"
Nghe câu này, mắt mấy quan viên sáng lên, duy chỉ có Triệu Hoằng Nhuận cảm thấy tiếc nuối.
Theo cách nhìn của Triệu Hoằng Nhuận, biện pháp tốt nhất chắc chắn là tạo ra một cái khuôn như cái thùng, chôn nó xuống bùn, tiếp đó đổ bê tông, nhưng hắn không kiếm đâu ra xi măng lúc này.
Vôi ở Đại Ngụy cũng không hiếm thấy, vấn đề là dùng vôi khuấy cùng cát đá đơn giản sẽ thiếu kết dính, một khi tiếp xúc với nước sẽ nhão ra.
Làm như thế không bằng làm như Trình Lâm nói: dùng cột đá.
Điểm bất lợi duy nhất là cột đá phải làm từ một dải đá dài mài nhẵn, điêu khắc đá là một nghề cần tỉ mỉ, vì một khi đá bị vỡ thì công sức trước đó sẽ trở nên lãng phí.
Vì vậy, thay vì dùng đá, Triệu Hoằng Nhuận thích dùng cột sắt hơn. Nhưng lại gặp phải vấn đề, chỗ cần dùng đến sắt quá nhiều, đến mức Triệu Hoằng Nhuận còn có suy nghĩ từ quốc gia khác mua vào, làm sao có thể dùng sắt ở nơi này?
Có trời mới biết để xây bến cảng, cần tiêu hao bao nhiêu sắt?
Đúng lúc này, Tuân Hâm nói một câu để Triệu Hoằng Nhuận sáng mắt: "dùng đồng thì sao?"
Nghe vậy, Triệu Hoằng Nhuận võ trán, nếu Tuân Hâm không nói, hẳn không nghĩ tới dùng cột bằng đồng.
Hắn đã coi quặng sắt thành một tài nguyên quan trọng, quan trọng đến mức hắn quên mất quặng đồng.
Ở Đại Ngụy, tỷ lệ sử dụng đồng không cao, trừ mỗi dùng để đúc tiền, còn lại hầu như không dùng đến.
Tuy trong lãnh thổ Đại Ngụy còn không ít đồ đồng, nhưng số đồ kia đều là của nước Sở, ai bảo kỹ thuật chế tác đồ đồng của nước Ngụy kém xa nước Sở?
Đại Ngụy quốc gia luyện sắt, nên giá đồng ở Ngụy cũng không đắt, giá quặng đồng còn chẳng bằng nửa quặng sắt, dẫn tới tuy có lượng lớn mỏ đồng đã được khai thác nhưng không bán được.
Cộng thêm nữa, mỏ đồng ở nước Sở nhiều vô số kể, coi như không kiếm đủ ở nước Nguy, thì Triệu Hoằng Nhuận cũng có thể mua từ chỗ Hùng Thác.
"Cột đồng tốt, cột đồng tốt!"
Triệu Hoằng Nhuận nói liên tục vài lần, không quên tán thưởng Tuân Hâm.
Sau khi đưa ra chính sách phát triển chung, việc còn lại, chính là xây dựng chiến lược khai hoang cụ thể, dù sao việc xây dựng bến cảng Bác Lãng Sa của Triệu Hoằng Nhuận dính đến nhiều vấn đề.
Tỉ như, cách vận chuyển những cột đồng đó.
Đương nhiên, đây chỉ là vấn đề nhỏ, Vương Thích, Trân Tuế, Trình Lâm, Tuân Hâm sẽ tự bàn bạc nghĩ cách, không cần Triệu Hoằng Nhuận quan tâm.
Chỉ có một việc, Triệu Hoằng Nhuận phải xử lý, đó là quyền sở hữu của Bác Lãng Sa: mảnh đất này, nó nằm ở phía đông đất Nguyên Dương, thuộc lãnh địa của Nguyên Dương Vương Triệu Văn Giai.
Mặc dù nói, Triệu Hoằng Nhuận không có liên hệ gì với vị tộc thúc này, nhưng con trai của hắn, chính là người có hiềm khích với Triệu Hoằng Nhuận, Nguyên Dương Vương thế tử Triệu Thành Tú.
Trong trường hợp này, Triệu Hoằng Nhuận không dám chắc Nguyên Dương Vương Triệu Văn Giai sẽ chịu giao Bác Lãng Sa cho hắn, dù Bác Lãng Sa có là mảnh đất hoang vu.
Vì Nguyên Dương Vương thế tử Triệu Thành Tú tất nhiên sẽ cản trở.
F....]
Triệu Hoằng Nhuận đưa tay vuốt trán, hắn cảm giác bản thân lại trở nên nóng nảy.
Bạn cần đăng nhập để bình luận