Mạt Thế Năm Thứ Mười
Chương 122
Quả nhiên là thế, Thanh Sơn nói với tôi: "Mấy con này vừa bị bắt, bọn chúng ăn trộm lúa mì, bọn chúng rất xấu xa!" Nói xong lời này, cậu ấy thở phào nhẹ nhõm, biểu cảm hiện giờ của cậu ấy có chút giống với tôi khi còn bé cãi thắng mấy đứa trẻ con trong xóm.
Sáng nay tôi còn thắc mắc vì sao cậu ấy ngồi trong phòng dụng cụ mãi không ra ngoài, hóa ra là cậu ấy làm túi lưới bắt chim. Nhìn mấy con chim sẻ trong túi lưới tôi đột nhiên thấy vui vẻ. Hai ngày nay Thanh Sơn không được vui vẻ lắm, lúc ăn cơm còn nghe thấy cậu ấy nghiến răng nghiến lợi, còn tưởng rằng cậu ấy bị sao, hóa ra là bị đám chim sẻ này chọc giận.
Những năm trước một mình thu hoạch lúa mì, tôi thường cả ngày không được nghỉ ngơi, mệt mỏi thì mắt thâm quầng, sau khi thu hoạch lúa mì sẽ đen sạm và gầy đi, Ngoại trừ phải đề phòng các vấn đề về thời tiết thì tôi còn phải đề phòng mấy thứ đáng ghét nho nhỏ này. Tôi thấy những con chim sẻ này thông minh hơn nhiều so với những con chim sẻ trước đây, mỗi lần phơi lúa tôi đều canh gác rất nghiêm ngặt, có khi tôi canh cả ngày ở đây, quên cả ăn uống, những vẫn bị mấy con chim này trộm đi rất nhiều lúa mì.
Ngoài chim sẻ còn có nhiều loại chim khác đến ăn vụng lúa, tôi tức giận nhưng không thể bắt được chúng. Năm nay đến lượt Thanh Sơn canh giữ lúa mì nên cậu ay cũng tức giận.
Nhưng Thanh Sơn có năng lực hơn tôi, có thể chứng nhận điều đó thông qua túi chim sẻ này. Thanh Sơn vừa uống nước vừa nhìn túi lưới trong tay tôi, có chút phiền muộn, mơ hồ nói: "Vẫn còn mấy con không bắt được."
Tôi thấy chỉ từng này thôi đã là quá giỏi rồi, nên tôi nói: "Tối nay nướng chim sẻ cho cậu ăn."
Thanh Sơn lập tức nói: "Tôi cho cô ăn!"
Tôi nhìn vào đôi mắt lấp lánh của cậu ấy và cười thành tiếng. cậu ấy về ở với chúng tôi chưa được bao lâu, nhưng trông cậu ấy đã khá hơn rất nhiều, không còn gầy gò như trước, vết thương trên eo cũng đã khỏi hẳn, chỉ còn lại một vết sẹo, quan trọng nhất là tinh thần của cậu ấy đã khá hơn rất nhiều, không những nói nhiều mà còn cười nhiều hơn, bây giờ mỗi buổi tối, cậu ấy đều theo Khương Dương chạy quanh bờ của cánh đồng và cười lớn.
Từ một chú chó to xác rụt đầu rụt cổ trở thành một đứa trẻ to xác ngày nào cũng ngốc nghếch vui vẻ.
Buổi chiều, chúng tôi thu dọn lúa mì đang phơi và đi hái sơn trà. Trên cây có rất nhiều trái sơn trà, may hôm trước tôi bận thu hoạch lúa mì, không có thời gian đến xem, quả chín rụng nhiều, lại còn bị chim mổ, còn có rất nhiều vỏ rỗng và hạt.
Tôi hái một giỏ lớn quả sơn trà, định dùng chúng để làm mứt. Sở dĩ mấy lần trước tôi không làm là bởi vì lúc trước khi tôi đang bóc quả sơn trà, tôi nhìn thấy Khương Dương đang háo hức nhìn quả sơn trà trên tay tôi, không nhịn được đút cho thẳng bé.
Thằng nhóc Khương Dương này, tôi đút cho nó ăn cái gì thì nó ăn cái đó, ăn đến phình bụng, chỉ cần tôi cho nó ăn tiếp là nó sẽ há miệng, cho nên mỗi lần tôi đều lo lắng thằng bé ăn no đến chết. Ngoài Khương Dương ra, Thanh Sơn cũng chăm chỉ bóc vỏ quả sơn trà cho tôi, vừa bóc vừa nuốt nước miếng, cho nên tôi bảo cậu ấy muốn ăn thì có thể ăn luôn.
Sau đó vì hái được bao nhiêu là ăn hết bấy nhiêu nên chưa có lần nào tôi làm mứt, lần này tôi bảo Khương Dương và Thanh Sơn đi chơi, một mình ngồi gọt sơn trà. Cắt đôi quả sơn trà đã gọt vỏ, moi bỏ lõi rồi ngầm qua nước muối loãng.
Đổ cả rổ sơn trà vào thau nước sạch rửa sạch, cho vào nồi một ít nước và một nắm lớn đường phèn già giã nhỏ. Vì trái mới hái trên cây thì ngọt nhưng khi chín sẽ chua nên tôi cho nhiều đường phèn già vào để tăng vị ngọt. Trong một cái chảo khác là những chiếc lọ thủy tỉnh đã được làm sạch. Những chiếc lọ này đã được hấp chín và có thể đổ trực tiếp quả sơn trà sau khi chúng nguội đi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận