Nông Gia Lạc
Chương 242: Cả Nhà Cùng Vào Kinh
Xuất phát từ suy nghĩ đối với thanh danh của Phúc Bảo, Nghiêm Khôn đề nghị con dâu đi cùng bọn họ vào kinh.
Nghiêm Sơn Sinh vừa nghe đến chuyện nếu Phúc Bảo không muốn đi cùng, bọn họ liền phải tách ra gần nửa năm, lập tức luống cuống, ánh mắt mong chờ nhìn Phúc Bảo, hận không thể thay nàng đáp ứng.
Trên thực tế, Phúc Bảo cũng không có lý do gì để cự tuyệt.
Nàng sống ở thời đại này lâu như vậy, nơi xa nhất nàng từng đi cũng chỉ là huyện thành của huyện Bá Giang thôi, bây giờ có cơ hội đi kinh thành, dọc đường đi có thể thăm thú các thành trấn ven đường, cơ hội du lịch như thế, khả năng cả đời cũng chỉ có một lần này thôi.
Vừa lúc nàng với Sơn Sinh thành thân chưa bao lâu, chuyến đi lần này cũng có thể coi như là chuyến đi hưởng tuần trăng mật của bọn họ.
Phúc Bảo đáp ứng rồi, chuyện này cũng coi như quyết định vậy đi.
“Dọc đường đi cẩn thận một chút.”
Bên bến tàu huyện Bá Giang, Tưởng bà tử lưu luyến không thôi nói với con trai.
“Con biết rồi...”
Nương, con sẽ chăm sóc mình thật tốt.
Thiện Tuấn Hải chỉ vừa mới nói ba chữ đầu tiên, còn chưa kịp nói câu hoàn chỉnh thì đã bị lão thái thái ngắt lời.
“Nếu mà con đau ốm, bệnh tật, ai sẽ chăm sóc cho cục cưng bảo bối của ta đây.”
Bộ dáng lão thái thái với vẻ mặt đương nhiên khiến Thiện Tuấn Hải cảm thấy đau lòng.
Tuy rằng hắn cũng cảm thấy con gái bảo bối quan trọng hơn, nhưng bị mẹ ruột ngó lơ như vậy, Thiện Tuấn Hải cũng cảm thấy hụt hẫng. Rõ ràng nhiều năm trước đây, hắn mới là đại bảo bối quan trọng nhất trong lòng của nương hắn.
“Nãi, người yên tâm, con nhất định sẽ chăm sóc Phúc Bảo thật tốt.”
Nghiêm Sơn Sinh vỗ vang ngực mình mấy cái, Phúc Bảo chính là nương tử của hắn, hắn đương nhiên phải quan tâm nàng hơn, coi trọng nàng hơn những người khác.
“Nãi tin tưởng con.”
Tưởng bà tử vui mừng cầm tay của cháu rể, ánh mắt tràn đầy tín nhiệm.
Thiện Tuấn Hải bị vứt bỏ bên cạnh trong lòng ngày càng lạnh lẽo.
Tuy rằng vẫn còn rất nhiều lời muốn nói, nhưng thương thuyền cho bọn họ thuê lại không đợi người, sau khi hàn huyên một lúc, thuyền phải lập tức rời đi, đám người Phúc Bảo đứng ở đầu thuyền, lưu luyến không rời vẫn tay chào tạp biệt người thân đang đứng ở bến tàu, chờ thuyền đi xa, hoàn toàn không thấy bóng người, mọi người lúc này với rời khỏi đầu thuyền, ai về phòng người ấy.
Lần đầu đi thuyền cổ đại, đối với Phúc Bảo, đây thực sự là trải nghiệm mới lạ.
Thương thuyền này là sản nghiệp của Vương gia, năm đó Nghiêm Khôn cũng có góp một phần vốn, bởi vậy cũng coi như là hắn có một phần trong thương thuyền này.
Thương thuyền có tổng cộng 3 tầng, một tầng ở dưới boong tàu, là nơi ở chính của nhân công trên thuyền, đồ ăn thức uống trên thuyền cũng được đặt ở tầng này.
Hai tầng còn lại ở trên boong tàu, chủ yếu là một số tiểu thương hoặc là khách lẻ lên thuyền du ngoạn về quê, ở tầng này, mọi người đều ngủ giường chung lớn, nhân công ở tầng này cũng có chút hỗn tạp.
Tầng trên cùng là một số ít những thương nhân lớn, có thân phận, hoặc là giống như Thiện gia và Nghiêm gia, có tiền có thế, chỉ là thuê thuyền để đi ra ngoài giao lưu với quan lại, hương thân.
Dù sao cũng không phải nhà nào cũng có thể tự chuẩn bị cho mình một cái thuyền để di chuyển, nhiều khi muốn đi xa nhà cũng chỉ có thể dựa vào cách thức này để đi đường thủy.
Như vậy, chuyến đi này, tầng một giường chung lớn có giá là 2 lượng bạc, tầng hai còn lại có giá 25 lượng bạc, chênh lệch như vậy cũng có đủ biết hai tầng này cách biệt một trời một vực.
Phòng là Nghiêm Khôn chọn, tổng cộng chọn 2 phòng, Phúc Bảo với Nghiêm Sơn Sinh ở một phòng, Nghiêm Khôn với Thiện Tuấn Hải ở một phòng, còn những tôi tớ đi cùng chuyến này thì ở tầng một giường chung lớn.
Hai gian phòng này ở cạnh nhau, bởi vì trên thuyền đều dùng ván gỗ làm vách ngăn, chỉ cần một giang phát ra tiếng vang, phòng bên cạnh đều có thể nghe rõ ràng, cứ như vậy, nếu lỡ có gặp phải nguy hiểm, hai bên cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau, chỉ là trong chuyến đi này, cặp đôi tiểu phu thê ham muốn làm chuyện gì thì phải cẩn thận một chút, nếu không cha ruột mình ở sát bên, cho dù biết rõ đây là chuyện nhân chi thường tình thì cũng không tránh khỏi xấu hổ.
Phúc Bảo quan sát một vòng gian phòng, cũng coi như là rộng rãi, thoải mái, Phỉ Thúy với Mã Não nhanh chân nhanh tay đổi đồ dùng trên thuyền thành chăn đệm sạch sẽ mà mình mang theo, sau đó lại sang phòng bên cạnh, giúp hai lão gia thay đổi toàn bộ vật dụng.
Chuyến đi này coi bộ kéo dài hơn nhiều so với dự tính của Phúc Bảo, trừ thời gian dừng bên đường để tiếp viện, từ huyện Bá Giang đến kinh thành, ít nhất cũng tốn thời gian nửa tháng, nói cách khác, nửa tháng này bọn họ đều phải sống trên chiếc thuyền này, khó tránh khỏi phải lưu ý một số điểm.
Đến giờ cơm chiều, người một nhà đương nhiên là ngồi ăn cùng nhau.
Đồ ăn trên thuyền đa số hải sản là chủ yếu, bởi vì rau dưa khó bảo quản trong thời gian dài, mà ở trên biển rộng, kiếm hải sản dễ như trở bàn tay.
Đám người Phúc Bảo không quen để nha hoàn hầu hạ dùng bữa, sau khi đồ ăn được bưng lên, cho bọn họ lui xuống, lúc này, món ăn mà nhà thuyền cung ứng cho bọn họ cũng bắt đầu chậm trễ, đồ ăn cũng không được tươi ngon.
Bữa tối có tổng cộng năm món ăn, theo thứ tự là cá hoa vàng hấp, tôm luộc, cải xanh xào tỏi, đậu hủ trộn hành lá, cùng với nước luộc gà.
Trước khi xuất phát, thương thuyền đã chuẩn bị tốt nguyên liệu nấu nướng, năm món ăn này đều nấu nương khẩu vị thanh đạm, đây cũng là vì nghĩ cho hành khách, bởi vì không phải người nào sống lâu trên nước thì cũng có thể thích ứng được tình trạng lênh đênh trên thuyền, nếu như trong các món ăn nêm quá nhiều muối, sẽ dễ khiến cho hành khách cảm thấy không khỏe.
Bởi vì phương pháp chế biến tương đối đơn giản, mấy món ăn đều giữ hương vị tuần túy của nguyên liệu nấu nướng.
Phúc Bảo thích nhất món cá hoa vàng hấp kia, đầu bếp trên thuyền thực sự hiểu rõ về hải sản, cá hoa vàng đem mổ rửa sạch sẽ, sau đó cứa trên thân cá vài đường, cho hành và gừng băm nguyễn lên trên, sau đó rưới sơ rượu và gia vị rồi cho vào lồng hấp, mùi tanh của cá hoa vàng hoàn toàn bị loại bỏ, lại có thể giữ lại mùi vị thơm ngon, độ mềm mịn của bản thân cá hoa vàng một cách triệt để nhất.
Tôm luộc thì không được ngon như vậy, bởi vì tôm này không được tươi, ba món ăn còn lại thì không ngon không dở, còn có thể tạm ăn được.
Thiện gia và Nghiêm gia đều đã từng sống cuộc sống của người bình thường, cho dù hiện tại đã có tiền, nhưng cũng không thích tiêu xài hoang phí, tuy rằng cảm thấy đống đồ ăn này cũng không hợp khẩu vì, nhưng cuối cùng vẫn là ăn hết không chừa lại miếng nào.
Bạn cần đăng nhập để bình luận