Đại Ngụy Đế Quốc

Chương 507: Lên Đường

Chương 507: Lên ĐườngChương 507: Lên Đường
Ngày mùng 1 tháng 2, Triệu Hoằng Nhuận bố trí thỏa đáng, dẫn theo mấy nữ nhân rời khỏi Đại Lương.
Nữ nhân đi cùng hắn, trừ Ngọc Lung công chúa có hẹn với Di vương, còn lại đều đi cùng Triệu Hoằng Nhuận.
Còn hộ vệ, Triệu Hoằng Nhuận dẫn theo tông vệ và 100 Túc Vương vệ, dù sao Đại Lương vẫn còn vương phủ và cửa hàng cần bảo vệ.
Từ Đại Lương đến Thương Thủy, đường thủy là nhanh nhất, nên đám người Triệu Hoằng Nhuận đi đến nơi đầu tiên là Tường Phù cảng.
Tường Phù cảng tiền thân, là một huyện thành và một bến cảng nhỏ để dỡ hàng, nhưng bây giờ, Tường Phù huyện và Tường Phù cảng đã hợp làm một, biến thành bến cảng phồn hoa nhất ở Đại Lương.
Mở rộng Tường Phù cảng, cũng nằm trong kế hoạch 10 năm, 20 năm của Dã Tạo ty, mục tiêu biến nơi này thành một điểm quan trọng kết nối Dĩnh Thủy thủy vận.
Dù sao Dĩnh Thủy quận, chính xác mà nói là Dĩnh Thủy bắc quận, là quận lớn nhất của nước Ngụy, 4/10 người Ngụy sinh sống ở đây.
Chính vì vậy, Triệu Hoằng Nhuận phải ưu tiên phát triển nơi đây.
Trong kế hoạch của Triệu Hoằng Nhuận, Dã Tạo ty mất 10 năm, cùng Công Bộ, xây thêm mấy bến cảng ở mấy huyện thành gần bờ sông thuộc Dĩnh Thủy bắc quận.
Thành trì được đề xuất có: Dương thành, Trịnh, Tương Lăng, Trường Xã, Yên Lăng, Dương Địch, Phần Hình Tắc, Trường Bình, cùng với bến cuối của Dĩnh Thủy thủy vận, Thương Thủy huyện.
Bắt đầu ở Tường Phù huyện, kết thúc ở Thương Thủy huyện, phát triển các thành trì gân sông, đây chính là kế hoạch thủy vận của Triệu Hoằng Nhuận.
Trong kế hoạch còn có đào sâu và mở rộng Dĩnh Thủy do Công Bộ phụ trách, không ngoa khi nói, kế hoạch này, 20 năm cũng là quá sức.
Khoảng giờ Ty ba khắc, đoàn người Triệu Hoằng Nhuận ngồi xe đến Tường Phù huyện.
Lúc này, Trình Lâm, lang quan phụ trách xây dựng Tường Phù cảng, đã dẫn theo vài văn lại chờ ở cổng phía bắc huyện thành.
Trình Lâm mặc dù nhìn Triệu Hoằng Nhuận có hơi lo lắng và kính sợ, nhưng ít nhất không như Lang quan Trần Đãng, lắp ba lắp bắp, có khi còn nói sai, để Triệu Hoằng Nhuận rất bất đắc dĩ.
Nhưng Triệu Hoằng Nhuận cũng có thể hiểu, những nha môn kỹ thuật như Dã Tạo ty và Công Bộ, thật sự rất ít người biết ăn nói.
Loại quan viên này một khi cởi bỏ quan phục, đích thân lên trận, giống các thợ, lấm lem bùn đất.
Cũng vì lý do này, mà người Công Bộ luôn bị các bộ còn lại coi thường.
Mãi cho đến khi Triệu Hoằng Nhuận làm chủ Dã Tạo ty, 5 bộ còn lại không dám coi thường nữa.
"Túc Vương điện hạ."
Gặp Triệu Hoằng Nhuận, Trình Lâm chắp tay, cung kính hỏi có đến xem phía tây Tường Phù huyện. Phía tây Tường Phù huyện chính là lúc đầu Tường Phù huyện, so với trước kia, ngoại trừ một số gia đình mới chuyển đến, có thêm không ít cư dân cũ, quán trọ, quán rượu.
Chỉ được cái đẹp mắt, dù sao Trình Lâm không có thời gian cải tạo phía này.
"Trực tiếp đến đông huyện." Triệu Hoằng Nhuận suy nghĩ rồi ra lệnh.
Trình Lâm chắp tay, cùng văn lại cưỡi ngựa, không vào Tường Phù huyện, dọc theo con đường ngoài huyện, dẫn đoàn người Triệu Hoằng Nhuận đi Tường Phù cảng.
Triệu Hoằng Nhuận cưỡi ngựa nhìn quanh.
Hắn không phải đang ngắm phong cảnh, mà là xem đường xá.
Vì đi không phải quan đạo, con đường này gập ghềnh khó đi. Con đường ở nước Ngụy đều là đường đất, một khi mưa xuống rất dễ xuất hiện hố.
Vì vậy, đi trên con đường này, xe ngựa phải giảm tốc độ, nếu không bánh xe rất dễ bị gãy do va đập.
Muốn giàu, trước phải sửa đường...
Triệu Hoằng Nhuận thở dài.
Không phải hắn không muốn cải thiện đường xá, thật sự là chi phí tu sửa đường đất quá cao, cứ mỗi tháng lại tu sửa vài lần, ai có thể chịu được?
Vì vậy, Triệu Hoằng Nhuận bỏ qua sửa đường bộ, mà đổi thành phát triển vận tải đường thuỷ, tuy đường thủy cũng tốn kém, nhưng không cần tốn quá nhiều chi phí tu sửa.
Còn đường bộ, Triệu Hoằng Nhuận không định phát triển có cho đến khi làm được xi măng hoặc là nhựa đường. Cùng lắm là duy trì quan đạo, dù sao quan đạo dùng để điều động quân đội là chính.
Khoảng nửa canh giờ, đoàn người Triệu Hoằng Nhuận đến Tường Phù cảng.
Trước khi vào thành, Triệu Hoằng Nhuận dặn Trình Lâm: "vào thành đừng gọi ta Túc Vương, gọi ta... Èm, Túc công tử"
Trình Lâm nhìn tông vệ và Túc vương vệ của Triệu Hoằng Nhuận, thấy bọn họ đều không mặc giáp, chỉ mặc thường phục, hiện tại lại nghe Triệu Hoằng Nhuận nói vậy, đoán được Túc vương không muốn người khác biết chuyện, lập tức đồng ý.
Triệu Hoằng Nhuận vốn có tên giả là Khương Nhuận, còn vì sao, hắn không lấy họ Khương nữa, là vì hộ vệ của hắn cứ liên tưởng đến hắn và Mị Khương có một chân.
Chuyện này làm Triệu Hoằng Nhuận cảm thấy oan uổng, lúc hắn dùng tên giả Khương Nhuận, Mị Khương ở đâu không biết.
Vì để tránh cho Tô cô nương ghen, Triệu Hoằng Nhuận dứt khoát đổi tên Túc công tử.
Lúc vào thành, đoàn người Triệu Hoằng Nhuận chia ra nhóm nhỏ, dù sao đoàn người bọn hắn quá đông, cứ vậy tiến vào quá dễ thấy.
Vì che giấu tai mắt người, Triệu Hoằng Nhuận dẫn theo Mị Khương, Mị Nhuế, Ô na, còn có Tô cô nương chủ tớ hai người cùng Dương Thiệt Hạnh đang ở trong xe ngựa, cộng thêm tông vệ.
Còn Túc vương vệ thì chia nhóm nhỏ vào thành.
Tường Phù đông huyện, dĩ vãng là một vùng đất hoang, một năm trước, ở đây là một vùng hoang vu, nhưng bây giờ, trong thành đã hưng thịnh.
Triệu Hoằng Nhuận từ xa nhìn thấy, đều là các tòa nhà chưa hoàn thiện.
"Dựa theo Túc Vương... Ừm, Túc công tử bản vẽ, nơi đó sau này là Tường Phù thành cảng."
Ven đường, Trình Lâm giới thiệu kiến trúc cho Triệu Hoằng Nhuận, nhắc đến cảng thành, hắn là người hưng phấn nhất.
Vì phàm là người Dã Tạo ty đều hiểu, cảng thành là nơi thể hiện rõ sự phồn vinh của cả thành.
Khi Tường Phúc cảng thành được xây dựng, nơi đây sẽ thành nơi thương nhân tập hợp, hàng hóa từ khắp nơi tràn vào sẽ biến Tường Phù cảng thành khu vực phồn hoa nhất. Bác Lãng Sa, cũng xây dựng theo kiểu này.
Trong lúc Trình Lâm giới thiệu, Triệu Hoằng Nhuận liên tiếp gật đầu, nhưng không quên căn dặn Trình Lâm một câu: tường thành không được coi nhẹ, phải nhanh chóng xây dựng.
Vấn đề này không thể bỏ qua, tuy nước Nguy ít thổ phỉ, nhưng không phải là không có, nếu không có tường thành, Tường Phù huyện tương lai sẽ thành mục tiêu của thổ phi.
Sau đó, đoàn người Triệu Hoằng Nhuận tìm một quán trọ, ăn chút gì đó, rồi leo lên một chiếc thuyền của Thương ty.
Khi đội thuyền khởi hành, Triệu Hoằng Nhuận đứng ở đuôi thuyền, từ xa nhìn Tường Phù đông huyện và Tường Phù tây huyện. Hắn tương đối hài lòng với Tường Phù huyện mà Trình Lâm phụ trách, ngắn ngủi không đến một năm, liên có thể xây Tường Phù cảng thành quy mô thế này.
Mặc dù tường thành chưa xây xong, hơn nữa, dân số không đủ, nhưng không khó để thấy, sau khi Tường Phù cảng xây xong, sẽ trở thành một cảng thành.
Triển vọng của nó cũng không thua kém bến cảng Bác Lãng Sa.
"Trạm tiếp theo... Thương Thủy."
Nhìn Tường Phù huyện dần biến mất, Triệu Hoằng Nhuận có một sự thỏa mãn.
Tường Phù huyện thay đổi chính là vì sự xuất hiện của hắn. Chương 508: Gánh Vác Nhiệm Vụ Quan Trọng
Trạm tiếp theo, Thương Thủy!
Khi Triệu Hoằng Nhuận nói ra câu này, hắn hoàn toàn không ngờ, chỉ ngồi thuyền nửa ngày, bọn hắn phải đổi sang đi đường bộ?
Nguyên nhân rất đơn giản, Ô Na say sóng.
Thiếu nữ thuở nhỏ sinh sống ở thảo nguyên, sau khi bước lên thuyền, mặt đã hơi tái.
Tiếp đó, đội thuyên khởi hành, thiếu nữ đáng thương bắt đầu nôn mửa.
"Không sao, ta có thể chịu... Ọe..."
Nhìn Ô Na, Triệu Hoằng Nhuận đành hạ lệnh cho thuyền cập bờ. Tường Phù cảng cách Thương Thủy huyện, ít nhất cũng còn 4,5 ngày đường thủy, nếu không xuống thuyền, Ô Na sẽ hôn mê, thậm chí nhiễm bệnh nặng.
Triệu Hoằng Nhuận cũng không muốn điều này.
Mặc dù đi bộ sẽ tăng gấp đôi thời gian, nhưng Triệu Hoằng Nhuận không muốn để nữ nhân của mình chịu khổ.
Nhưng nếu đi đường bộ, nhân số bọn họ quá lộ liễu, nên Triệu Hoằng Nhuận gọi hộ vệ trưởng Sầm Xướng dẫn theo Túc vương vệ tiếp tục đi thuyền, sớm đến Thương Thủy huyện, còn hắn thì dẫn theo tông vệ và mấy nữ nhân, chậm rãi đi đến Thương Thủy.
Dù sao hắn cũng không vội.
Đợi nhóm người Triệu Hoằng Nhuận xuống thuyền, chiếc thuyền chở Túc Vương vệ, lần nữa lên đường, đuổi theo đội tàu phía trước.
Còn Triệu Hoằng Nhuận bế Ô Na lên xe ngựa.
Nhìn Ô Na sắc mặt trắng bệch, bờ môi tím xanh, Triệu Hoằng Nhuận tự trách bản thân không cân nhắc chu toàn.
Nam thuyền bắc ngựa, người phương nam đứng trên thuyền như đứng trên đất; còn người phương bắc, không những ăn uống ngủ nghỉ trên ngựa, mà ngày đi trăm dặm cùng là chuyện thường.
Nhưng khi hai bên đổi chỗ?
Bảo đảm một bên nôn mửa ốm bệnh trên thuyền, còn bên khác đi trăm dặm xong thì xương cốt rã rời, chóng mặt choáng váng.
"Nhuận, thật có lỗi, sớm biết, ta đã ở lại Đại Lương..." Nằm trong xe ngựa, Ô Na tự trách.
Triệu Hoằng Nhuận thì không quan †âm, sờ trán Ô Na, trấn an nàng: "không có việc gì, lần này đi Thương Thủy cũng không có chuyện quan trọng, chỉ là đi giải sầu mà thôi... Muốn nói xin lỗi, cũng là ta nói, thật xin lỗi, Ô Na, là ta chưa cân nhắc kỹ."
Trong xe, nha hoàn Lục nhi thấy Triệu Hoằng Nhuận đối xử Ô Na dịu dàng, trong lòng không khỏi ghen ty thay cho tiểu thư nhà mình, ngược lại Tô cô nương lộ ra rộng lượng, dùng khăn ẩm lau trán cho Ô Na.
Có lẽ nàng thông cảm Ô Na a, dù sao Ô Na ở nước ngụy bây giờ tứ cố vô thân, giống nàng khi trước.
Huống chỉ, Ô Na là người thẳng thắn, Tô cô nương cảm thấy nếu bản thân ghen ty với người như vậy thì cũng thật thảm hại.
Ô Na cũng được, Dương Thiệt Hạnh cũng được, nàng chỉ có ác cảm với Mị Khương.
Nàng cùng Mị Khương trời sinh khắc nhau.
Nhưng suy cho cùng vẫn là do Triệu Hoằng Nhuận gọi tên Mị Khương trong khi ngủ với nàng, khiến tim nàng như bị gai đâm.
Lát sau, Ô Na dần chìm vào ngủ.
Thấy vậy, Tô cô nương hạ giọng hỏi thăm Triệu Hoằng Nhuận: "Nhuận lang, lần này ngươi đi Thương Thủy, không nhậm chức gì sao?"
Triệu Hoằng Nhuận nghe vậy cười nói: "điều ngươi nghe, chỉ là triều đình thả ra."
Lần này Triệu Hoằng Nhuận bị lời đồn ép rời Đại Lương, hắn không thể phản bác lời đồn, chỉ có thể tạm rời khỏi Đại Lương.
Nhưng cũng không thể nói Túc Vương vì tránh lời đồn mà đến Thương Thủy.
Cuối cùng, Lễ Bộ tạo điều kiện cho Triệu Hoằng Nhuận, mời Triệu Hoằng Nhuận đảm nhiệm lễ quan, đi hòa giải quan hệ giữa dân An Lăng, Triệu Lăng với Yên Lăng, Thương Thủy.
Đây là vấn đề đau đầu của Lễ Bộ, người dân An Lăng, Triệu Lăng là người Ngụy, là người bị hại trong cuộc chiến Ngụy Sở, mà ở Yên Lăng, Thương Thủy đều là người Sở đến nương nhờ đã được triều đình chấp nhận, nhưng triều đình ý chí không thể ảnh hưởng đến dân gian.
Mặc dù cuộc chiến đã kết thúc được một năm, nhưng An Lăng, Triệu Lăng các vùng vẫn căm hận người Sở, còn người Yên Lăng, Thương Thủy cũng bắt đầu phản kháng.
Nhất là An Lăng cùng Yên Lăng, người dân hai huyện thường xuyên xung đột vì những chuyện nhỏ nhặt.
Như 2 tháng trước, vài người Yên Lăng đi săn, hi vọng săn được mồi, vô tình đụng phải một nhóm người An Lăng.
Vốn dĩ ở gần Yên Lăng, An Lăng có rất nhiều núi đồi, cứ ai đi đường nấy là được.
Nhưng người An Lăng lại nói, những ngọn núi này thuộc về An Lăng, bảo người Yên Lăng xéo đi.
Mà người Yên Lăng cũng không tỏ ra yếu kém, nói những ngọn núi này gần Yên Lăng là Yên Khâu, bảo người An Lăng xéo đi.
Một lời không hợp, song phương đánh nhau, đánh đến mặt mũi bâm dập.
Hai bên đều thấy mình thiệt thòi, hẹn ngày phân cao thấp, về huyện gọi người.
An Lăng là huyện lớn, ban đầu thu nhận người Ngụy ở Yên Lăng, Lâm Dĩnh, Tây Hoa, nhân khẩu trong huyện có hơn mười vạn, mà Yên Lăng cũng có số nhân khẩu không thua kém bao nhiêu
Người hai huyện đều xắn tay áo đánh nhau, cảnh tượng quá hoành tráng, không kém gì Triệu Hoằng Nhuận đánh Tam Xuyên.
Cũng may Huyện Lệnh An Lăng, Yên Lăng biết phân tấc, phái ra huyện binh, sau đó mời Nãng Sơn quân và Thương Thủy quân bắt một đám người, rốt cuộc đã dừng được trò hề này.
Nhưng đàn áp thì đàn áp, quan hệ song phương vẫn đầy thù địch. Mà lần này Triệu Hoằng Nhuận đến Thương Thủy, chủ yếu là xử lý chuyện An Lăng và Yên Lăng.
Hết cách, An Lăng và Yên Lăng cách nhau quá gần, bất kể dân hai huyện lên núi đi săn, hay ra sông múc nước, giặt quần áo, cũng có thể đụng nhau.
Một khi đụng nhau, rất có thể dẫn đến một cuộc đánh nhau khác.
"Sách lược triều đình không có hiệu quả sao?"
Nghe Triệu Hoằng Nhuận giải thích xong, Tô cô nương không hiểu.
Triệu Hoằng Nhuận ngẫm nghĩ, hỏi: "ngươi muốn nói các vùng An Lăng, Triệu Lăng, Yên Lăng, Thương Thủy, nam nữ thông hôn?"
Tô cô nương đỏ mặt, nhưng vẫn gật đầu. Thấy vậy, Triệu Hoằng Nhuận lắc đầu, nói: "mặc dù Lễ Bộ liên tục khởi xướng, nhưng... Không thể nói là không có hiệu quả, chỉ là như không mong đợi."
Tô cô nương gật đầu, lý giải: "song phương cũng mười mấy vạn người..." Nói rồi, nàng quay đầu nhìn Triệu Hoằng Nhuận, mỉm cười nói: "nhưng nô gia tin chuyện này không làm khó được Nhuận lang."
Triệu Hoằng Nhuận cười lớn, lắc đầu nói: "ngươi quá để mắt ta, chuyện này... Không dễ làm..."
Trò chuyện với Tô cô nương một lúc, Triệu Hoằng Nhuận liền để nàng, Dương Thiệt Hạnh và Lục nhi, trông nom Ô Na, rời khỏi xe, cưỡi ngựa.
Hắn muốn nhân cơ hội thị sát dọc đường, tỉ như đường xá, thuỷ lợi, đồng ruộng... Đêm đó, đoàn người Triệu Hoằng Nhuận ngủ ngoài trời, ăn lương khô.
Nửa đường xuống thuyền, nên bọn hắn đến nay còn chưa xác định được phương hướng.
Đến sáng hôm sau, đoàn người Triệu Hoằng Nhuận may mắn tìm được một ngồi làng.
Bỏ ra ít đồng tiền, đám Triệu Hoằng Nhuận cuối cùng được uống canh, nhưng quan trọng hơn là, bọn hắn hỏi vị trí từ miệng của dân làng.
Bọn hẳn thế mới biết, bọn hắn đang ở phía đông nam Khải Phong huyện, đi tiếp một hai ngày, chính là Ngữ huyện, mà đi tiếp phía tây nam là An Lăng.
Tìm được hướng thì cũng dễ làm.
"Công tử, trực tiếp đi An Lăng sao?"
Rời thôn làng, Trâm Úc hỏi. Triệu Hoằng Nhuận nghĩ một lúc, lắc đầu nói: "đi Ngữ huyện, sau đó đi vòng Dương Hạ, đến Thương Thủy."
Trâm Úc ngạc nhiên nhìn Triệu Hoằng Nhuận, chắp tay nhận lệnh.
Hắn không biết, Triệu Hoằng Nhuận sở dĩ không muốn đến An Lăng trước.
Vì An Lăng có một nhánh Triệu thị, không phải ai khác, lại đúng là Tông phủ trưởng lão, Tam thúc công.
Tính thời gian, Triệu Lai Dục đã trở lại An Lăng.
Triệu Hoằng Nhuận không dám đến An Lăng với số ít người, hắn biết, hắn đắc tội quá nặng với Tam thúc công.
Nên Triệu Hoằng Nhuận vẫn quyết định đến Thương Thủy trước, vì nơi đó là địa bàn của hắn.
Bạn cần đăng nhập để bình luận