Thập Niên 70: Xuyên Thành Chị Họ Độc Ác Của Phúc Bảo (Bản dịch 920 chương)

Chương 272. -

“Không cần dùng gạch quá tốt, chỉ cần rắn chắc chút là được rồi, dù cho có vỡ cũng không ảnh hưởng gì. Như vậy giá cả có thể giảm một nửa, nếu như không gánh vác được tiền vật tư, chúng ta cứ ghi nợ trước, đợi khi bán được trứng gà và các loại thịt, chúng ta sẽ thanh toán.”
“Làm vậy được không?” Trưởng thôn và chủ nhiệm công xã đều lo lắng.
Bọn họ đều không biết lần nuôi trồng này liệu có thành công không, chỉ phô trương mở rộng thế này cũng đủ khiến người ta thấp thỏm lo sợ rồi, bây giờ lại còn ghi nợ, lỡ như nuôi trồng không kiếm ra tiền, vậy là phải gánh nợ nần trên lưng sao?
Kha Mỹ Ngu mím môi cười, chỉ ra nỗi lo của họ: “Sao lại không được, lùi lại mà nói, nếu thua lỗ, tiền đổ xuống sông xuống biển thì chúng ta vẫn còn nhân lực mà.”
“Để mọi người đi giúp đỡ làm việc, chỉ lấy một nửa tiền công, chỗ còn lại một nửa thanh toán nợ, một nửa đổi lấy gạch về xây nhà!”
Nếu không phải Tần Nguyên Cửu có quan hệ với xưởng gạch, bọn họ hoàn toàn không lấy được gạch với cái giá như thế, sắp xếp thế này, cả ba bên đều vui vẻ.
“Ha ha, nhóc con này của thôn các ông với chồng con bé đều không đơn giản, tùy tiện nói hai câu đã giải quyết được chuyện mà hai lão già chúng ta lo lắng rồi.”
Cha Kha ngồi bên cạnh cũng không nhịn được mà ưỡn thẳng lưng, dáng vẻ vinh hạnh, tự hào.
Đàm phán xong xuôi, chủ nhiệm công xã lại nhìn Kha Mỹ Ngu và cha Kha: “Đồng chí nhỏ, cháu còn có chuyện muốn báo cáo sao?”
Kha Mỹ Ngu gật đầu, cười đưa xấp kế hoạch dày cộp mà mình viết ra: “Chủ nhiệm công xã, cháu có vài ý tưởng mới liên quan đến nuôi cá, tôm, cua, mong bác có thể xem qua.”
Chủ nhiệm công xã hiếu kỳ nhận lấy, đeo kính lão lên, nghiêm túc đọc.
Kha Mỹ Ngu cầm bản đồ đất đai của xã, thiết kế vài kênh nước, mỗi một con kênh đều bắt nguồn từ đập trữ nước – nơi lấy nước từ con suối quanh năm dồi dào trên núi, lộ trình con kênh đi qua mấy ngôi làng đông người, chảy đến tận bên sông Tây Lam.
Từ ba cây số ban đầu, con kênh được mở rộng ra năm, sáu cây, lại còn có thêm vài nhánh nữa, công trình này lớn nhưng giúp ích được cho nhiều thôn.
“Bác xem đi, bình thường những thôn này rất khó khăn về cả nước ăn lẫn nước sinh hoạt, có rất ít gia đình bằng lòng bỏ tiền ra đào giếng, họ sống dựa vào giếng nước trong thôn hoặc là nước trong các hồ tích được sau khi mưa.
“Những năm ít mưa, mực nước giếng hạ xuống, đủ cung cấp cho mọi người dùng đã là tốt lắm rồi, để tưới tiêu cho đồng ruộng, họ phải chạy đến con sông cách đó vài cây số để kéo nước về!”
“Con kênh này dài nhưng mỗi thôn thầu một đoạn, thôn dân mỗi người đào mấy phân mà thôi nhưng lại đỡ được nhiều phiền toái.”
“Nước suối trên núi dồi dào, đập trữ nước lúc nào cũng trong trạng thái đầy, thỉnh thoảng mở cống xả nước ra chi bằng làm thêm vài con kênh, để nước dư thừa tưới cho đất trồng.”
“Chủ nhiệm công xã, bác xem, đập trữ nước này địa thế cao, càng xuôi về hướng đông càng thấp dần, lúc chúng ta đào kênh dẫn nước, có thể áp dụng hình thức chẻ đôi khúc trúc, để khúc sau thấp hơn khúc trước, ở miệng khúc trúc dùng đá chèn lại, chỉ khi đầy, nước mới có thể chảy xuống ống trúc bên dưới.”
“Ở chỗ bị chặn dùng lưới bịt lại, có thể nuôi cá, nuôi tôm, cua trong đó, như vậy người người nhà nhà đều có thể tham gia mà không bị hạn chế về nguồn nước.”
Cô còn vẽ ra mô hình hết sức cụ thể, nguyên lý giống như cách xếp ly rượu theo hình kim tự tháp trong tiệc cưới, có điều kênh nước chỉ chảy theo một hướng, không thể mở rộng.
Kha Mỹ Ngu còn bày tỏ nỗi lo của mình: “Chủ nhiệm công xã, từ sau khi lập thu cho đến nay, trời chưa đổ một giọt mưa, trên sách cổ ghi chép, rất nhiều đợt lũ lụt trong mùa xuân hạ đều xảy ra trong thời tiết như vậy.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận