Đại Ngụy Đế Quốc

Chương 273: Bản Chép Tay Của Người Ngụy Xa Quê

Chương 273: Bản Chép Tay Của Người Ngụy Xa QuêChương 273: Bản Chép Tay Của Người Ngụy Xa Quê
Cùng ngày, Trâm Úc liền mang về một giỏ thẻ tre lớn, còn có mấy miếng da dê.
Nhìn số thẻ tre, Triệu Hoằng Nhuận nhíu mày, giấy đã quá phổ biến ở Đại Nguy, sách ngày nay đều làm bằng giấy, thậm chí, Công Bộ đã tạo ra bản in gỗ, nhưng chưa in được rời thôi.
Thẻ tre và da dê.
Đây là cổ vật từ đời nào?
Ở trong đó, thật sự có thể tìm ra manh mối về tình cổ sao?
Triệu Hoằng Nhuận không có hi vọng mấy.
Dù như thế, Triệu Hoằng Nhuận cũng chỉ có thể thành thật tìm manh mối từ những tài liệu cổ xưa này.
Hắn ngồi ở sảnh chính, thuận tay nhặt một miếng da dê.
Trên da dê, vẽ một bức tranh trừu tượng: một người, một cái nồi.
Nhìn vào bức tranh, người này dường như đang nấu gì đó.
Chẳng lẽ là luyện cổ sao? Luyện cổ cần dùng lửa?
Triệu Hoằng Nhuận kiểm tra cẩn thận, mới phát hiện, ở góc bên trái của miếng da dê, có viết một đoạn văn, đại khái là: "Ba vu, từ bùn đất luyện ra cát vàng, sau khi dùng, có thể phòng chứng bướu cổ."
F Ta đi! ¡
Triệu Hoằng Nhuận suýt nữa phun ra một ngụm máu.
Hắn ném miếng da dê vào giỏ tre, đồng thời lẩm bẩm: tưởng cái gì, hóa ra là phương pháp lấy muối từ bùn.
Lắc đầu, Triệu Hoằng Nhuận lấy một miếng da khác.
Trên miếng da này, có một con gấu, tuy nhiên nó có hai màu đen trắng, đôi mắt thâm đen.
Triệu Hoằng Nhuận cạn lời, đưa tay đỡ trán, nhìn xuống ghi chú phía dưới: đất Ba Thục có con thú kỳ lạ, béo mập, lông đen trắng, thích ăn trúc.
"Lạch cạch."
Triệu Hoằng Nhuận lại vứt miếng da dê vào giỏ tre.
I Không có gì hữu dụng sao? .
Nhìn lướt qua mấy miếng da dê, toàn là "chuyện lạ kỳ thú", Triệu Hoằng Nhuận chuyển sang cầm thẻ tre lên, bắt đầu đọc.
Mở đầu quyển tre đầu tiên là ghi chép về việc sứ giả đến thăm đất Ba, được viết bởi "Ngụy Du Tử”.
"Ngụy Du Tử" chắc là tên giả/Ngụy" là quốc hiệu của Đại Ngụy, cả nước không ai dùng họ này.
Nên từ cái tên "Ngụy Du Tử', Triệu Hoằng Nhuận đoán rằng có khả năng đó là người Cơ thị, thậm chí là tổ tiên, dù sao cái tên "Ngụy Du Tử" có thể hiểu thành "người Ngụy đi khắp bốn phương”, người Ngụy bình thường không cần che giấu danh tính, trừ phi người kia là người Cơ thị.
Vì Ngụy Vương từng nhắc qua, người Ba và người Ngụy có mối thù sâu sắc.
Về điểm này, Triệu Hoằng Nhuận tìm thấy mô tả: Ngụy Du Tử có đề cập qua người Thục, người Kiềm, nhưng không hề nhắc đến người Ba, thay vào đó có khá nhiều đoạn "man di", nên có thể thấy Ngụy Du Tử hận người Ba đến mức nào.
Nhưng dù như thế, Ngụy Du Tử vẫn tìm hiểu người Ba kỹ càng, hắn không những ghi rõ "Ba'"Phiền'"Đàm""Tương "Trịnh" 5 gia tộc lớn nhất đất Ba, còn ghi chép những gia tộc nhỏ hơn, cùng việc người Ba giỏi về đi săn, bắt cá, thậm chí có thể thuần phục mãnh thú...
Đến đó là hết, quyển tre này, ghi lại nguồn gốc, tập quán người Ba.
Thứ này có tác dụng gì? ¡
Lại bỏ quyển tre này về giỏ tre, Triệu Hoằng Nhuận lại lấy ra một quyển tre khác.
Tiếc là, quyển tiếp theo lại ghi về người Thục.
Khác với người Ba, Ngụy Du Tử ca ngợi rất nhiều về văn hóa người Thục, khi nhắc tới người Thục đã nuôi một loại "sa trùng", dùng sợi tơ nó nhổ ra để dệt lụa, Ngụy Du Tử đã viết "tuyệt vời”.
Triệu Hoằng Nhuận trợn mắt, hắn đương nhiên biết "sa trùng" chính là tằm.
"Hắc!"
Tiện tay ném quyển tre về giỏ tre, lần này Triệu Hoằng Nhuận không còn sốt ruột, hắn có cảm giác, bản ghi chép của Ngụy Du Tử rất thú vị, đương nhiên, nếu vị tổ tiên này có thể bỏ qua thành kiến, đừng ghét người Ba như vậy, thì hắn có thể đọc dễ dàng hơn.
Ở thời đại không có gì để giải trí, đọc ghi chép của tổ tiên, dù có nhiều thứ Triệu Hoằng Nhuận cũng biết, thì hắn vẫn thấy rất thú vị. Phải bội phục, Ngụy Du Tử rất biết cách "chơi", theo bản ghi chép, Triệu Hoằng Nhuận cảm giác vị này đã đi khắp Ba Thục/cảnh báo" người Ngụy: người Thục không phải là dã nhân, người Thục có văn hóa lâu đời, bọn hắn biết trồng trọt, biết nuôi tằm, biết bắt cá.
Nói tóm lại, chính là khen người Thục, khinh người Ba.
Từ đó, Triệu Hoằng Nhuận suy đoán quốc sách của Đại Ngụy là: lôi kéo người Thục, đối phó người Ba.
So với Ba Thục, Ngụy Du Tử nói về đất Kiềm ít hơn nhiều, có thể là do trong ghi chú hẳn đã viết đất Kiềm "rừng thiêng nước độc'đất không nuôi được người, nước không có cá sống.
Triệu Hoằng Nhuận mới đầu không hiểu/nước đen không nuôi nổi cá" là cái gì, đến khi hắn đọc đoạn mô tả "màu đen sền sệt"mùi hăng", hắn tức điên người.
Hắn hoài nghỉ đó là dầu thô.
Dầu thô có thể nuôi cá sao? Không thểi
Nơi sản xuất dầu hỏa có thể trồng trọt cây nông nghiệp sao? Không thể!
Ngụy Du Tử đánh giá không sai, nhưng hắn không ý thức được mảnh đất này chân chính giá trị.
Ï Dầu thô tự nhiên... ,j
Triệu Hoằng Nhuận có chút kích động, dâu là nguồn năng lượng quan trọng. Nhưng nghĩ kỹ lại, hiện tại dâu hỏa không có ích lợi gì vào lúc này.
Cuối cùng, Triệu Hoằng Nhuận vẫn ghi chú lại.
Đợi ngày sau có cơ hội, hắn không ngại đưa tất cả tài nguyên về Đại Ngụy, vì lợi ích của tương lai. Đánh giá người Kiềm, Ngụy Du Tử khách quan hơn nhiều, hắn cho rằng, người Kiềm là hậu nhân của tội phạm bị lưu đày từ một số quốc gia hoặc là dân chúng của vùng Ba Thục chuyển tới, nhưng mặc kệ thế nào, dân số người Kiềm ít ỏi, vì đất Kiêm không thích hợp để sinh sống.
Cũng không tốn công vô ích, ít nhất là biết nơi có mỏ đầu... J
Tự an ủi chính mình, Triệu Hoằng Nhuận bỏ quyển tre trong tay về giỏ tre.
Trên bàn lúc này chỉ còn duy nhất một quyển tre, nếu như cuốn tre này không có ghi chép về vu nữ, thì hắn chỉ có thể tự đi Tông phủ một chuyến, hoặc phải tìm cách khác.
Thở dài, Triệu Hoằng Nhuận mở ra quyển tre cuối cùng, vốn không còn hi vọng, nhưng không ngờ quyển tre cuối cùng lại nói về vu thuật.
Chỉ là không phải Ba cổ, mà là Kiềm cổ.
Ï... đất Ba, Kiềm, có tộc Miêu, kính sợ vạn vật thế gian... .¡
Theo Ngụy Du Tử ghi chép, trong quyển tre này, hắn đã vứt bỏ quan niệm người Kiềm đến từ đất Ba, mà nghiêng về giả thuyết: người Kiềm là những người thuộc gia tộc thất bại trong công cuộc tranh giành lãnh thổ ở trung nguyên.
Triệu Hoằng Nhuận kết luận người Kiêm là một gia tộc thất bại trong việc giành lãnh thổ, đã trốn đến nơi đất Kiềm cằn cõi, dần dần biến thành tộc Miêu.
Trong quá trình phát triển, người Kiềm vì nơi sinh sống quá cằn cỗi, nên phải tiếp xúc với người Ba, thậm chí là thông hôn, dân dà mà, văn hóa Ba Kiềm dung nhập vào nhau. Để Triệu Hoằng Nhuận cảm thấy vui mừng chính là, Ngụy Du Tử có đề cập đến cổ thuật.
Ngụy Du Tử có ghi chép, vì đất Kiềm chủ yếu là núi rừng, nên người Kiềm thường chết vì ngộ độc, hoặc chết vì côn trùng hoặc rắn độc.
Mới đầu, người Kiềm cho rằng đó là sự trừng phạt của thần thánh, cho đến khi có người bị rắn độc cắn lại nuốt một loại cỏ độc khác mà may mắn sống sót, người Kiềm bắt đầu học cách lấy độc trị độc.
Đừng nói Triệu Hoằng Nhuận, ngay cả Ngụy Du Tử cũng ghi chép chuyện này với sự kinh ngạc: người Kiềm dưỡng cổ giải độc, để kẻ chắc chắn chết được sống.
Sau đó, Ba Kiềm giao lưu văn hóa, vu của người Ba và cổ trùng của người Kiềm tạo nên văn hóa mới, vu cổ.
Để Triệu Hoằng Nhuận mừng rỡ như điên là, Ngụy Du Tử có nhắc đến cách hạ "tương tư cổ' rất giống lúc hắn bị Mị Nhuế hạ tình cổ.
Mà Ngụy Du Tử đánh giá loại cổ trùng này là: không hại tính mạng, để nam nhân khó lòng rời khỏi nữ nhân, vô cùng kỳ lạ, có lẽ bí ẩn ở máu nữ nhân nuôi cổ?
"Hô..."
Mặc dù không tìm được cách giải tình cổ, nhưng Triệu Hoằng Nhuận rất hài lòng, Ngụy Du Tử đã ghi rõ, tình cổ hay tương tư cổ không có ảnh hưởng đến tính mạng.
Chỉ có câu "nam nhân khó lòng rời khỏi nữ nhân", khiến Triệu Hoằng Nhuận không thể hiểu được, vì sao hắn không cảm thấy bản thân không thể rời khỏi Mị Khương. Hay là, chưa tới giai đoạn đó.
Bạn cần đăng nhập để bình luận