Thập Niên 70 Xuyên Thành Chị Dâu Của Nam Chính

Chương 490: Bệnh

Hai bé trai cũng vui vẻ: “Cảm ơn ông Cố, như vậy bọn cháu nghe radio cũng không sợ phí pin nữa. Pin đắt lắm, bọn cháu không nỡ nghe.”
Ông cụ Cố cười ha ha, bộ dáng vô cùng dung túng: “Sau này cứ nghe thoải mái, ông cho các cháu pin.”
….
Hành động của Trần Chí Cương rất nhanh, anh ta viết một lá thư tới ủy ban cách mạng huyện, nói rõ tính quan trọng của thôn Đại Loan khác với bình thường. Thôn Đại Loan không chỉ có nghề phụ nhang muỗi, giải quyết vấn đề cung ứng nhang muỗi rất lớn cho thành phố thuộc tỉnh, mà đồng thời còn có bác sĩ Lâm có y thuật vô cùng cao siêu. Để thôn Đại Loan phát triển càng tốt hơn, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hơn, để bác sĩ Lâm càng vì dân phục vụ hơn, anh ta xin giúp thôn Đại Loan nối điện.
Lúc này nối điện về quê gần như là chuyện không có khả năng, vì chi phí quá cao, mà mật độ dân cư lại không đủ. Thôn và thôn cách nhau quá xa, cần dựng rất nhiều cột điện làm tiêu hao không ít dây điện, mà nhân khẩu của một thôn cũng có hạn.
Đương nhiên, nếu có nhu cầu đặc biệt, vậy cho dù có xa bao nhiêu, mật độ dân số có ít cỡ nào, nên nối điện thì vẫn phải nối điện.
Ủy ban cách mạng không thể quyết định nên gửi thư lên địa khu.
Bên địa khu đã có được tin tức của Trần Chí Cương, sau khi suy nghĩ chi tiết, cảm thấy có thể cấp ngân sách để sắp xếp cột điện từ huyện Kỳ Sơn tới trấn Đại Thạch Kiều, sau đó những công xã khác lại kéo dây từ công xã Đại Thạch Kiều ra. Mà thôn xóm ở ven đường cũng có thể căn cứ theo nhu cầu xếp cột điện và giăng dây điện, phần này có thể do bản thân các đại đội phụ trách, như vậy giá thành sẽ ít đi rất nhiều.
Địa khu tỏ ý ủng hộ, trợ cấp một lô dây điện và cột điện, huyện Kỳ Sơn chỉ cần bỏ một phần nhỏ vật liệu và một phần lớn sức người là xong.
Vì thế, huyện Kỳ Sơn triệu tập các công xã lại mở một cuộc họp, đồng ý để công xã nối điện thì cùng nhau bỏ tiền bỏ sức, chuyển cột điện và dây điện đến các công xã, sau đó các thôn lại từ từ mở rộng ra.
Tuy rằng điện đắt, nhưng sau khi nối điện, có thể mang tới sự thuận tiện rất lớn, có thể mua các loại máy móc như xay lương thực, ép dầu, nghiền bông, vò bông, và tuốt hoa màu.
Tuy rằng có khả năng không có tiền mua máy móc, nhưng tương lai tươi đẹp ở ngay đó, đại đội cố gắng kiếm tiền cũng sẽ có cơ hội thực hiện.
Cho nên hai phần ba công xã đồng ý nối điện, hơn nữa còn bằng lòng gom tiền gom lương thực và sức lao động.
Vì thế địa khu và ủy ban cách mạng sắp xếp nhân viên kỹ thuật về quê đo lường, thăm dò, quy hoạch tuyến đường thích hợp nhất.
Lúc này, viện y tế ở thôn Đại Loan vẫn là bộ dáng cũ, mỗi ngày đều bận rộn, không ít người tới đặt lịch khám bệnh, thậm chí còn có người từ ngoài huyện xa xôi chạy tới.
Công tác ngâm nước thuốc và châm cứu cho ông cụ Cố thuận lợi, càng ngâm càng thoải mái, sau này còn có hơi hưởng thụ, mỗi ngày đều giục lính cần vụ mau chóng chuẩn bị nước tắm cho ông cụ.
Trần Chí Cương thấy ông cụ mê ngâm mình, mới lén nhắc nhở: “Chú ơi, chúng ta phải kiềm chế một chút, chúng ta tới đây chữa bệnh chứ không phải đi tắm hơi đâu.”
Ông cụ Cố mang vẻ mặt cháu không hiểu: “Loại cảm giác này, người chân tay lành lặn như các cháu không cảm giác được đâu.”
Trần Chí Cương: Chú nói có hay cỡ nào, thì cháu cũng không muốn tự đập gãy chân mình để thử cảm giác gì đó đâu.
Chiều ngày hôm đó, Lâm Uyển dẫn Khưu Thủy Anh và Triệu Diễm Tú đi bắt mạch không có ở nhà, ông cụ Cố thì đang đánh cờ với Lục Chính Đình.
Ông cụ phát hiện ra Lục Chính Đình đánh cờ thú vị hơn Trần Chí Cương nhiều: “Kỳ nghệ của Tiểu Lục không tệ, tự thành một phái riêng.”
Trần Chí Cương ở bên cạnh nghe thấy, thấy ông cụ càng ngày càng vui vẻ, làm anh ta cũng lén vui theo, anh ta lặng lẽ quan sát Lục Chính Đình, trong lòng càng thêm tò mò, không nhịn được mà hỏi: “Văn thư Lục, anh thật sự không nghe được sao?”
Lục Chính Đình liếc mắt nhìn anh ta qua khóe mắt, lắc đầu: “Không nghe thấy.”
Trần Chí Cương: “Anh xem, anh còn biết tôi nói gì nữa kìa.”
Lục Chính Đình: “Quá nhiều người nói không nghe được mấy chữ này.”
Đang nói thì bà Lục và Lục Tâm Liên từ bên ngoài đi vào. Lục Tâm Liên đỡ bà Lục, bà ta mang bộ dáng bệnh không nhẹ, kêu ôi chao: “Thằng, thằng ba à.”
Lục Tâm Liên: “Anh ba, mẹ nhớ anh.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận