Xuyên Đến Năm Mất Mùa, Ta Trở Thành Mẹ Chồng Cực Phẩm

Chương 1093: Trình Chiêu kêu gọi quyên tặng sách (1)

Chương đại nhân là Hồng Lư tự khanh tam phẩm, chuyên phụ trách các công việc ngoại giao của triều Đại Vũ. Ông đến đây là vì nghe nói Lâm thái phó tình cờ có được một quyển sách ngoại ngữ nên cố ý đến mượn đọc.
Ông đi theo quản gia vào thư phòng, trước tiên mượn quyển sách vẫn luôn ao ước kia rồi sau đó mới dò hỏi:
"Thái phó đại nhân, có phải Tuệ An nhân đến Kinh Thành không?"
Lâm thái phó vừa nghe liền biết tiểu lão đầu này đang suy nghĩ chuyện gì, mở miệng nói:
"Lão Chương, lần này sợ rằng ngài phải thất vọng rồi. Chất nhi của Tuệ An nhân, cũng chính là thám hoa lang vừa được phong ngày kia sẽ đại hôn, sau hôn lễ Tuệ An nhân sẽ rời Kinh Thành quay về thôn. Sợ là ngài không có cơ hội gặp mặt Tuệ An nhân rồi."
Chương đại nhân thầm nghĩ, quả thật là như vậy.
Tuệ An nhân là nữ tử, một nam tử như ông muốn gặp mặt một nữ tử quả thật không hề dễ dàng.
Nhưng dù sao cũng phải gặp mặt một lần.
Sau khi sao chép lại những ngôn ngữ nước ngoài trên lễ vật mừng thọ vào Vạn Thánh Tiết, ông lại cùng với vài thuộc hạ dưới trướng tìm đọc một số lượng sách lớn mới xác định được chính xác hàm nghĩa. Mặc dù đã biết câu nói kia mang ý chúc thọ nhưng vẫn phải nghiên cứu ra cụ thể hàm nghĩa của từng từ, nhất là ngôn ngữ của nước A Tát Bố. Đất nước này có quan hệ ngoại giao với triều Đại Vũ nhưng lui tới không nhiều lắm nên có rất ít tư liệu dẫn đến rào cản ngôn ngữ và làm trở ngại đến việc tiến thêm một bước trong quan hệ của hai nước.
Ông rất muốn gặp trực tiếp Tuệ An Nhân để trò chuyện tỉ mỉ về ngôn ngữ của nước A Tát Bố, nhất định sẽ có được phát hiện không tưởng tượng nổi.
Chương đại nhân ngừng một lát rồi mở miệng:
"Nếu ngày kia thám hoa lang đại hôn thì ta cũng chỉ có thể mặt dày đến uống một chén rượu mừng."
"Vậy ngài có thiếp mời không?"
Lâm thái phó buồn cười nói:
"Không có thiếp mời mà còn tới cửa tham dự tiệc mừng sẽ được xem như quấy nhiễu, tất nhiên Trình gia sẽ không sắp xếp vị trí trước cho ngài, đến lúc đó không phải làm cho thám hoa lang hoảng hốt tự trách sao?"
Chương đại nhân nhăn mày, không mời mà tự đến quả thật không hợp lễ nghi, xem ra còn phải nghĩ cách để có được một tấm thiếp mời.
Ngày sau là đã đại hôn rồi, chỉ có thời gian một ngày ngắn ngủi, chạy đi đâu để tìm thiếp mời bây giờ?
"Nghe nói chiều hôm nay Trạng nguyên lang tiểu Phó đại nhân tổ chức hội thơ, thám hoa lang Trình đại nhân cũng sẽ đến."
Lâm thái phó có lòng tốt nhắc nhở:
"Lão Chương, hay ngài nói với tân lang quan một tiếng, chẳng lẽ tân lang quan còn có thể không gửi thiếp mời cho ngài sao?"
Chương đại nhân lập tức đứng dậy:
"Ý kiến hay, ta đi ngay đây."
Ông cầm sách ngoại ngữ theo, hấp tấp đi ra ngoài.
"Tiểu lão đầu này...."
Lâm thái phó lắc đầu:
"Tuổi đã cao rồi mà còn tham gia hội thơ của người trẻ tuổi, vì thứ tiếng nước ngoài như gà bới này mà làm ra những cử chỉ điên rồ."
Đích tử của Phó gia, Phó Triết Lý vốn là nhân tài kiệt xuất trong nhóm văn nhân, bây giờ hắn là tân khoa Trạng nguyên, nhậm chức ở Hàn lâm viện, có thể nói là tiền đồ thênh thang. Hắn đứng ra tổ chức hội thơ, đương nhiên tất cả những người được mời đều đến đông đủ, mà những người không được mời cũng nghĩ đủ mọi cách để được tham dự. Khắp nơi trong biệt viện của Phó gia đều là văn nhân nhã sĩ, cực kỳ náo nhiệt.
Trình Chiêu ở đám người bên trong mang đến cảm giác như hạc giữa bầy gà.
Trước đây hắn rất ít khi tham gia hội thơ kiểu này, cũng không quen biết ai cả nhưng thân phận của hắn vẫn còn đó nên không ngừng có người đến tìm hắn hàn huyên.
"Nếu mọi người đã đến đông đủ, vậy chúng ta bắt đầu làm thơ đi."
Phó Triết Lý cười sảng khoái nhìn mọi người:
"Lấy một nén nhang làm thời gian giới hạn, lấy dân làm đề, không giới hạn vần chân, bây giờ bắt đầu."
Hạ nhân tiến lên châm một nén nhang rồi cắm vào trong lư hương.
Những văn nhân ở đây lập tức trầm tư suy nghĩ, hội thơ trước đây bọn họ tham gia vẫn luôn lấy hoa hoa cỏ cỏ làm đề, đây là lần đầu tiên làm thơ có liên quan đến "dân".
Đề này không dễ làm, dàn ý phải bao quát, không thể lệch ý chính nếu không chắn chắn sẽ bị vạch tội.
Ví dụ như nhắc tới dân liền nghĩ đến nông dân, nhưng có thể miêu tả nông dân mệt như thế nào khổ ra sao ư? Nếu như thật sự viết như vậy thì chính là nghi ngờ sự hưng thịnh của triều Đại Vũ.
Cho nên chỉ có thể viết theo chiều hướng tốt, viết về tầm quan trọng của dân, viết về sự cống hiến và cần cù chịu khó của dân, cuối cùng còn phải tâng bốc sự phồn vinh và hùng mạnh của đất nước.
Một nén nhang cháy hết, những người ở đây cơ bản đều đã làm ra một bài thơ hoàn chỉnh, các văn nhân tụ tập cùng nhau, chuyền tay nhau đọc và bình luận những bài thơ vừa làm, cùng nhau chọn ra ba vị trí đầu tiên.
Một người xem từng bài từng bài một, kết quả phát hiện những bài thơ này đều na ná giống nhau, những ý tứ muốn truyền đạt cũng không khác gì mấy.
Bạn cần đăng nhập để bình luận