Chu Du Cùng Hệ Thống

Chương 268 - Đế miếu Quan Vũ

Chương 268 - Đế miếu Quan Vũ

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 268: Đế miếu Quan Vũ

Ông chủ tất nhiên không phục: “Dù sao thì Trư Bát Giới cũng là theo đuổi phụ nữ độc thân, chứ không phải gái có chồng. Thế nên lý do bay về cung trăng là gì không cần biết, chỉ cần biết vợ chồng họ đã ly hôn, vậy là đủ rồi.”

Đồng đội thứ năm tò mò quá cũng phải lên tiếng: “Thế còn chuyện Hằng Nga và anh tiều phu Ngô Cương là như nào? Có ai biết không?”

Ôi trời, sao hầm bà lằng vậy, Đường Tư Kỳ nghe mà rối hết cả não. Nhưng cô cũng lười tán gẫu, hơn nữa trận chiến đang trong lúc giao tranh căng thẳng, Đường Tư Kỳ tập trung điều khiển Hậu Nghệ ngắm chuẩn vị trí then chốt bắn mũi tên băng làm giảm tốc độ của mục tiêu. Sau đó liên tục tung các đòn quyết định ưng tiễn và cánh đồng lửa khiến đối phương không kịp trở tay thay quần áo. Quân địch bị tiêu diệt tan tác, trò chơi kết thúc. Team Đường Tư Kỳ đại thắng!

Đường Tư Kỳ cảm khái: “Không hổ skin siêu cấp, chơi đã thật.”

Đậu Mễ hò reo: “Tiếp tục tiếp tục nào anh em!”

Đường Tư Kỳ: “Mọi người chơi đi, mình out đi ăn nho đây.”

Thoát game, Đường Tư Kỳ tiện tay tra cứu chút thông tin về Hậu Nghệ, Hằng Nga, Mật Phi, lùng sục các tích cổ và tìm đọc những mẩu chuyện bát quái xung quanh các nhân vật thần thoại này.

Bất ngờ, cô đã tìm được một truyền thuyết có liên quan tới cả Lạc Dương. Thì ra công chúa Mật Phi, con gái của đế vương Phục Hy (1) đã bị hà bá sông Lạc nhìn trúng và bắt ép về làm vợ lẽ, giam cần bên dưới thuỷ cung. Nàng Mật Phi buồn chán, cả ngày chỉ biết ôm đàn gửi nỗi niềm vào khúc nhạc câu ca.

Việc này đến tai Hậu Nghệ (2), ông lập tức tiến đánh sông Lạc, cứu Mật Phi. Hà bá không phục, kiện lên Ngọc Đế đòi phân xử. Ngọc Đế xử Hậu Nghệ thắng, ra lệnh cho Hà bá phải buông tay thả người. Từ đó Hậu Nghệ và Mật Phi ở bên nhau.

Chậc chậc chậc, Đường Tư Kỳ vừa đọc vừa cảm thán. Truyện cổ tích xưa thú vị thật!

Và bất ngờ nhất là vào chơi game giải trí cũng vô tình lượm được chuyện hay. Đường Tư Kỳ cười tít mắt Check-in, ngon ơ nhận 500 vàng về tay.

Dọc theo các truyền thuyết và huyền sử tìm xuống dưới, cô lại phát hiện một địa điểm ngoài đời thực có liên quan đến anh hùng trong game.

Quan Lâm là lăng mộ chôn cất phần đầu của Quan Vũ, vị anh hùng đứng đầu trong Tam Quốc ngũ hổ tướng.

Đường Tư Kỳ chỉ chơi giỏi vài vị trí, một trong số đó là Quan Vũ. Nhưng sở trường của cô vẫn luôn luôn là Trung Mã Siêu, một thượng tướng tài ba cũng nằm trong danh sách Tam Quốc ngũ hổ tướng cùng Quan Vũ.

Không tìm hiểu thì không biết, đến Lạc Dương cũng có thể bái tế Quan Vũ. Đường Tư Kỳ háo hức lắm, quyết định sáng hôm sau sẽ làm một chuyến tham quan thực tế Quan Lâm.

Đúng như dự định, sáng hôm sau tỉnh dậy, Đường Tư Kỳ lập tức lên đường.

Có kinh nghiệm từ trước thế nên đến nơi cô không hấp tấp vào ngay mà đứng ở bên ngoài đọc thêm thông tin và nghe thuyết minh.

Theo như những gì nhân viên ở đây phổ biến thì xác Quan Vũ bị phân thành hai phần, cơ thể an táng tại Đương Dương (thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), và thủ cấp chôn cất tại khu Quan Lâm, ngoại ô phía Nam thành phố Lạc Dương.

Đối với người dân Trung Quốc, Quan Lâm là một thánh địa hết sức thiêng liêng và có địa vị tối cao, đứng đầu trong số các Quan đế miếu trong cả nước.

Phải nói là Đường Tư Kỳ may mắn vô cùng. Hôm nay cô đến đụng trúng dịp tổ chức lễ hội Quan Lâm quốc tế triều thánh đại điển. Lễ hội diễn ra mỗi năm một lần, quy tụ đông đảo nhân dân trong nước và Hoa kiều từ năm châu bốn biển đổ về, được tổ chức cực kỳ long trọng và hoánh tráng.

Hai bên cổng lớn, một bên đề Trung Nghĩa, một bên viết Nhân Dũng, bốn chữ vàng tượng trưng cho sự kính trọng và lòng yêu mến của nhân dân cả nước đối với võ thánh Quan Vũ.

Bước vào bên trong, lúc này đây rất đông người đang xếp thành hàng ngay ngắn tại quảng trường để tham gia nghi lễ hành hương.

Trước điện Thiên Thu Giám, nghi lễ cúng tế Quan Vũ đang được cử hành hết sức uy nghiêm và long trọng.

Đường Tư Kỳ không khỏi giật mình khi trông thấy trong hàng người đứng ở đây có cả du khách nước ngoài đến từ Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản cùng Thái Lan và càng bất ngờ hơn khi đất nước họ cũng có tín ngưỡng thờ cúng Quan Công.

Còn chưa đợi Đường Tư Kỳ giải đáp thắc mắc thì một hồi trống trận hào hùng dồn dập, tiếp theo đó là tiếng đàn tiếng sáo tấu lên các khúc cổ nhạc rộn ràng. Hai bên cánh gà, các đội lân sư rồng túa ra, phô diễn những màn múa võ đỉnh cao và đẹp mắt. Bầu không khí bỗng chốc náo nhiệt hơn bao giờ hết.

Không những vậy, một đột quân trong trang phục binh sĩ rầm rộ dàn binh tập trận, tái hiện tinh thần và khí thế hào hùng của quân đội Quan Vũ thời đó.

Lễ tưởng niệm kết thúc, khách tham quan lục tục di chuyển vào bên trong.

Nghi Môn là cổng của Quan đế miếu, theo quy định tất cả quan văn quan võ khi tới đây đều phải hạ kiệu xuống ngựa đi bộ.

“Hướng dẫn viên du lịch, tôi có thắc mắc. Sao cửa ở đây lại được trang trí chín hàng chín cột núm đinh bằng vàng? Không phải nói ở thời phong kiến có quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề này sao? Thế nào lại được đóng tận chín hàng chín cột trong khi không phải địa vị quân vương?”

Cô hướng dẫn viên đứng phía trên mỉm cười giải thích: “Vị du khách này có óc quan sát rất cẩn thận. Ở câu hỏi của quý khách, em xin được đưa ra lời giải đáp như sau. Theo sử sách ghi chép lại, vào thời nhà Minh, Quan đế miếu được xây dựng theo đúng quy chuẩn là trang trí bảy bảy bốn mươi chín núm đinh vàng ngoài cổng chính. Nhưng đến thời nhà Thanh tiến hành trùng tu lại thì đã đổi thành chín chín tám mươi mốt đinh, tương đương với số lượng trên đại môn Tử Cấm Thành. Điều này cho thấy, ở Minh Triều, Quan Vũ được xem là bậc vương hầu khánh tướng. Nhưng tới triều đại nhà Thanh, vị trí của ngài được trọng vọng ngang bằng với bậc quân vương.

Xin được chi tiết thêm đến quý cô chú anh chị một thông tin nữa. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Nơi án táng của các bậc đế vương được gọi là lăng, còn nơi an táng của tất cả những người khác, từ quan đại thần cho đến dân thường, đều gọi là mộ. Thế nhưng trong lịch sử Trung Quốc, có hai nhân vật không phải vua hay hoàng đế nhưng nơi án táng lại được gọi là lăng mộ hay lăng tẩm, đó là Khổng Tử và Quan Vũ hay được biết tới danh xưng rộng rãi hơn là Quan Công. Cả Khổng Tử và Quan Công đều được tôn xưng là thánh nhân. Một người là văn thánh và một người là võ thánh.”

===

Chú thích:

(1)Phục Hy - 伏羲 (4486 TCN—4365 TCN), thường được xem là người đầu tiên và đứng đầu trong các truyền thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế của Lịch sử Trung Quốc, theo sau còn có Thần Nông và Nữ Oa. Theo quan niệm cổ của người Trung Hoa, Phục Hy là anh trai của Nữ Oa thánh nhân.

(2)Hậu Nghệ 后羿, là vua nước Hữu Cùng

Thời gian trị vì: 2077 TCN - 2048 TCN

Ngoài ra còn được xưng là Thần Tiễn - 箭神

Bạn cần đăng nhập để bình luận