Đại Ngụy Đế Quốc
Chương 443: Sĩ Khí Suy Giảm
Tình huống thương vong quá nhiều mà sĩ khí giảm xuống, từ xưa đến nay lúc nào cũng có.
Nhưng Triệu Hoằng Nhuận lại thông qua một khúc nhạc, một vài lời nói, lần nữa cổ vũ được sĩ khí của binh sĩ và chiến sĩ các bộ lạc.
Mà khiến cho mọi người vui mừng và vinh dự, vẫn là Triệu Hoằng Nhuận nói chuyện với binh sĩ Thương Thủy quân.
Lúc đó, Triệu Hoằng Nhuận trêu chọc Ương Vũ, khiến các binh sĩ có cảm giác mới lạ: thì ra Túc Vương điện hạ cũng không phải luôn xa cách, hắn cách chúng ta rất gần.
Đúng là có Ương Vũ ngắt lời, không khí ở tây thành trở nên tốt. TỈ như, khi Triệu Hoằng Nhuận chuẩn bị trở về lều, liền có một binh sĩ trẻ tuổi lấy hết dũng khí, mở miệng khẩn cầu Túc Vương thổi lại khúc nhạc vừa rồi.
Đề nghị này, được tất cả binh sĩ và chiến sĩ ủng hộ.
Kỳ thực, Triệu Hoằng Nhuận không ngại chơi lại. Nhưng hắn nhìn thấy sắc trời đã tối, do dự nói: "thổi thêm cũng không sao, nhưng trời đã tối, các vị còn chưa thanh lý chiến trường..."
Nghe câu này, mọi người không khỏi thất vọng.
Đúng lúc này, Từ Quýnh đoán được tâm tư Triệu Hoằng Nhuận, ở phía xa hét lớn: "Túc Vương điện hạ, ngài thổi một lần nữa... Điện hạ yên tâm, lát nữa, mạt tướng hạ lệnh đốt đuốc, bắt đám nhóc này quét dọn xong chiến trường."
Binh sĩ sững sờ, lập tức đồng ý.
Thấy vậy, Triệu Hoằng Nhuận cũng không già mồm, vừa cười vừa nói: "tốt, đã có Từ Quýnh cam đoan, bản vương liền thổi lại một lần... Đúng, người đã nhớ có thể ngân nga theo."
"Dô -"
Các binh tướng reo hò.
Sau đó, Triệu Hoằng Nhuận lại thổi một lần, mà các binh sĩ và chiến sĩ như Triệu Hoằng Nhuận đã nói, không kìm lòng được, ngân nga theo.
Qua thời gian nửa nén hương, Triệu Hoằng Nhuận thổi xong lần thứ hai.
Các binh sĩ mặc dù không nỡ, nhưng vì đã nói trước, nên đành để Túc vương rời đi.
Nhưng lúc Túc Vương rời đi, bọn hắn hò reo, vui vẻ đưa tiễn.
"Điện hạ, ngài thực sự là... Quá xuất sắc" Trâm Úc trước đó nhắc nhở Triệu Hoằng Nhuận ròi đi, bây giờ cũng tán dương.
Triệu Hoằng Nhuận khẽ mỉm cười.
Nhưng nghĩ đến số lượng thương vong, hẳn vẫn đau buồn.
"Bản vương có thể làm, cũng chỉ có vậy..."
Hắn thở dài.
"Túc Vương điện hạ."
Nơi xa, Ngũ Kị dẫn theo vài tộc trưởng, đi về hướng Triệu Hoằng Nhuận.
"Túc Vương điện hạ, đúng là đa tài đa nghệ, ta nghe xong khúc nhạc kia, quả thật... Rất hay." Qua Hách tán dương.
Lời còn chưa dứt, các tộc trưởng khác cũng mở miệng tán thưởng.
"Đâu có đâu có, để các vị chê cười." Triệu Hoằng Nhuận chắp tay với các tộc trưởng, khiêm tốn nói: "bản vương cảm thấy trận chiến này hi sinh quá nhiều, trong lòng bi thương, cho nên..."
Nghe được tin thương vong, nụ cười của các tộc trưởng thu lại.
Mấy bộ lạc bọn hắn cũng tổn thất gần 2000 chiến sĩ, đây không phải là một con số nhỏ.
Nhưng bọn hắn không hận, vì bọn hắn đã có thể tin tưởng, Túc Vương đáng tin: có thể thổi khúc nhạc hay đến thế, tuyệt không phải hạng người ác độc.
Mặc dù lời giải thích này rất buồn cười, nhưng Nguyên tộc lại tin tưởng điều đó.
Sau khi hàn huyên vài câu, đám người bắt đầu bàn chính sự.
Đề nghị của các tộc trưởng đều giống Ngũ Kị, thừa dịp Yết Giác quân đại bại, thừa thẳng truy kích. Nhưng Triệu Hoằng Nhuận lại lắc đầu, không chấp nhận đề nghị: "mặc dù hôm nay Yết Giác bại, tổn thất nô lệ, nhưng ky binh không chịu tổn thất gì, nói trắng ra, bên ta vẫn ở thế yếu... Nếu chúng ta muốn đánh bại Yết Giác, bắt giết Tháp Đồ, còn cần một hồi đại thăng."
ƒ Tuy nói thế, nhưng đại thẳng... Nào có dễ dàng? ¡
Các tộc trưởng nhìn nhau.
"Các vị tộc trưởng đừng nóng vội, chờ bản vương quan sát Yết Giác ba ngày. Trong vòng ba ngày, tất có quyết định!"
"Đã như vậy..."
Các tộc trưởng gật đầu.
Màn đêm buông xuống, binh sĩ Thương Thủy quân đốt đuốc, xử lý thi thể. Vì số thương vong thực sự quá nhiều, các binh sĩ bận rộn đến tận đêm khuya.
Tuy nhiên, lại không có một người kêu mệt hoặc bất mãn.
Các binh sĩ, vừa vận chuyển thi thể, vừa ngân nga giai điệu.
Điều này khiến rất nhiều binh sĩ không nghe Triệu Hoằng Nhuận bất ngờ.
Một binh sĩ tóm lấy đám Lý Đãi , Ương Vũ, kinh ngạc hỏi: "này, huynh đệ, người ngâm nga khúc gì? Hình như không phải Sở khúc."
Ương Vũ cười nói: "hắc hắc, đây là khúc nhạc Túc Vương điện hạ đến tây thành thổi ... Nói đến đây, hắn như nghĩ ra điều gì, tự hào nói thêm: "đúng, về sau đừng nói cái gì nước Sở của chúng tai , Túc Vương điện hạ nói, chúng ta Thương Thủy quân là người Ngụy, là Túc Vương đồng bào, cho nên phải nói là TĐại Ngụy.J....."
"Được rồi được rồi, đừng nói những lời vô dụng này." Tên binh sĩ kia cũng không lưu luyến quê hương, không kiên nhân cắt ngang lời Ương Vũ, ngược lại hiếu kỳ hỏi vê khúc nhạc: "Túc Vương thổi? Vì sao?"
"Vì sao?" Ương Vũ gãi đầu, thản nhiên nói: "tưởng nhớ sự hy sinh của binh sĩ, Thương Thủy quân là trực thuộc của Túc Vương điện hạ."
"Tưởng nhớ binh sĩ hy sinh? Là nguyên nhân Túc Vương điện hạ thổi nhạc?" các binh sĩ khác xông tới.
Thấy vậy, các binh sĩ đã nghe như Lý Đãi, Nhạc Báo, Ương Vũ , mồm năm miệng mười tán thưởng Triệu Hoằng Nhuận thổi nhạc, thậm chí, có vài binh sĩ thử thổi bằng lá cỏ, đáng tiếc kỹ thuật quá kém, bị binh sĩ khác cười chê.
Sau đó, càng ngày càng nhiều binh sĩ thảo luận chuyện này, khiến chuyện Túc vương thổi nhạc tưởng nhớ binh sĩ, nhanh chóng truyền khắp toàn bộ Thương Thủy quân, để đám người chưa nghe tiếc húi hụi.
Ngắn ngủi mấy ngày, khúc "nan kiến, nan biệt", thành khúc nhạc mọi người hay ngâm nga.
Thậm chí đến sau này, Thương Thủy quân sẽ thổi khúc nhạc này tiễn biệt người hy sinh.
Một đêm bình an.
Ngày kế tiếp, tức ngày 24 tháng 8, Yết Giác quân lần nữa tụ tập ở 3 mặt thành tây, bắc, nam, lần nữa công thành.
Hôm qua nhìn không ra, nhưng hôm nay sĩ khí của hai phe xuất hiện chênh lệch rõ rệt. Sĩ khí của Thương Thủy quân vẫn cao, thậm chí còn hung hãn hơn; trái lại những nô lệ kia, đã không còn điên cuồng, dường như trở nên ốm yếu và chán nản.
Kết quả là, hôm nay Thương Thủy quân chỉ dựa vào một doanh đã chặn lại nô lệ.
Nhận thấy tình hình không ổn, Yết Giác quân đánh một canh giờ rồi rút binh.
Ngày 25 tháng 8, Yết Giác quân lần nữa tiến đánh Lạc thành, nhưng kết quả, đại quân tiến đánh Lạc thành nửa canh giờ, Yết Giác quân liền qua loa thu binh.
Sau cuộc chiến, binh sĩ đều thấy khó hiểu.
Vì khác trận chiến ngày 23, hai ngày sau đó nô lệ tấn công quá yếu ớt, giống như là tự đi tìm cái chết. Lý do đơn giản là Thương Thủy quân binh tướng nghe những lời của Triệu Hoằng Nhuận, dân chấp nhận bản thân là người Ngụy, nên tinh thần chiến đấu dâng cao.
Còn nô lệ sao được Tháp Đồ quan tâm như thế.
Phương pháp đối xử khác biệt khiến quân Yết tuy có lợi thế binh lực, nhưng không thể rung chuyển nổi Lạc thành. Chương 444: Thắng Bại Phân Ra
Trải qua 3 thất bại, Tháp Đồ bắt đầu hoảng hốt.
Trận chiến ngày 23, Tháp Đồ tương đối hài lòng, tuy tổn thất 8 vạn nô lệ, nhưng thành công khiến phe thủ thành thương vong tới 6 ngàn, tỷ lệ tử vong 1:13 có hơi lớn, nhưng Tháp Đồ có thể chấp nhận.
Bây giờ lương thực của Yết Giác quân đang khan hiếm, thay vì để nô lệ sống tốn lương thực, không bằng để bọn hẳn liều chết với quân Ngụy, chết một nô lệ liền bớt một miệng ăn, nếu may mắn giết một quân Nguy thì đã là lời.
Khiến Tháp Đồ không ngờ tới là, ngày thứ hai, tức ngày 24, nô lệ xuất hiện triệu chứng kiệt sức.
Ngược lại, binh sĩ Thương Thủy quân để Tháp Đồ có cảm giác sĩ khí tăng cao, tác chiến dũng mãnh hơn hôm qua.
Đây là điều khó tin!
Vì bất kỳ đội quân nào một khi thương vong trầm trọng, sĩ khí sẽ suy giảm.
Theo Tháp Đồ biết, binh lực Thương Thủy quân tổng cộng chỉ có 2 vạn, trong vòng một ngày chết trận 3 ngàn, sao không phải thương vong nặng nề?
Nhưng sự thật chính là, Thương Thủy quân sĩ khí không giảm, trái lại còn tăng.
Tháp Đồ nửa tin nửa ngờ, thấy phe mình bất lợi, liền lựa chọn triệt binh, chờ ngày mai đánh tiếp.
Đến ngày 25 tháng 8, Tháp Đồ lần nữa dẫn đại quân vây công Lạc thành.
Không ngờ, tình hình chiến đấu của Yết Giác còn kém hơn, những nô lệ kia có hơn 10 vạn, nhưng lại là cuộc đồ sát đơn phương của quân Ngụy.
I Chẳng lẽ Lạc thành bộ lạc cho người Ngụy cho uống máu dê rừng SaO? j]
Tháp Đồ vừa tức giận, vừa kinh ngạc.
Uống máu dê rừng là một phong tục của bộ lạc Tam Xuyên, bọn hắn cho rằng máu của dê sẽ tăng cường sức mạnh dũng sĩ.
Đương nhiên, đây chỉ là một phong tục, có ý chúc bọn hắn đánh bại kẻ địch, chiến thắng trở về.
Ï Tại sao sĩ khí người Ngụy... Không giảm? ¡
Sau khi về quân, Tháp Đồ nghĩ sao cũng nghĩ không thông. Hắn không biết, kỳ thực sĩ khí Thương Thủy quân cũng đã có dấu hiệu giảm sút, chỉ là Triệu Hoằng Nhuận dùng một điệu nhạc khích lệ lòng người, tăng sĩ khí cho quân đội.
Vê phần Tháp Đồ, sau khi về trại, không khích lệ nô lệ, hơn tổn thất nặng nề, sĩ khí giảm sút là chuyện đương nhiên.
Thậm chí, có nô lệ đã không còn hy vọng, chỉ chiến đấu với niềm tin "nếu ta chết, gia đình ta sẽ sống”.
Một bên sĩ khí lên cao, một phe gân như không còn ý chí chiến đấu, dưới tình thế đó, nô lệ mặc dù còn mười mấy vạn, làm sao có thể là mối đe dọa với Thương Thủy Quân?
Tiến lên không thể, bây giờ vẫn có hơn 2 vạn quân kiên trì bảo vệ thành, không cho Tháp Đồ cơ hội, còn rút lui... Lại có thể lui đi đâu?
Hôm qua, Tháp Đồ cùng các tộc trưởng dưới trướng nhận được tin, Nãng Sơn quân đã tập kích Ô Vó bộ doanh trại, giết sạch nam nhân và bầy dê.
Mặc dù không giết nữ nhân và trẻ em, nhưng một bộ lạc mất bây dê là mất đi tất cả.
Hiện tại đã vào thu, không bao lâu là tới mùa đông, mất đi bầy dê, trừ khi được trợ giúp, bằng không sao sống qua nổi mùa đông.
Nhưng câu hỏi đặt ra là bộ lạc nào sẽ trợ giúp?
Bây giờ các bộ lạc trong lều của Tháp Đồ, ngoại trừ Ô Biên bộ lạc có vị trí xa, còn lại đều là đối tượng tập kích của Nãng Sơn quân, những bộ lạc này tự thân khó bảo toàn, làm sao trợ giúp bộ lạc khác? "Đại tộc trưởng, trận chiến này không thể đánh nữa."
Là một phần quan trọng của Ô Giác bộ, Tro Giác bộ tộc trưởng Cổ Y nhịn không được khuyên: "tiếp tục đánh, coi như công phá Lạc thành, cũng là lợi bất cập hại. Ô Giác, Ô Vó, đã có hai bộ lạc bị quân Ngụy trả thù..."
Nghe câu này, các tộc trưởng trong lều không khỏi nhìn sang Ô Giác bộ tộc trưởng Qua Nhĩ và Ô Vó bộ tộc trưởng Lý Nhĩ A Khế.
Chỉ thấy hai người vẻ mặt tuyệt vọng, ngồi uống rượu, không thèm quan tâm.
Vì bộ lạc bọn hắn đã xong đời, có về hay không, đã không quan trọng.
Nếu Tháp Đồ muốn đánh Lạc thành, vậy cứ tiếp tục đánh, chon dù không chết trên chiến trường, một khi mùa đông tới, các chiến sĩ còn lại vì không có đồ ăn, vẫn phải là nương nhờ những bộ lạc khác, tỉ như Yết bộ lạc.
Còn Ô Giác, Ô Vó?
Chờ các chiến sĩ đến Yết bộ lạc, hai bộ lạc còn mỗi cái tên thì có ích lợi gì?
2 tộc trưởng đã coi nhẹ sinh tử, coi nhẹ thắng bại, cũng không có nghĩa các tộc trưởng khác từ bỏ nhà của bọn hắn, trơ mắt nhìn quân Ngụy giết sạch bầy dê.
Nên khi Cổ Y đưa ra yêu cầu "quay về bộ lạc", lập tức được các tộc trưởng khác ủng hộ, khiến Tháp Đồ tức giận đuổi đám người ra ngoài.
"Năm bè bảy mảng! Năm bè bảy mảng!"
Sau khi đuổi đám người, Tháp Đồ nổi trận lôi đình, đá lung tung mọi thứ.
"Chẳng lẽ những người kia không biết, nếu lúc này không kiềm chế người Nguy, người Ngụy sẽ trắng trợn chiếm 'Tam Xuyên sao?!"
Ngay khi Tháp Đồ nổi trận lôi đình, Tây Lặc đi vào trong lều, thấy Tháp Đồ đang phát cáu, liền đứng ở một bên.
Một lúc sau, Tháp Đồ cuối cùng trút xong cơn giận, liếc nhìn Bác Tây Lặc, trầm giọng hỏi: "nói thế nào?"
Tây Lặc lắc đầu, thấp giọng nói: " "Kiểm bộ lạc" thủ lĩnh Đức Mặc, và "Hỏa Giác quân" Thiên phu trưởng Ô Lỗ Ba Đồ, hai người bọn họ cự tuyệt tham chiến."
"Cự tuyệt? Vì sao cự tuyệt?!" Tháp Đồ tức giận quát: "chẳng lẽ bọn hắn không biết, nước Ngụy là đại địch của Tam Xuyên sao?”
Tây Lặc do dự rồi nói: "liên quan tới chuyện này, Đức Mặc cũng có giải thích. Hắn nói, nước Ngụy hơn mười năm trước tiêu diệt nước Tống, chiếm được đất đai, người Ngụy không cần gấp đất đai, không có lý do xuất binh đoạt lại Tam Xuyên. Kiểm bộ lạc không muốn là kẻ thù với cường quốc không có xung đột lợi ích."
"Cái bíp!" Tháp Đồ nghe vậy mắng: "chẳng lẽ hắn còn ủng hộ hòa hảo với nước Ngụy sao? Đã như vậy, Kiểm bộ lạc trước đây vì sao không điều động tham gia đi săn..." Nói đến đây, Tháp Đồ sững người, lập tức hiểu ra, run rẩy mắng: "tốt tốt tốt, đám người này, muốn Yết Giác bộ thay bọn hắn thăm dò nước Ngụy... Hừ hừ hừ, thực sự là tính toán hay!"
Tháp Đồ nhổ nước bọt, hỏi tiếp: "Hỏa Giác quân cũng cự tuyệt?"
"Đúng vậy." Tây Lặc gật đầu nói: "Thiên phu trưởng Ô Lỗ Ba Đồ nói, Lạc thành Nguyên tộc bộ lạc ủng hộ người Ngụy, đã có Nguyên tộc, Hỏa Giác quân sẽ không nhúng tay vào trận chiến tranh này."
Tháp Đồ há miệng, á khẩu.
Dù sao Hỏa Giác quân chỉ phụ trách bảo vệ Ô Tu vương đình, lần này phái tới Ô Lỗ Ba Đồ cũng chỉ xem người Ngụy có là mối đe dọa với Ô Tu vương đình hay không.
Bây giờ Triệu Hoằng Nhuận thành lập Lạc Thủy liên minh, thành công lôi kéo Nguyên, Đê bộ lạc, vậy Hỏa Giác quân đương nhiên sẽ không tham dự cuộc chiến lần này.
"Xem ra, chỉ có thể xin chi viện từ Yết bộ lạc..." Suy tư một lúc, Tháp Đồ phiền muộn nói.
Tuy nhiên, giờ phút này, Yết bộ lạc căn bản không thể giúp Tháp Đồ, vì đại tướng quân Chu Hợi đang lập quân doanh ở Y Sơn, dù không xuất binh, lại uy hiếp Yết bộ lạc và Linh bộ lạc, dọa hai bộ lạc vội vàng điều binh quay về bộ lạc, hại bọn hắn liên tục bại trận trong cuộc chiến với người Ba.
Tình thế càng ngày càng bất lợi với Tháp Đồ.
"Có vẻ như... Gần xong rồi."
Ngày 26 tháng 8, Luân thị bộ lạc chiến sĩ báo những gì đã thấy cho Triệu Hoằng Nhuận, Triệu Hoằng Nhuận sờ cằm, lẩm bẩm.
Cách cuối tháng, chỉ còn lại 4 ngày. Chương 445: Xua Hổ Nuốt Sói
Trưa ngày 26 tháng 8, Triệu Hoằng Nhuận lần nữa triệu tập các tộc trưởng đến bàn bạc.
Khác với cuộc bàn bạc trước khi quân Yết Giác đến, các tộc trưởng hôm nay thấy bình tĩnh hơn.
Dù sao, Yết Giác quân thất bại liên tiếp 3 ngày để các tộc trưởng thấy được hy vọng chiến thắng.
Cho dù các bộ lạc và Thương Thủy quân đều bị tổn thất nặng nề, nhưng sự phấn khích của họ không giảm, vì bất kỳ ai cũng nhìn ra: Yết Giác bộ lạc, bại cục đã định!
Vì Triệu Hoằng Nhuận trong soái trướng có sa bàn, nên hắn tổ chức cuộc họp ở một chiếc lều khác. Nói là bàn bạc, kỳ thực là khánh công, người Nguyên tổ chức tiệc ăn mừng, chuẩn bị thịt, bánh dê cùng rượu sữa dê.
Thấy vậy, Triệu Hoằng Nhuận dứt khoát cũng mời Ngũ Kị cùng mấy vị Tam Thiên tướng, chuyện cho tới giờ, hắn không thấy bản thân sẽ thua.
23 vị tộc trưởng, lại thêm Ô Ngột, Ô Na, mặc dù không có đại bộ lạc, nhưng 23 bộ lạc này tập hợp lại không hề kém bất kỳ đại bộ lạc nào.
Ăn uống một lúc, Triệu Hoằng Nhuận kết thúc cuộc nói chuyện phiếm, dần chuyển đề tài vào cuộc chiến hiện tại.
"May mắn được các bộ lạc hết sức ủng hộ, bây giờ Yết Giác bại cục đã định, lần này bản vương muốn thảo luận, cũng không phải làm sao đánh bại Yết Giác, mà là kết thúc trận chiến này với tổn thất nhỏ nhất."
Các tộc trưởng sững sờ, bởi vì nghe ra Túc Vương điện hạ, hình như đã có kế sách.
"Túc Vương điện hạ chẳng lẽ đã có diệu kế?"
Ba Long vội hỏi.
"Không thể nói là diệu kế" Triệu Hoằng Nhuận xua tay, vừa cười vừa nói: "bản vương nghĩ, bây giờ Yết Giác đại quân, vẫn còn 15,16 vạn, thậm chí nhiều hơn, nhưng theo bản vương nghe thấy, Yết Giác ky binh cũng đã ít đi, bản vương đoán, là Nãng Sơn quân và Thành Cao quân dụ đi một ít..."
Vì không nắm chắc, nên Triệu Hoằng Nhuận dùng từ "dụ", thật ra Nãng Sơn quân và Thành Cao quân đã vì hắn giải quyết 7,8 ngàn thậm chí gân 1 vạn ky binh.
".. Bản vương tính, trong 15,16 vạn Yết Giác quân, Yết Giác ky binh ước chừng 3-4 vạn, còn lại đều là nô lệ, nên bản vương suy nghĩ, phải chăng có thể để nô lệ phản chiến, giúp ta quân nhất cổ đẩy Yết Giác vào đường cùng."
".." Đám tộc trưởng nhìn nhau.
Một lúc sau, Qua Hách thận trọng hỏi: "xin hỏi Túc Vương điện hạ, không biết dùng cách nào để nô lệ phản chiến?"
"Rất đơn giản." Triệu Hoằng Nhuận cầm ly rượu, thuận miệng nói: "bản vương đang suy nghĩ dùng cách gì nói cho nô lệ;bất kỳ nô lệ nào cầm đầu của ky binh người Yết đến Lạc thành đâu hàng, bản vương khôi phục sự tự do cho hẳn, hơn nữa, sau khi bản vương tiêu diệt người Yết Giác, cho phép gia đình hắn quay về phương bắc". Nếu kế sách này tiến hành thuận lợi, sẽ gây tổn thất lớn cho Yết Giác, dưới sự cám dỗ của tự do, những nô lệ đã mất niềm tin chiến thắng, rất có thể sẽ phản loạn.
3-4 vạn Yết Giác ky binh, 12 vạn nô lệ, ky binh có lẽ sẽ bị giết rất nhiều bởi chính nô lệ bọn hắn coi thường.
Đương nhiên, dù nô lệ không phải đối thủ của ky binh, Triệu Hoằng Nhuận cũng không quan tâm, vì chỉ cần không có nô lệ, những cái gọi là ky binh, trước mặt liên nỏ chỉ là bia sống di động mà thôi.
Khiến Triệu Hoằng Nhuận không hiểu là, kế sách này khá hay, nhưng các tộc trưởng không có ai phụ hoạ.
Ï Xảy ra... Tình huống gì?
Triệu Hoằng Nhuận không khỏi
ngạc nhiên. Hắn nhìn xung quanh, phát hiện các tộc trưởng đều do dự, ngay cả Ô ngột, Qua Hách, Ba Long, Mạnh Lương hình như cũng có băn khoăn.
Thấy vậy, Triệu Hoằng Nhuận nhìn về phía Ba Long, hỏi: "Ba Long tộc trưởng, ngươi muốn nói cái gì?"
Ba Long nghe vậy nhìn sang các tộc trưởng khác, thấy bọn họ dùng ánh mắt tha thiết nhìn hắn, thì cười khổ.
Tuy nhiên, Triệu Hoằng Nhuận chính miệng hỏi hắn, hắn chỉ đành nhắm mắt trả lời.
"Trước khi thảo luận chuyện này, Ba Long cả gan, xin hỏi Túc Vương điện hạ nghĩ gì... Về nô lệ?"
Ÿ Nô lệ... /
Triệu Hoằng Nhuận nghĩ một lúc, lại nhìn các tộc trưởng, có hơi hiểu ra, vừa cười vừa nói: "Ba Long tộc trưởng muốn hỏi không phải là nghĩ gì về nô lệ, mà là nhìn nhận về sự tồn tại của nô lệ như thế nào?"
Thấy Triệu Hoằng Nhuận nói toạc chuyện này, các tộc trưởng thấp thỏm.
"Nô dịch kẻ bại", tức là một cuộc chiến nổ ra, toàn bộ nam nữ bên thua biến thành nô lệ, đây là chuyện thường ở Tam Xuyên, Ba Thục, đất Bắc.
Đây là văn hóa khác biệt.
Tỉ như ở nước Nguy, khi quân Ngụy đánh hạ Lương quốc, Trịnh quốc thậm chí nước Tống, cũng không coi dân chúng là nô lệ, nhưng bản chất, vẫn là vương tộc, quý tộc thống trị bình dân, dân Tống vẫn sẽ bị quý tộc nước Ngụy bóc lộ, khác nhau là sự bóc lột của quý tộc nước Tống giờ chuyển sang quý tộc nước Ngụy.
Nên đối với một số dân Tống không có cảm giác gắn bó với nước Tống, thay đổi triều đại không quan trọng.
Con vì sao coi dân Tống là dân Ngụy, chứ không phải tạo ra thân phận "công dân thứ đẳng"? Thì nguyên nhân là do tư tưởng "nhân, nghĩa".
Nhân, Nghĩa ở các quốc gia trung nguyên là một thứ vũ khí có uy lực to lớn.
Ví dụ, nếu một nước nhỏ giàu có, vương tộc và quý tộc anh minh, mà nước Ngụy lại phái binh công chiếm, cái này gọi là "xâm lược", bị các quốc gia khác phản đối, thậm chí liên minh tiến đánh nước Ngụy ; nhưng nếu quân vương của nước nhỏ này ngu ngốc tham lam, khiến dân chúng lầm than, lúc này nước Ngụy phái binh công chiếm, đây gọi là giải cứu, các nước khác chỉ có thể nhìn chứ không thể làm gì khác.
Trên thực tế, hai việc có gì khác nhau không?
Không, đây đều là sự mở rộng của nước Ngụy.
Nhưng vì có "đại nghĩa', nên Đại Ngụy chiếm đoạt là danh chính ngôn thuận.
Đây chính là một hiện tượng phổ biến ở các nước trung nguyên: đại đa số quân vương đều muốn khuếch trương, bá chủ thiên hạ, nhưng vì nhân nghĩa, đạo đức, nên đành bó tay.
Nhưng ở Tam Xuyên, Ba Thục không có tư tưởng nhân nghĩa, bọn hắn làm việc dứt khoát: xâm lược chính là xâm lược, đánh thắng ngươi, ngươi chính là nô lệ của ta.
Nên chế độ nô lệ ở Tam Xuyên, Ba Thục, đất Bắc vô cùng phổ biến, không giống các nước trung nguyên, muốn có nô lệ để dùng, lại vì dư luận mà từ chối sự tồn tại của nô lệ.
Mà trên thực tế, các quốc gia trung nguyên, cho dù ở nước Ngụy, cũng có nô lệ.
Ï Chế độ nô lệ à...
Nghĩ đến đây, Triệu Hoằng Nhuận do dự.
Người nô dịch người, là hành vi dã man, Triệu Hoằng Nhuận không ủng hộ hành vi này.
Vấn đề là, chế độ nô lệ là một phần quan trọng trong văn hóa Nguyên, Đê, kể cả Đê tộc cũng biến từ nô lệ sang chủ nô.
Nô lệ là sản phẩm xuất hiện trong quá trình phát triển của Tam Xuyên bộ lạc.
Khi bộ lạc nhỏ dần biến thành đại bộ lạc, chuyện phải làm càng lúc càng nhiều, còn trông chờ vào những người có địa vị đi lao động? Hoang tưởng!
Như việc một người trở nên giàu có, cũng sẽ mua nhà, mua gia nô quét dọn, làm việc.
Đây là chuyện thường ở thời đại này!
Nếu chống lại thì chính là đối địch với thời đại.
Đây là lý do vi sao Triệu Hoằng Nhuận đề cập "giải phóng nô lệ", các tộc trưởng do dự, dù sao nước Ngụy "không chấp nhận tồn tại của nô lệ".
Trâm tư một hồi, Triệu Hoằng Nhuận lẩm bẩm: "nô lệ, cũng là của cải."
Câu nói này đồng nghĩa chấp nhận chế độ nô lệ tồn tại.
Nghe vậy, các tộc trưởng như trút được gánh nặng, thở phào.
Sự căng thẳng biến mất, tất cả mọi người vui vẻ thương lượng về "trận thắng cuối cùng" mà Triệu Hoằng Nhuận đề xuất.
Bạn cần đăng nhập để bình luận