Nông Gia Lạc

Chương 71: Công Lao Của Ai

Vốn dĩ, Tưởng bà tử cũng được chia, nhưng khi quay đầu đi, bà liền đem phần quả rừng của mình cất vào trong bình, dự định để dành cho cục cưng của bà từ từ ăn.
Hơn ai hết, bà biết rõ, vì sao lại có đống trái cây này.
Đàn sóc ở chân núi đã sống ở đó hơn trăm năm, sóc già, sóc nhỏ thế hệ nối tiếp thế hệ. Trừ bỏ thời gian phát sinh nạn đói năm đó, thôn dân lân cận không chịu nổi đói khát, lên núi, tìm được thức ăn ở những nơi dự trữ đã bị sóc quên đi, thì về sau, chưa bao giờ có ai lại được lũ sóc tặng quà như thế.
Trước giờ cũng chưa từng nghe nói sóc lấy lương thực ném người. Lần ném này, phải tới hơn 10 cân, tương đương với toàn bộ số lương thực dự trữ của cả một đàn sóc.
Bởi vậy, công thần là ai, chỉ cần xem là biết ngay.
Tưởng bà tử cho rằng, đây chính là công lao của cục cưng của bà, vì thế, bà có một chút cảm giác mang tội. Người khác đều không biết nơi bắt nguồn của niềm vui từ trên rơi xuống này, khiến bà cảm thấy bảo bối nhỏ phải chịu tủi thân, vì thế, bà cũng nên để dành những thứ đồ tốt mà bầy sóc đưa cho cháu gái nhiều một chút, để nàng ăn thật ngon.
Nghĩ vậy, Tưởng bà tử lại cảm thấy đau lòng.
Lúc nãy cháu trai nói, đám con nít đi chung với chúng cũng được chia mỗi đứa một phần như nhau, nói cách khác, cục cưng của bà để người ta tay không đạt được lợi ích lớn như thế, vậy mà chẳng có ai biết, càng chẳng có ai cảm kích.
Các loại quả phỉ mọc trong núi sâu, trừ một ít thợ săn có bản lĩnh, những người khác căn bản không dám chạy vào trong đó để lấy mấy thứ tốt này. Cho nên hiện tại, giá của loại quả rừng này không hề rẻ, có một vài người bán rong chuyên đi thu thập thổ sản của vùng này, để bán lại cho mấy nhà giàu có trong thành, giá cả ngang bằng với thịt heo. Tưởng bà tử tính toán đơn giản một chút, mỗi đứa nhỏ được chia 1 đến 2 cân, nói cách khác, chiếm không lợi ích của cục cưng mười mấy cân quả rừng, đổi thành tiền cũng được một hai lượng.
Không được, không thể nghĩ nữa.
Nhìn một nửa bình quả rừng, Tưởng bà tử ôm ngực, đau tới không thở nổi..
Hơn nửa năm nay, trong nhà nuôi thêm nhiều gà, vịt, heo, dựa vào số gia súc, gia cầm này mà kiếm được không ít tiền, nhưng với Tưởng bà tử tháo vát mà nói, lãng phí 1 đồng cũng đủ khiến bà đau lòng cả ngày.
Tưởng bà tử đoán được chân tướng nên đau lòng, còn Vương Xuân Hoa không rõ ràng chân tướng nhưng cũng đau lòng.
Kia là trái cây con trai nàng nhặt được, vì cớ gì mà phải nộp vào quỹ chung.
Vương Xuân Hoa nhìn đống quả rừng trong tay, nghĩ tới số quả mà Tưởng bà tử thu, số lượng cách xa nhau, vốn dĩ còn nghĩ mình có thể giữ số quả của con trai làm của riêng, Vương Xuân Hoa khỏi nói cũng biết buồn bực thế nào.
“Ây !”.
Nhìn con trai cái gì cũng không hiểu, ngây ngốc như cũ, Vương Xuân Hoa hạ quyết tâm, nhất định phải để đứa con trai này đi học thật tốt, chỉ khi hắn có tiền đồ thì nàng mới có thể ngẩng cao đầu trong cái nhà này.
Hôm nay, đứa nhỏ nhà ngươi có ăn quả rừng không?
Đây là đề tài được bàn luận nhiều nhất trong mấy ngày gần đây ở thôn Bình Liễu.
Trước đây, những người trong thôn có thể ăn được quả rừng quý giá cũng là nhờ những người thợ săn có gan đi vào núi sâu, sau đó chi tiền ra mua đồ từ những người thợ săn đó. Có rất nhiều người, cả đời cũng không biết được quả phỉ, hạch đào trông như thế nào, chứ đừng nói tới nếm thử mùi vị của quả phỉ.
Cha mẹ Tú Liên là người ngoài mới chuyển tới đây, là một trong số những người từ trước đến giờ chưa từng nhìn thấy quả phỉ với hạch đào bao giờ, bởi vậy, khi thấy hai đứa con mang đồ tốt trở về, cũng không thèm trách mắng con gái tại sao không chịu đi hái rau dại với nấm nữa, vui vẻ đi khoe với mọi người trong thôn.
Nàng tiếc những quả phỉ với hạch đào có kích thước lớn, nên chỉ cầm một ít hạt thông nhỏ, đem chia cho vài người hàng xóm, cũng không nhiều lắm, mỗi người chỉ 3 đến 4 hạt, vừa đủ nếm để biết mùi vị thế nào, cũng vừa đủ để bọn họ kết thân với người trong thôn.
Bởi vì Vu gia đưa ra, nên chuyện mấy đứa nhỏ lên núi nhặt được quả rừng không thể giấu, từ trước đến giờ, người trong thôn chưa bao giờ nghĩ tới, vào núi cũng có thể nhặt được thứ tốt như vậy.
Ngay khi tin tức được truyền ra, trong ngày hôm đó, trong thôn liền hết người này tới người khác vào núi, muốn chọc giận đám sóc, để chúng nó lấy những quả quý kia ra, ném bọn họ.
Kết quả lại không như họ tưởng tượng, bọn họ chọc giận bầy sóc, không nhận được quả rừng, lại nhận một đống đất đá nhỏ. Nếu không phải những người vào núi đều là người lớn, thì chắc đã bị thương không nhẹ. Nhưng cho dù là vậy, thì lúc bọn họ chạy ra tới cửa rừng, mặt mũi ai cũng đã trở nên lấm lem.
“Ta thấy, bọn sóc kia điên rồi.”
Một bà tử muốn thu lợi, kết quả bị bầy sóc dạy dỗ cho một trận, tóc tai lộn xộn, tức giận nói với người trong thôn đang vây xem.
“Đúng thế, uổng công chúng ta không đâu lại phải chịu tội như thế.”
Một nam nhân thấp gầy cũng bị tương tự, vừa xoa xoa những chỗ bị ném đau, vừa nhe răng trợn mắt nói.
Có đám người này làm tiên phong, người trong thôn cũng hiểu rõ, lần trước, mấy đứa nhỏ có được mấy thứ quả hạt kia có lẽ chỉ là nhờ may mắn thôi, cũng không còn ai có can đảm để đi chọc đám sóc hẹp hòi, phiền toái đó nữa.
Bây giờ cũng không phải thời điểm có nạn đói, trừ khi bị đưa vào bước đường cùng, không có cách nào khác để sống sót.
Trong thôn họ cũng chưa tới mức chết đói. Mà những năm này, đàn sóc được ăn no uống kĩ, số lượng ngày càng khổng lồ, đặc biệt, dưới chân núi còn có một bầy khỉ, đây mới đích thị là một đám không biết xấu hổ. Trừ khi người dân trong thôn không muốn sống yên ổn, nếu không, chọc phải hai bầy thú này, chúng nó có thể sẽ kéo nhau tới, trộm sạch đồ trong nhà.
Nếu chỉ vì những quả rừng đó, thì không nhất thiết phải gây ra chuyện náo loạn như thế.
Hiện tại, bọn họ chỉ mới nháo nhẹ, thôn trưởng còn chưa nói gì, nhưng nếu nháo lớn, nhất định thôn trưởng và một vài vị trưởng bối trong tộc sẽ đứng ra ngăn cản, quy củ của tổ tông đã truyền lại: không được phép quấy nhiễu cuộc sống của đàn sóc.
Tưởng bà tử ung dung ngồi cắn hạt dưa, nghe mọi người thảo luận về bầy sóc, mặc dù hiểu rõ nhưng không nói, trong lòng sáng tỏ hơn gương.
Một đám oai qua liệt tảo mà cũng muốn được bầy sóc yêu thích, bọn họ cho rằng bọn họ là cục cưng của bà à.
“Vợ Thiết Căn à, nghe nói 3 đứa cháu nhà ngươi cũng lên núi, chắc số quả đó nhà ngươi ăn không hết luôn á nhỉ?”
Người vừa nói chính là bà tử vào rừng không thu hoạch được gì, cũng chính là Vương Lý thị, người có con gái lớn chưa gả chồng, luôn lăm le Thiện Tuấn Hà với Thiện Tuấn Hải, luôn hy vọng Tô Tương với Vương Xuân Hoa xảy ra chuyện.
Năm ngoái, con gái bà đã quá lớn tuổi, không thể cứ tiếp tục chờ nữa, bị bà cương quyết gả cho một người góa vợ ở xa.
- Giải thích câu "Oai qua liệt tảo" là để chỉ những người kì cục, xấu xí. Hết giải thích.
Bạn cần đăng nhập để bình luận